Hoạt động dạy và học :: 16/05/2016
Tổng kết 3 năm thực hiện Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam
Ngày 16/5/2016, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện mô hình trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt là mô hình VNEN).
Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trường Bộ GD&ĐT phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Dự Hội nghị có Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trường Bộ GD&ĐT, lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ Giáo dục trung học Bộ GD&ĐT; Ban Quản lý Mô hình trường học mới tại Việt Nam. Dự và chỉ đạo Hội nghị có Nhà giáo Bùi Trọng Đắc – TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT; Nhà giáo Đặng Quang Ngàn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, các đồng chí Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ Sở, lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện, thành phố cùng Hiệu trưởng của 62 trường tiểu học đầu tiên của tỉnh Hòa Bình tham gia Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam.
Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học… Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Sự thành lập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất cần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội, sự tích cực, trách nhiệm của học sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.
Nhà giáo Bùi Trọng Đắc – TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu Khai mạc Hội nghị
Năm học 2011 – 2012, Hòa Bình là 1 trong 6 tỉnh được Bộ GD&ĐT chọn thí điểm triển khai mô hình VNEN đối với 8 lớp 2 của 4 trường tiểu học thuộc Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn. Năm học 2012–2013, toàn tỉnh có 62 trường học đăng ký thực hiện, đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 147/238 trường tiểu học theo mô hình VNEN, tỷ lệ 61,8%, trong đó có 62 trường thuộc dự án và 85 trường tiểu học nhân rộng. Mô hình VNEN đã giúp cho kết quả học tập của học sinh chuyển biến rõ rệt về chất trên cả 3 mặt: đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, phát triển năng lực và hình thành phẩm chất. Trong những năm vừa qua, Ban quản lý dự án Trung ương đã cấp cho tỉnh hơn 31 tỷ đồng thực hiện dự án, UBND tỉnh chi 800 triệu đồng vốn đối ứng của địa phương phục vụ hoạt động của dự án. Vốn của dự án cấp trực tiếp cho 62 trường thụ hưởng dự án hàng năm trong đó tập trung vào quỹ I hoạt động chuyên môn và tăng cường cơ sở vật chất với 4000 USD/trường/năm và 1000 USD/điểm lẻ/năm, quỹ II hỗ trợ bán trú cho học sinh 8 điểm trường với 4000 USD/điểm trường/năm và tăng cường tiếng Việt cho học sinh 14 trường thụ hưởng dự án.
Qua 3 năm triển khai, 100% các trường thuộc dự án và các trường nhân rộng đã tổ chức hiệu quả việc phối hợp với cha mẹ học sinh và học sinh trong xây dựng, sắp xếp công cụ lớp học, góc thư viện, nội quy lớp học, hộp thư chia sẻ… định hướng cho các trường, giáo viên dựa vào tình hình thực tế của nhà trường và các yếu tố sẵn có tại địa phương, tại lớp học để trang trí, xây dựng các yếu tố trong lớp một cách hiệu quả. 100% giáo viên nắm vững phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá, phát triển kiến thức, kỹ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Phần lớn giáo viên linh hoạt chủ động điều chỉnh nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh, thực hiện ghi chép nhật ký ở mỗi bài dạy để điều chỉnh, rút kinh nghiệm khi gặp những vướng mắc về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động theo tài liệu; tích cực nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và tích cực dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm; giáo viên đã hạn chế được thói quen giảng giải, thuyết trình mà tập trung vào việc quan sát, hướng dẫn, tổ chức hoạt động tự học cá nhân, cặp đôi, theo nhóm. Đối với học sinh, dự án đã thay đổi được thói quen học tập, rèn luyện, phát huy tối đa vai trò chủ động tích cực của học sinh, cùng với sự chỉ dẫn của tài liệu hướng dẫn học, sự trợ giúp của giáo viên và các bạn học cùng nhóm. Học sinh đã tự giác trong học tập, biết tự học, tự đánh giá, tự tin, tự trọng, tự quản và biết tự giải quyết vấn đề. Học sinh biết gắn kết giữa nội dung học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dựng của mỗi bài học…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã đánh giá cao kết quả ngành GD&ĐT Hòa Bình đạt được trong những năm qua, đặc biệt là trong triển khai mô hình trường học VNEN. Trong những năm tiếp theo, để tiếp tục triển khai mô hình trường học mới một cách hiệu quả, Thứ trưởng nhấn mạnh ngành Giáo dục Hòa Bình cần tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như sau: Trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu, nội dung, phương thức và hiệu quả của việc triển khai mô hình; hướng dẫn các trường tiểu học đang triển khai mô hình áp dụng toàn bộ hoặc từng phần mô hình, đánh giá kết quả, tổng kết các kinh nghiệm thực hiện; đồng thời tăng cường công tác tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường, cụm trường, cấp huyện, cấp tỉnh để trao đổi về chuyên môn; nhân rộng cá nhân, tập thể điển hình về thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới; thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp nhằm đầu tư cơ sở, vất chất, trang thiết bị để đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy học theo mô hình; 100% học sinh có đủ sách để học tập; tích cực triển khai đổi mới dạy học lớp 1 theo bộ tài liệu tiếng Việt 1 - công nghệ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng tiếng Việt cho học sinh và tạo sự đồng bộ cho việc triển khai áp dụng mô hình trường học mới (VNEN) cho những năm học tiếp theo…
Nhà giáo Bùi Trọng Đắc – TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT trao giấy khen cho các cá nhân, tập thể
có thành tích xuất sắc trong thực hiện dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam, giai đoạn 2013 – 2016.
Tại hội nghị, Sở GD&ĐT đã tặng Giấy khen cho 20 tập thể và 48 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2016.
Văn Hùng
Văn phòng - Sở GDĐT
132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU
Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.
Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non
Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.
Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.
Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế
Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn
Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.
Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh
Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.