Hoạt động dạy và học :: 24/02/2025
Cô giáo tâm huyết với bảo tồn, gìn giữ trò chơi dân gian dân tộc Thái
Những năm qua, bên cạnh công tác giảng dạy, cô giáo Lò Thị Minh Thi, Trường mầm non xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã dành nhiều thời gian và tâm huyết cho việc gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Thái thông qua các trò chơi dân gian.

Cô giáo Lò Thị Minh Thi (ngoài cùng bên phải) cùng các cô giáo Trường mầm non xã Tòng Đậu (Mai Châu) tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh.
Trò chơi dân gian không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Trẻ em qua những trò chơi dân gian học được cách tương tác, làm việc nhóm, biết cách thể hiện cảm xúc và nâng cao sự sáng tạo. Những trò chơi như nhang tin kheo (đi cà kheo), phăng ken (giấu que), tục mọc tục hạp (chơi trốn tìm)... mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái và chứa đựng những giá trị giáo dục sâu sắc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi các trò chơi điện tử, trò chơi hiện đại khác dần thay thế những trò chơi dân gian, việc bảo tồn, gìn giữ những trò chơi này trở nên vô cùng cần thiết. Và chính những giáo viên mầm non như cô giáo Lò Thị Minh Thi đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì, phát huy trò chơi dân gian qua các giờ học.
Cô giáo Thi chia sẻ: "Khi bắt đầu công tác giảng dạy lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, tôi nhận thấy trẻ chưa thực sự hiểu và yêu thích các trò chơi dân gian của dân tộc mình, chưa có sự gắn kết giữa trẻ với trẻ. Vì thế tôi đã đưa những trò chơi này vào các giờ học để các em vui chơi, gìn giữ nét đẹp văn hóa qua các trò chơi dân gian của dân tộc Thái".
Để hiểu sâu hơn và cải tiến, đưa các trò chơi dân gian dân tộc Thái vào giảng dạy, cô giáo Thi đã gặp những người cao tuổi trong vùng tìm hiểu và ghi chép lại tỉ mỉ cách chơi, những bài đồng dao gắn liền với các trò chơi. Cô cũng nhờ những người cao tuổi dân tộc Thái chơi mẫu và hướng dẫn cách chơi, luật chơi với những trò chơi có luật như tò bi, ông hô ông hột...
Sau khi nắm rõ và cải tiến trò chơi phù hợp với trẻ 3 - 4 tuổi, cô giáo Thi tổ chức hoạt động ngoại khóa ngoài trời cho các em tham gia chơi trò chơi dân gian. Mỗi trò chơi đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của trò chơi đến cách thức tham gia sao cho đúng.
Ngoài việc tổ chức các trò chơi dân gian trong lớp học, cô giáo Thi khuyến khích các bậc phụ huynh tham gia chơi cùng con, hướng dẫn cách bảo tồn, truyền dạy trò chơi cho con tại gia đình, từ đó tạo sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường cùng giữ gìn những nét đẹp truyền thống.
Cô giáo Hà Thị Thôn, Hiệu trưởng Trường mầm non xã Tòng Đậu chia sẻ: "Tuy mới về công tác tại trường nhưng cô giáo Thi rất ham học hỏi từ đồng nghiệp và tự học qua internet. Với chuyên môn tốt, cô giáo Thi được phụ huynh học sinh tin tưởng. Việc phát huy các trò chơi dân gian dân tộc Thái của cô đã góp phần xây dựng môi trường lành mạnh cho trẻ trong độ tuổi mầm non, trẻ thực sự hứng thú khi được tham gia các trò chơi thực tế ngoài trời”.
Bên cạnh đó, việc tham gia các trò chơi dân gian còn giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện. Các trò chơi như "chạy đua", "đẩy gỗ", "cào cào" đều yêu cầu trẻ vận động nhiều, giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh. Đây là những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ em trong độ tuổi mầm non. Tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non cấp tỉnh năm học 2024 - 2025, cô giáo Lò Thị Minh Thi đoạt giải nhì với báo cáo đổi mới "Biện pháp góp phần giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc Thái thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian trong hoạt động chơi ngoài trời tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi Trường mầm non xã Tòng Đậu”.
Với sự tận tâm, yêu nghề, nhiệt huyết, cô Lò Thị Minh Thi đã và đang góp phần quan trọng trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, qua những trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn hình thành tình yêu, niềm tự hào với những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
Theo La Hưng - Báo Hoà Bình
Sở GDĐT
Văn phòng
Văn phòng
132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU
Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.
Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non
Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.
Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.
Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế
Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn
Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.
Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh
Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.