Hoạt động dạy và học :: 06/08/2024
Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.

Giờ đọc sách tại thư viện trường tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. (Ảnh: THẾ ĐẠI)
Tại tiết đọc thư viện, giáo viên được trao quyền chủ động, linh hoạt trong quá trình triển khai; học sinh có kỹ năng và thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Thư viện trường học là bộ phận cơ sở vật chất thiết yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Thư viện trường học tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, hình thành văn hóa đọc, văn hóa cộng đồng trong trường phổ thông.
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình chia sẻ: Tiết đọc thư viện giúp học sinh tiểu học trở thành người đọc độc lập, có kỹ năng đọc, thói quen đọc, trở thành người học tập suốt đời và góp phần xây dựng văn hóa đọc trong trường tiểu học. Đồng thời, tiết đọc thư viện tăng cường năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh tiểu học, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cá nhân.
Từ những thư viện mẫu, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã học tập, xây dựng, triển khai để công tác giáo dục tiết đọc thư viện cho học sinh trong các nhà trường ngày càng khoa học và bám sát mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đại diện Trường tiểu học Quỳnh Hậu (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) cho biết: Để tạo hứng thú đọc sách cho học sinh, nhà trường đã đầu tư, xây dựng thư viện với không gian xanh, thoáng mát, sinh động.
Từ những "kho” chứa sách ban đầu, thư viện được mở rộng về diện tích, thiết kế sáng tạo, đẹp mắt, tạo ra không gian, môi trường đọc sách thân thiện với học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự tìm hiểu và phân tích thông tin. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chia sẻ về hiệu quả của tiết đọc thư viện mang lại, cô giáo Nguyễn Thị Phương Lan, giáo viên Trường tiểu học Tây Sơn (huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) chia sẻ: Đọc sách là cách tốt nhất để làm giàu vốn từ vựng của học sinh.
Hằng tuần, giáo viên sử dụng sáng tạo, linh hoạt nhiều hình thức như: Đọc to nghe chung, cùng đọc, đọc cá nhân, đọc nhóm đôi. Việc đọc đã giúp học sinh được rèn luyện đọc và trải qua quá trình thẩm thấu văn bản, yêu thích đọc sách hơn, hứng thú khi tham gia giờ đọc sách thư viện.
Thông qua tiết đọc giúp học sinh nâng cao kỹ năng đọc, các em tích lũy được vốn từ, khả năng sáng tạo và được giáo dục đạo đức, kỹ năng sống ngay từ lứa tuổi tiểu học. Đồng thời, các em còn được hình thành thói quen đọc sách, phát huy văn hóa đọc trong trường tiểu học.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiết đọc thư viện là tiết học có độ dài theo đúng quy định cho trường tiểu học do giáo viên hoặc nhân viên thư viện thực hiện. Thông qua tiết đọc thư viện, học sinh được trải nghiệm tích cực với việc đọc, các em được tham gia, trả lời câu hỏi, đưa ra ý kiến của mình về nội dung, nhân vật trong câu chuyện.
Với tiết đọc thư viện theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, giáo viên sẽ được cung cấp, tiếp cận kiến thức, công cụ một cách tổng hợp, toàn diện, được trao quyền chủ động, linh hoạt trong quá trình triển khai, qua đó bám sát hơn mục tiêu phát triển của chương trình.
Phó Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trịnh Hoài Thu cho biết: Nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm đến hoạt động thư viện trường tiểu học với mong muốn xây dựng thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông, nhiều mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh được thiết lập và triển khai trong các trường tiểu học.
Tiết đọc thư viện nói riêng, hoạt động thư viện nói chung được coi là giải pháp quan trọng để học sinh tự học, tự nghiên cứu, hình thành kiến thức, kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Theo Báo Nhân Dân
Sở GDĐT
Văn phòng
Văn phòng
132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU
Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.
Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non
Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.
Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.
Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế
Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn
Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.
Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh
Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.