Hoạt động dạy và học :: 20/08/2011

Khăn quàng thắm vai em

Chiếc Khăn quàng đỏ mãi mãi là một phần của lá cờ Tổ quốc thắm máu cha ông, nhưng hiện nay, một số ít học sinh và Đội viên chưa cảm nhận hết được lòng tự hào khi được mang khăn quàng đỏ trên vai.
         Khăn quàng đỏ là biểu tượng Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cũng như một số tổ chức Thiếu niên ở những nước cộng sản, Khăn quàng đỏ thường là một miếng vải màu đỏhình tam giác cân, thường làm từ vải bông. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của Đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ cũng như một số loại trang phục khác, có ý nghĩa là biểu trưng cho một tập thể, một tổ chức nào đó, hoặc biểu thị cho một tư cách, địa vị xã hội. Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đeo khăn quàng đỏ là biểu trưng cho việc mình đã gia nhập tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong. Ngoài ý nghĩa đó, 3 góc của chiếc Khăn quàng đỏ hình tam giác còn được nhiều người theo chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội cho là biểu trưng của sự liên kết giữa 3 thế hệ trong gia đình và 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội bao gồm: thế hệ cha - thế hệ anh - thế hệ em tương ứng với 3 tổ chức Đảng Cộng Sản - Đoàn Thanh niên Cộng Sản - Đội thiếu niên tiền phong. Đây là điều mà trước đây, các gia đình có 3 thế hệ theo lý tưởng của Đảng Cộng Sản rất tự hào khi đeo Khăn quàng đỏ.
 


         Nhớ lại trước đây, khi chúng tôi được vinh dự kết nạp vào Đội thiếu niên tiền phong. Hồi hộp và vui mừng suốt đêm, háo hức chờ đợi đến giây phút đầu tiên được đeo Khăn quàng đỏ. Tuy lúc bấy giờ còn khó khăn, khăn quàng đỏ được may từ loại vải thô, hơi sần sùi, lại được cắt khá nhỏ. Nhà có nhiều anh em đi học thì khi anh lên lớp lớn hơn sẽ nhường lại cho các em sau hoặc các anh lớn tuổi trao lại. Đến khi chúng tôi lần đầu được đeo thì chiếc khăn quàng đỏ đã ngả màu với nhiều vết nhăn lỗ chỗ trên nền vải. Càng nhớ hơn mỗi lần thắt khăn trên cổ áo là rất khó khăn bởi nếu thắt không đúng cách thì sẽ không có được hai dải kéo xuống, và không thể rút khi tháo ra. Để tự tay thắt khăn quàng, chúng tôi phải học chi ly từng động tác của các anh chị, của thầy cô giáo hướng dẫn. Nhưng thật khổ, cứ mỗi lần thắt xong là không thể tháo ra được. Vậy là tự chúng tôi biết rằng mình vẫn chưa thắt đúng cách. Và rồi về sau vì vinh dự và trách nhiệm chúng tôi còn thi nhau xem ai thắt nhanh và đúng kỹ thuật. Và rồi ai cũng chiến thắng, chẳng ai là không biết thắt và cũng chẳng ai là thắt sai kỹ thuật cả. Chiếc khăn quàng đỏ là một hành trang luôn bên mình khi chúng tôi đến trường. Điều vẫn còn khắc như in trong tâm trí chúng tôi là lời cô dạy: chiếc khăn quàng là một phần của lá cờ Tổ quốc! Chính khi hiểu được biểu tượng này, ai trong lứa tuổi chúng tôi cũng trân trọng và cảm nhận sự thiêng liêng khi được mang hình ảnh cờ Tổ quốc trên vai.



         Chiếc Khăn quàng đỏ mãi mãi là một phần của lá cờ Tổ quốc thắm máu cha ông, nhưng hiện nay, một số ít học sinh và Đội viên  chưa cảm nhận hết được lòng tự hào khi được mang khăn quàng đỏ trên vai. Khăn quàng đỏ có ý nghĩa to lớn như vậy, nhưng hiện nay, nhiều em học sinh khi được hỏi về ý nghĩa của Khăn quàng đỏ có lẽ không phải học sinh nào cũng nói được ngay. Mỗi ngày, trên đường đi ngang qua cổng trường hay đi trên đường phố, tình cờ bắt gặp những chiếc Khăn quàng trên vai các em mà không khỏi chạnh lòng. Chiếc Khăn quàng đỏ nhàu nhĩ, cũ kỹ và dính nhiều vết mực, chưa kể các em chưa biết thắt khăn. Một số em đeo không đúng kỹ thuật “thắt nút chó” theo cách gọi chỉ kỹ thuật đeo bị lỗi. Tại một số ít trường Tiểu học hiện nay, việc kết nạp Đội cho các em học sinh chỉ hết sức bình thường và các cháu coi việc vào Đội là đương nhiên chứ không phải là sự phấn đấu gì, vì thế, các cháu không ý thức được sự hiện diện của chiếc khăn quàng trên vai. Quả thật, nếu có để ý mới thấy, chiếc khăn quàng của đội viên trong một số ít trường hiện nay đang bị dần mất đi sự thiêng liêng vốn có.



          Nhiều giá trị cuộc sống giờ đã ít nhiều thay đổi cũng từ những lối nghĩ và hành động chưa đúng của một số học sinh trong việc đeo khăn quàng đỏ, nguyên nhân chính do người lớn, thầy giáo, cô giáo, Tổng phụ trách Đội chưa quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể từ việc hết sức nhỏ bé là thắt khăn, giữ gìn, bảo vệ khăn quàng đỏ đến những việc lớn hơn như ước mơ và hoài bão. Một khi Đội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh mang trên vai chiếc Khăn quàng đỏ mà chưa hiểu hết giá trị và ý nghĩa của biểu trưng thì việc giáo dục cho các em chưa đạt hiệu quả như mong muốn, chưa nói đến việc nói khái quát cao hơn là giáo dục các em nhớ về nguồn cội, nhớ về sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cha ông hun đúc nên truyền thống của một dân tộc anh hùng.
          Khắc phục được nhược điểm trên, giúp các em đội viên mỗi lần thắt chiếc khăn quàng đỏ lên vai, các em sẽ  luôn ý thức được mình phải giữ gìn, trân trọng giá trị biểu trưng của khăn quàng đỏ. Mong sao, biểu trưng Khăn quàng đỏ mãi mãi là biểu tượng cao đẹp theo các em đi cùng năm tháng.
 
          Hồng Mạc
Văn phòng - Sở GDĐT

132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học

Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU

Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.

Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non

Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.

Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.

Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế

Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn

Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.

Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh

Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.