Hoạt động dạy và học :: 03/08/2014
Tiếp tục thực hiện có kết quả “Năm giáo dục vùng khó khăn”
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với các trường học vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, Sở GD&ĐT đã chọn hai năm 2013, 2014 là "Năm giáo dục vùng khó khăn".
Nhà giáo Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT thăm các lớp học vùng khó khăn
Mục đích thu hẹp khoảng cách về chất lượng và hiệu quả đào tạo giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Sau gần hai năm triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp, biện pháp đồng bộ, phù hợp toàn ngành đã đạt một số kết quả quan trọng. Các giải pháp, biện pháp thực hiện trong "Năm giáo dục vùng khó khăn" tập trung vào các nhiệm vụ then chốt, chủ yếu phù hợp với địa bàn, điều kiện tự nhiên xã hội của địa phương.
Trước hết, tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên hướng về cơ sở, tập trung vào việc thực hành của giáo viên. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn cụm trường, theo môn học, theo hướng tập trung vào học sinh để rút kinh nghiệm, tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Triển khai chương trình đảm bảo chất lượng trường học, mô hình trường học mới, dạy học chương trình tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục; triển khai áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực. Xây dựng và triển khai kế hoạch đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Các cơ sở giáo dục trung học tổ chức tốt hoạt động "Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học", trong đó đặc biệt quan tâm đối với các lớp đầu cấp nhằm giúp học sinh làm quen với điều kiện học tập, sinh hoạt và tiếp cận phương pháp dạy học và giáo dục trong nhà trường, tổ chức các hoạt động để tạo môi trường học tập gần gũi, thân thiện đối với học sinh. Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số và dạy học sát với khả năng, trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu. Tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nẵm vững bản chất. Tổ chức Đoàn cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đi dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với các trường đặc biệt khó khăn tại 10 huyện.
Xây dựng đội ngũ cán bộ thường trực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQl, giáo viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên các TTHTCĐ; tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ TTHTCĐ. Tham mưu với các cơ quan chức năng để phối hợp kiện toàn, xây dựng mô hình TTHTCĐ hoạt động theo hướng kết hợp với Nhà văn hóa, điểm Bưu điện văn hóa xã. Tăng cường huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ nguồn xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động của các TTHTCĐ. Tiêu biểu như huyện Lạc Sơn, năm 2013 đã xây mới 8 TTHTCĐ với kinh phí trên 20 tỷ đồng. Mở rộng địa bàn hoạt động của TTHTCĐ theo hướng đưa các lớp học, các hoạt động của trung tâm về các thôn, bản tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học tập. Các TTHTCĐ đã kết nối với các Câu lạc bộ phát triển cộng đồng thôn; lồng ghép qua các buổi họp xóm, bản, tổ, các cuộc họp của các ban, ngành, đoàn thể tổ chức điều tra thông tin nắm bắt nhu cầu học tập của người lao động. Chủ động mở các chuyên đề nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, người lao động trên địa bàn. Trong năm 2014, có 12 TTHTCĐ các xã thuộc vùng khó khăn huyện Tân Lạc đã mở được 87 lớp học chuyên đề với 8.320 học viên tham gia; các TTHTCĐ huyện Yên Thủy đã tổ chức được 21 chuyên đề với các nội dung phong phú, lồng ghép 14 chuyên đề với các Hội nghị chuyên đề của xã. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể để tổ chức biên soạn tài liệu, học liệu địa phương, tài liệu tham khảo, các chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ tại TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện cho người dân học tập theo nhu cầu. Củng cố và phát triển mạng lưới các Câu lạc bộ phát triển cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia học tập ngay tại thôn, bản. Tiêu biểu là các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi.
Học sinh vùng khó khăn đến trường tìm con chữ (Hình ảnh minh họa)
Coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tiếp tục xây dựng Đề án vị trí việc làm; tiếp tục rà soát đội ngũ giáo viên, nhân viên các trường học và tham mưu với UBND huyện, thành phố xét tuyển giáo viên, nhân viên đảm bảo theo yêu cầu. Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ quản lý trong toàn ngành và xét tuyển biên chế cho 100 giáo viên mầm non, Tin học, nhân viên kế toán, thư viện, thiết bị, văn thư, y tế học đường cho các trường Mầm non, Tiểu học, THCS. Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên vùng khó khăn phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với điều kiện địa phương. Năm 2013, các phòng GD&ĐT đã tích cực tham mưu với UBND huyện, thành phố chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên vùng đặc biệt khó khăn đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (Lạc Sơn: cử 5 cán bộ quản lý tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, 8 giáo viên đi học đại học, 22 giáo viên đi học cao đẳng, 2 giáo viên tiếng Anh đi bồi dưỡng nâng cao năng lực tại Philipine, 15 giáo viên tiếng Anh đi bồi dưỡng nâng cao năng lực trong nước; Cao Phong: cử 27 giáo viên đi học Trung cấp, 68 CBQL,GV đi học cao đẳng, 48 CBQL,GV đi học đại học; Thành phố cử 19 cán bộ, giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ...)
Những công trình thể hiện sự chăm lo cho giáo dục vùng khó khăn
Chủ động bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bổ sung cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết cho các trường vùng đặc biệt khó khăn. Chuẩn bị cho năm học 2013-2014, các Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện điều động cán bộ quản lý, giáo viên từ vùng thuận lợi đến vùng đặc biệt khó khăn (Huyện Lạc Sơn điều động 45 CBQL, giáo viên có kinh nghiệm, là giáo viên dạy giỏi các cấp đi tăng cường cho các trường vùng đặc biệt khó khăn). Tăng cường vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; chú trọng việc tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn. Tổ chức cho đoàn cán bộ quản lý, giáo viên đi trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT tại một số trường khó khăn của tỉnh Lạng Sơn.
Chú trọng công tác đầu tư nguồn lực phát triển giáo dục. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục vùng khó khăn từ các nguồn vốn, các chương trình, các dự án... Đối với huyện Lạc Sơn, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường vùng khó khăn thông qua các chương trình, dự án với tổng kinh phí trên 11 tỷ đồng; huyện Yên Thủy: đầu tư xây dựng 01 nhà hiệu bộ, 14 phòng học, 2 nhà vệ sinh, 1 công trình nước sạch cho các trường vùng khó khăn; huyện Cao Phong: Dự án Childfund xây dựng nhà lớp học và công trình phụ trợ trị giá 2,1 tỷ đồng; ngân sách huyện đầu tư xây dựng nhà lớp học và các hạng mục phụ trợ cho các trường mầm non Tây Phong, Dũng Phong, Nam Phong với tổng kinh phí 17,6 tỷ đồng; đang làm thủ tục đầu tư xây dựng cho 7 công trình với dự kiến kinh phí 34,4 tỷ đồng; mua sắm thiết bị cung cấp cho các trường mầm non 1,9 tỷ đồng; huyện Mai Châu: Năm 2013 tổng kinh phí đầu tư cho các xã vùng 135 là 9.891 triệu đồng, phát động CB, GV, NV toàn ngành ủng hộ giáo dục vùng khó khăn số tiền quyên góp trên 85 triệu đồng. Huy động từ nguồn ủng hộ xã hội hóa giáo dục 3 bộ máy tính trị giá 36 triệu đồng cho 3 trường học trị giá 10 triệu đồng; huyện Tân Lạc: tổng kinh phí xây dựng nhà đa năng, nhà hiệu bộ, phòng học chức năng, hạng mục phụ trợ cho các trường vùng khó khăn là 19.282 triệu đồng.
Những ngôi trường ở vùng đặc biệt khó khăn mới được xây dựng
Tiếp tục đầu tư xây dựng trường học vùng khó khăn đạt chuẩn quốc gia gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Năm 2014, huyện Lạc Sơn công nhận 01 trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn đầu tiên đạt chuẩn; huyện Cao Phong công nhận 01 trường tiểu học, 01 trường mầm non; huyện Kim Bôi công nhận 1 trường tiểu học vùng khó khăn đạt chuẩn quốc gia. Xây mới thêm nhiều Nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh; tăng cường các điều kiện đảm bảo nước sạch trong các nhà trường vùng khó khăn. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học các trường vùng khó khăn được tăng cường thêm một bước mới. Nhiều trường vùng khó khăn khang trang, sạch đẹp như các trường vùng thuận lợi. Một số xây dựng theo hướng hiện đạt chuẩn, đảm bảo các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
Coi trọng công tác Đảng, đoàn thể quần chúng trong trường học. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ cấp ủy, nâng cao chất lượng, năng lực công tác của đội ngũ CBQL,GV,NV là đảng viên. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường vùng khó khăn. Xây dựng Chi bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh, củng cố các tổ chức Đảng trong trường học vùng khó khăn. Tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo viên, nhân viên. Quan tâm, chăm lo công tác xây dựng đảng trong trường học, chú trọng kết nạp đảng viên là giáo viên, là cán bộ nữ, là người dân tộc thiểu số. Gắn trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Tiêu biểu như huyện Yên Thủy, vận động mỗi đảng viên giúp đỡ 2 học sinh yếu, kém, mỗi giáo viên giúp đỡ 1 học sinh yếu, kém. Gắn sự tiến bộ của học sinh yếu kém đó với công tác thi đua của mỗi đảng viên, mỗi giáo viên. Chi bộ các nhà trường đã quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị chính trị; Công đoàn quan tâm, đề xuất đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, xét nâng bậc lương, giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức cho người lao động, thực hiện tốt vai trò bảo vệ quyền lợi chính đáng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CB, GV, NV trong các tổ chức Công đoàn cơ sở; phấn đấu xây dựng tổ chức công đoàn thành một khối đoàn kết, thống nhất và hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực để tăng cường thu hút nguồn lực xây dựng ngành, cùng có trách nhiệm trong giải quyết khắc phục những yếu kém trong ngành. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và phát triển giáo dục vùng khó khăn. Các tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đi vào hoạt động có nền nếp. 100% đoàn viên, đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; có 74 cán bộ, giáo viên vùng khó khăn đã được kết nạp vào Đảng CSVN. Đến nay, 100% các trường vùng khó khăn, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là Đảng viên.
Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước. Phát động phong trào thi đua với chủ đề "Quan tâm, giúp đỡ giáo viên, học sinh vùng khó khăn". Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các nhà trường, thực hiện tốt việc kết nghĩa giữa các trường thuận lợi với các trường vùng khó khăn nhằm tăng cường giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 100% các trường vùng khó khăn tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Huyện Tân Lạc, Công đoàn Giáo dục Tân Lạc đã tổ chức thành công chương trình giao lưu "Tiếng hát nhà giáo vùng khó khăn" và tổ chức kết nghĩa 38 trường thuận lợi với 36 trường khó khăn; huyện Lạc Sơn có 43 trường vùng đặc biệt khó khăn kết nghĩa với trường thuận lợi, và đã được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, nhà hảo tâm tặng quà cho cán bộ giáo viên, học sinh với số tiền trên 100 triệu đồng. Huyện Kim Bôi, tổ chức kết nghĩa giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa trường thuận lợi với trường vùng khó khăn, trao quà, quyên góp (giầy, dép, quần áo ấm, sách vở, đồ dùng học tập) cho học sinh trường vùng khó khăn, Công ty Ladoda (Hà Nội) tặng 10 triệu đồng, 50 chiếc cặp da; Tổ chức Childfund tặng 51 chiếc xe đạp và nhiều quần áo, giầy dép, mũ mùa đông; Hội Khuyến học Hòa Bình tặng 06 thùng quần áo ấm; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh tặng quà trị giá 15 triệu, Phòng Lao động thương binh xã hội, Huyện Đoàn Kim Bôi tặng 26 chiếc cặp da, trường Tiểu học Lê Văn Tám (Hà Nội) tặng 10 triệu đồng, 150 áo khoác và nhiều sách vở; Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Kim Bôi chung tay ủng hộ gia đình giáo viên, học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (hỗ trợ tiền xây nhà cho 03 giáo viên với tổng số tiền là 80 triệu đồng, tặng 100 chiếc cặp da, 02 chiếc xe đạp, nhiều áo ấm, chăn, đèn học và 5 triệu đồng); quyên góp ủng hộ mua quà cho giáo viên, học sinh vùng khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán với trên 38 triệu đồng. Huyện Cao Phong: Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng tài trợ 25 xuất học bổng trị giá 12.500.000 đồng; các trường vùng thuận lợi tổ chức quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho các trường vùng khó khăn. Thành phố Hòa Bình: Tổ chức cho học sinh tham gia Hội thảo với chủ đề "Giao tiếp ứng xử trong gia đình - Giá trị của sự tôn trọng", hoạt động ngoại khóa "Chúng em cùng đọc sách”, "Chúng em tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm”. Tích cực tham mưu với huyện ban hành chính sách giúp học sinh vùng khó khăn. Tiêu biểu như huyện Yên Thủy đã hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi, khuyết tật... Chỉ đạo các trường vùng khó khăn phát triển mô hình trồng rau xanh, chăn nuôi để ủng hộ nhà bếp, cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú.
Ngành GD&ĐT phát động thực hiện Kế hoạch ”Năm giáo dục vùng khó khăn” đúng thời điểm nhằm tạo bước đột phá mới trong ngành giáo dục để hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn, là tiền đề để tạo nguồn nhân lực cho địa phương vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn. Công tác tham mưu của ngành GD&ĐT với cấp ủy, Chính quyền địa phương nhằm huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục vùng khó khăn từng bước có hiệu quả. Chất lượng giáo dục đại trà vùng khó khăn có chuyển biến khá rõ nét. Công tác phổ cập giáo dục từng bước được nâng cao và duy trì bền vững. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường vùng khó khăn tiếp tục được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Các cuộc vận động và các phong trào thi đua tiếp tục được hưởng ứng mạnh mẽ với nhiều hoạt động phong phú và có hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh mẽ với sự huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội và nhà trường.
Với những kết quả đã đạt được, năm học 2014 - 2015, toàn ngành GD&ĐT đã xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm trong đó tiếp tục triển khai thực hiện năm giáo dục vùng khó khăn là một trong những nội dung hết sức quan trọng, toàn ngành, các đơn vị, trường học, các địa phương cần chủ động tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả./.
Hồng Mạc
Văn phòng - Sở GDĐT
132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU
Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.
Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non
Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.
Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.
Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế
Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn
Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.
Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh
Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.