Hoạt động dạy và học :: 28/08/2013

Lạc Sơn đơn vị điển hình, tiêu biểu trong công tác triển khai thực hiện "Năm giáo dục vùng khó khăn"

Phát triển Giáo dục và Đào tạo vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng trong giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài được thể hiện rõ trong đường lối, quan điểm lãnh đạo của Đảng, Pháp luật và chính sách của Nhà nước.

                                  Nhà giáo Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh Hòa Bình
                                    kiểm tra công tác triển khai thực hiện "Năm Giáo dục vùng khó khăn" tại huyện Lạc Sơn


             Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ “Tiếp tục quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt ở các vùng còn nhiều khó khăn”, quan tâm nhiều hơn đến phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
            Lạc Sơn là đơn vị điển hình, tiêu biểu đi đầu trong toàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch "Năm giáo dục vùng khó khăn" và đã đạt một số kết quả đáng biểu dương. Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, Lạc sơn đã thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả. Trước hết là việc tăng cường công tác lập kế hoạch, công tác thanh tra chuyên môn. Đưa kế hoạch phát triển giáo dục vùng đặc biệt khó khăn thành một bộ phận không thể thiếu trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Nâng cao năng lực lập kế hoạch, giúp cán bộ quản lý các trường vùng khó khăn biết lập Kế hoạch phù hợp. Tập huấn bồi dưỡng công tác xây dựng kế hoạch, phương pháp lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ GD&ĐT. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giúp các trường vùng khó khăn khắc phục các hạn chế. Tập huấn, bồi dưỡng công tác tự đánh giá, công tác đánh giá các nhà trường. Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn, công tác thanh tra cán bộ quản lý giáo dục mục đích chỉ ra những những tồn tại, thiếu sót, nhược điểm, khắc phục những yếu kém phấn đấu vươn lên đạt yêu cầu đề ra. Tăng cường đầu tư các nguồn lực phát triển giáo dục vùng khó khăn. UBND huyện Lạc sơn chỉ đạo tăng cường đầu tư các nguồn vốn giúp đỡ các trường vùng khó khăn. Tăng cường đầu tư vốn cho vùng khó khăn thông qua các chương trình mục tiêu Quốc gia: chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã khó khăn; chương trình phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên... được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Việc đầu tư xây dựng CSVC các trường học vùng khó khăn cần tập trung vào xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng các phòng họp Hội đồng sư phạm, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn, Đội, truyền thống, giáo dục nghệ thuật, phòng sinh hoạt chuyên môn, phòng y tế. Xây dựng phòng thư viện, phòng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, phòng học tin học, phòng học ngoại ngữ... để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và sách giáo khoa, tài liệu trang bị cho các trường khó khăn. Xây dựng lớp học cho các điểm trường lẻ, đảm bảo đủ rộng và bền theo quy mô số lớp và học sinh. Tăng cường tài liệu dạy và học cho giáo viên, học sinh. Cung cấp sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu tra cứu và đọc thêm cho thư viện, tủ sách các trường, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học. Cung cấp đồ dùng, đồ chơi cho các cháu mầm non theo quy định. Đầu tư xây dựng các công trình khai thác nguồn nước cho các nhà. Tập trung xây dựng nhà vệ sinh cho giáo viên, học sinh, chấm dứt tình trạng trường học không có nhà vệ sinh.


                                                          Ban chỉ đạo "Năm Giáo dục vùng khó khăn" tỉnh Hòa Bình
                                     kiểm tra thực tế tại các đơn vị, trường học trên địa bàn xã Ngọc Lâu huyện Lạc Sơn


              Quan tâm, chăm lo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường vùng khó khăn. Tăng cường các điều kiện vật chất, tinh thần đối với CBQLGD, giáo viên vùng khó khăn. Quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện để nhà giáo vùng khó khăn phát huy vai trò, trách nhiệm của các nhà trường. Quan tâm, tạo điều kiện bồi dưỡng, giúp đỡ CBQL, giáo viên vùng khó khăn phấn đấu vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Nâng tỷ lệ giáo viên người dân tộc thiểu số là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Động viên, khuyến khích đội ngũ Nhà giáo và CBQLGD tiếp tục học tập, nâng cao trình độ, tạo điều kiện thuận lợi đối với những giáo viên giỏi có điều kiện để học tập nâng cao trình độ trên chuẩn. Bồi dưỡng giáo viên trẻ có năng lực chuyên môn, trở thành giáo viên nòng cốt có cống hiến lâu dài trong ngành. Tham mưu với UBND huyện có những chính sách ưu đãi đối với giáo viên, CBQLGD vùng khó khăn. Coi trọng hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện về lương, đãi ngộ, luân chuyển giáo viên. Thực hiện đầy đủ, công bằng chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên vùng khó khăn và các quy định về khen thưởng, kỷ luật, tôn vinh những đóng góp của giáo viên vùng khó khăn đối với sự nghiệp GD&ĐT. Thực hiện đúng các chính sách chế độ đối với giáo viên như quy định về số giờ làm việc, bảo hiểm xã hội.
                Thực hiện đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên vùng khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường công tác đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh vùng khó khăn. Tăng cường các biện pháp huy động tối đa các cháu trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo ra lớp; không để trẻ em trong độ tuổi không được đến trường học tập, không để tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, vì khó khăn, thiếu các điều kiện mà bỏ học. Tăng cường công tác bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm giờ dạy. Cải tiến soạn giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tập trung sinh hoạt chuyên môn với các vấn đề thật cụ thể, thiết thực. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn thường xuyên, lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo trường, cụm trường. Hàng tuần, hàng tháng kiểm tra, đánh giá việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên. Hiệu trưởng trường MN, TH, THCS, PTCS có trách nhiệm bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức về đổi mới chương trình giáo dục mầm non mới, chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt chỉ đạo giáo viên chú trọng dạy kỹ năng học, phương pháp học cho học sinh. Tổ chức thanh tra chuyên môn, giúp đỡ các nhà trường, giáo viên thực hiện theo đúng kế hoạch Thanh tra trong năm học. Coi trọng Thanh tra các trường vùng khó khăn, trên cơ sở hướng dẫn, tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận và thực hiện tốt các nội dung chuyên môn. Tổ chức các hình thức giao lưu về chuyên môn để giúp cán bộ quản lý, giáo viên vùng khó khăn nắm bắt kịp thời các nội dung chuyên môn tiên tiến, hiện đại. Tổ chức các lớp tập huấn trực tiếp hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hướng dẫn viết đề tài khoa học một cách cụ thể, thiết thực nhất. Tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên môn như: tăng cường các hoạt động có tính chất thực hành, tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm khuyến khích giáo viên, học sinh nâng cao chất lượng dạy và học. Đầu tư, tăng cường, đảm bảo cho học sinh vùng khó khăn đủ sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo tối thiểu. Cung cấp đủ các loại sách giáo khoa, vở viết theo chế độ của nhà nước. Thực hiện quyên góp sách giáo khoa cũ ủng hộ các thư viện vùng khó khăn.



             Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội. Chỉ đạo đổi mới quản lý các hoạt động rèn luyện ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh, vận động học sinh bỏ học ra lớp. Chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Tiếp tục đổi mới công tác xã hội hóa để thu hút các nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các xã vùng khó khăn. Củng cố Ban đại điện cha mẹ học sinh tại điểm trường chính và các điểm trường lẻ để thống nhất tư tưởng, nhận thức và các chủ trương, nội dung giải pháp hỗ trợ phát triển giáo dục. Có các biện pháp nâng dần tỷ lệ học sinh có tỷ lệ học lực khá, giỏi, giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém. Thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém, gắn với trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ bộ môn và nhà trường. Thực hiện mục tiêu củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng PCGDTH-CMC, PCGDTH đúng độ tuổi, PCGDTHCS một cách vững chắc. Tăng cường công tác Đảng, đoàn thể quần chúng trong các trường học vùng khó khăn. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên các trường học. Xây dựng đảng bộ, chi bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo củng cố các tổ chức Đảng trong trường học vùng khó khăn. Thành lập thêm các chi bộ độc lập, giảm các chi bộ sinh hoạt ghép. Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các trường học. Chấm dứt tình trạng cán bộ quản lý trong trường học không phải là đảng viên. Tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên. Quan tâm, chăm lo công tác xây dựng Đảng trong trường học, chú trọng kết nạp đảng viên là giáo viên, là cán bộ nữ, là người dân tộc. Chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Tạo điều kiện để giáo viên, CBQL vùng khó khăn tham gia lớp tìm hiểu về Đảng.
                Đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua. Toàn ngành phát động phong trào thi đua với chủ đề: “Quan tâm, giúp đỡ giáo viên, học sinh vùng khó khăn”. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động và phong trào thi đua trong toàn ngành. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong trường học. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Thăm và tặng quà các trường vùng khó khăn, động viên giáo viên, học sinh các nhà trường. Tổ chức kết nghĩa giữa các trường thuận lợi và trường khó khăn giúp đỡ nhau về chuyên môn và tăng cường các điều kiện giảng dạy, học tập. Quan tâm, chăm lo giáo viên, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, con thương binh, liệt sỹ, học sinh mồ côi…Tổ chức thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh bạn. Tọa đàm trao đổi nâng cao chất lượng giáo dục.Kịp thời nêu gương các điển hình tiên tiến vùng khó khăn trong cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh.
              Lạc Sơn là đơn vị tiêu biểu, điển hình trong toàn tỉnh về triển khai thực hiện "Năm Giáo dục vùng khó khăn". Đó là những bài học quý để các đơn vị, trường học trong tỉnh tham quan, trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm.

                  Hồng Mạc
Văn phòng - Sở GDĐT

132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học

Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU

Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.

Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non

Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.

Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.

Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế

Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn

Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.

Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh

Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.