Hoạt động dạy và học :: 18/06/2012
Hội nghị tổng kết khối thi đua 15 tỉnh miền núi phía Bắc
Trong 2 ngày 17,18/6/2012 tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác Thi đua 15 Sở GD&ĐT các tỉnh miền núi phía Bắc (Khối thi đua vùng I).
Tiến sỹ Nguyễn Vinh Hiển – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Dự và chỉ đạo Hội nghị có Tiến sỹ Nguyễn Vinh Hiển – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT. Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ; lãnh đạo các vụ chức năng Bộ GD&ĐT; Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn, Chánh Văn phòng và cán bộ thi đua 15 Sở GD&ĐT. Đồng chí Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình tham dự Hội nghị.
Năm học 2011-2012, cùng với toàn ngành Giáo dục và Đào tạo trong cả nước, Vùng thi đua số 1 tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua; đề xuất chủ trương, kế hoạch để chủ động “Đổi mới căn bản toàn diện, giáo dục đào tạo” nhằm “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước”. Chất lượng giáo dục đào tạo của toàn Vùng tăng cao so với năm học trước, hiện tượng học sinh bỏ học giảm đáng kể, giáo dục mũi nhọn, giáo dục vùng cao, vùng dân tộc được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp tăng cao; chú trọng giáo dục, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi và việc dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc trước khi vào lớp 1. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều địa phương có số lượng trường chuẩn quốc gia tăng cao so với năm học trước. Tích cực tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; huy động tốt các lực lượng xã hội để chăm lo phát triển giáo dục. Tuy nhiên công tác PCGDTHĐĐT, PCGD THCS chưa đảm bảo tính bền vững; chất lượng giáo dục vùng cao, vùng dân tộc còn nhiều bất cập. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra; công tác xã hội hoá giáo dục trong vùng còn gặp nhiều khó khăn.
Các đồng chí Lãnh đạo điều hành Hội nghị
Trong năm học 2011- 2012, 15 Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Vùng 1 đã thực hiện đảm bảo kế hoạch hoạt động công tác thi đua đề ra. Phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi trong toàn vùng, các cuộc vận động lớn của ngành được thực hiện có kết quả tốt. Vùng 1 đã tiến hành 03 Hội nghị giao ban toàn vùng theo quy định và đạt được mục tiêu đề ra. Ký giao ước thi đua: ngày 15/10/2011, tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La và các đại biểu dự Hội nghị giao ban Vùng 1; 15 Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang thuộc Vùng 1 cam kết thực hiện các nội dung thi đua. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2011-2012 theo Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục của mỗi tỉnh và của Vùng 1 phát triển mạnh mẽ, toàn diện, vững chắc, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; thực hiện tốt kế hoạch công tác thi đua vùng 1. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực công tác. 15/15 Sở Giáo dục và Đào tạo đăng ký hoàn thành 16/16 lĩnh vực công tác; có 13/15 Sở đăng ký hoàn thành xuất sắc 16/16 lĩnh vực công tác; 11 Sở đăng ký đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua xuất sắc; 2 Sở đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. Ngày 15/10/2011 tổ chức hội nghị giao ban lần 1 tại Sơn La, hội nghị đã đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ đầu năm học 2011-2012; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tiếp theo trong học kỳ I và cả năm học, đồng thời triển khai công tác thi đua khen thưởng. Ngày 25/2/2012 tổ chức hội nghị giao ban lần 2 tại Hà Giang, hội nghị đã đánh giá kết quả học kỳ 1, tình hình thực hiện nhiệm vụ học kỳ 2, nêu các giải pháp triển khai nhằm hoàn thành nhiệm vụ năm học 2011-2012. Ngày 18/6/2012, tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua vùng 1 tại tỉnh Phú Thọ đảm bảo đúng kế hoạch. Tổ chức kiểm tra chéo: Từ ngày 10/4 đến 09/5/2012, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện 16 lĩnh vực công tác, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, chỉ đạo theo lịch phân công đúng thời gian, thành phần và nội dung yêu cầu. Sau kiểm tra, các Sở đã có Biên bản kiểm tra và hồ sơ gửi Bộ và Trưởng vùng theo quy định. Trang thông tin điện tử Vùng 1 với tên miền http://vung1.edu.vn duy trì hoạt động. Qua kênh thông tin này các Sở, cơ sở giáo dục trong vùng có điều kiện phổ biến, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, chia sẻ thông tin, gắn kết các tỉnh trong vùng, góp phần thực hiện phát triển giáo dục của các tỉnh trong khối thi đua. Tuy nhiên có những thời điểm, việc truy cập, trao đổi thông tin qua Website chưa liên tục thông suốt.
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình tham dự Hội nghị
Quy mô trường lớp mầm non tiếp tục được củng cố và mở rộng tới các thôn, bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động trẻ mầm non ra lớp. Toàn vùng 1 có tổng số 2.807 trường Mầm non (tăng 125 trường) với 758.200 trẻ. Hầu hết các tỉnh có tỷ lệ huy động trẻ ra lớp tăng so với năm học trước. Toàn vùng đạt tỷ lệ nhà trẻ 23% (tăng 1,9%) mẫu giáo 91,4% (tăng 1,86%). Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 99,13% (tăng 0,53%), trong đó có nhiều tỉnh đạt tỷ lệ cao như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình (100%)..... Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được nâng cao, tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường tăng so với năm trước, nhiều tỉnh tỷ lệ cao (Thái Nguyên 100%, Bắc Giang 99%); tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 1,06%, tuy nhiên còn có tỉnh có tỷ lệ còn cao như Lạng Sơn 14,37%, Lai châu 10,1%. Hầu hết các tỉnh có 100% trường mầm non triển khai thực hiện tốt chương trình GDMN mới; 100% giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tỷ lệ giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy đạt trung bình 64,6% (tiêu biểu là Thái Nguyên, Tuyên Quang), tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt 97,6%;
Các Sở Giáo dục và Đào tạo vùng 1 đã tích cực tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương ban hành cơ chế chính sách phát triển GDMN. Đặc biệt là triển khai chương trình phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Toàn vùng có 1.227/2.730 xã đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, chiếm 44,95%. Nhiều tỉnh đạt tỷ lệ cao như Hòa Bình 98,09%, Điện Biên 66,1%, Phú Thọ có 57,4%, Lào Cai 56,7%, Thái Nguyên 53%, Quảng Ninh 52,7%. Nhiều tỉnh có tỷ lệ cao trường Mầm non có công trình vệ sinh phù hợp, tuy nhiên có tỉnh còn nhiều công trình tạm. Các Sở quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng so với năm học trước. Toàn vùng có 626 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 22,30%, tăng 98 trường so với năm học trước, nhiều tỉnh tăng cao như Bắc Giang 17 trường, Quảng Ninh 17 trường, Thái Nguyên 16 trường, Phú Thọ 12 trường, Điện Biên 8 trường. Tuy nhiên, một số tỉnh việc đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn hạn chế (Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu), thiếu giáo viên (Sơn La), còn địa phương có nhiều xã chưa có trường mầm non (Cao bằng còn 33%, Lạng Sơn còn 30%).
Năm học 2011-2012, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học và kế hoạch thời gian năm học, 100% Sở có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; chỉ đạo dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình. Chất lượng GDTH ở tất cả các tỉnh được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ xếp loại học lực giỏi hai môn Toán và Tiếng Việt đều tăng so với năm học trước: Toán tăng 1,36%, một số tỉnh tăng cao như Bắc Kạn 15,01%, Điện Biên 6,86%, Lai châu 4,5%; Tiếng Việt tăng 3,47%, một số tỉnh tăng cao như Điện Biên 7,48%, Thái Nguyên 6,33%, Lạng Sơn 4,4%. Có nhiều biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh học yếu, số học sinh lưu ban, bỏ học giảm đáng kể so với năm học trước. Nhiều Sở triển khai khá tốt chương trình dạy học Tiếng Anh, tiếng dân tộc, Tin học cho học sinh Tiểu học (Thái Nguyên, Lào Cai, Phú Thọ, Điện Biên, Sơn La). Quy mô trường lớp tiếp tục phát triển. Toàn Vùng có 3.116 trường Tiểu học (tăng 50 trường) với 1.049.362 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 bình quân đạt 99%, tăng 1,54% so với năm học trước, nhiều tỉnh đạt tỷ lệ huy động cao (Hòa Bình 100%, Bắc Giang 99,98%, Phú Thọ 99,95%, Thái Nguyên 99,7%, Lạng Sơn đạt 99,94%, Hà Giang 99,6%, Tuyên Quang 100%, Quảng Ninh 99,8%, Điện Biên 99,4%); tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày tăng mạnh so với năm học trước. Kết quả phổ cập PCGDTHĐĐT mức độ 1 được giữ vững, PCGDTHĐĐT mức độ 2 được đẩy mạnh. Nhiều tỉnh đã có đơn vị cấp huyện và nhiều xã đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2, tiêu biểu như Phú Thọ có 1 huyện, 28 xã/227xã; Lào Cai có 63/164 xã, Thái Nguyên 56/181 xã, Lạng Sơn 68/226 xã, Bắc Giang 33/230 xã, Điện Biên có 24/112 xã. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học toàn vùng tăng nhanh so với năm học trước. Toàn Vùng có 1.271 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 40,8%, tăng 90 trường so với năm học trước. Tiêu biểu cho công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là Quảng Ninh 134 trường, tăng 17 trường; Phú Thọ 216 trường tăng 13 trường; Điện Biên 61 trường tăng 10 trường. Gắn việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia với xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trong năm học mỗi Sở đã có ít nhất 5 trường tiểu học được công nhận trường học thân thiện, học sinh tích cực. Các Sở Giáo dục và Đào tạo đều có biện pháp tích cực nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh khuyết tật. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho CBQL, tăng cường thanh kiểm tra; 100% Sở triển khai thực hiện đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên chất lượng giáo dục vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa còn thấp so với vùng thuận lợi trong mỗi tỉnh.
Hệ thống mạng lưới trường, lớp và qui mô Giáo dục Trung học tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Toàn Vùng có 3.272 trường trung học với 1.024.027 học sinh, trong đó có 2.793 trường THCS, 690.169 học sinh (tăng 7 trường) và 479 trường THPT với 333.858 học sinh (tăng 5 trường). Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học chức năng, trường chuẩn quốc gia tiếp tục được các địa phương quan tâm đầu tư. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh. Toàn vùng có 673 trường trung học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 20,6%, trong đó có 603 trường THCS, 70 trường THPT, tăng 104 trường THCS và 23 trường THPT. Một số tỉnh dẫn đầu trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giáo dục; thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Tổ chức việc dạy Tin học, Ngoại ngữ phù hợp với điều kiện của từng địa phương và tích cực chuẩn bị các điều kiện, bước đầu thực hiện có kết quả Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
Quang cảnh các đại biểu dự Hội nghị
Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và cách kiểm tra đánh giá học sinh. Số cán bộ giáo viên biết ứng dựng CNTT vào công tác quản lý, giảng dạy, soạn giảng giáo án điện tử tăng nhanh. Nhiều tỉnh tổ chức tốt nhiều kỳ thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thiết kế bài giảng điện tử e-Learning, thi thiết bị dạy học tự làm, thi CBQL giỏi... (Điện Biên, Bắc Giang...). Các tỉnh đã có nhiều biện pháp tích cực giúp đỡ học sinh học lực yếu kém. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở tất cả các tỉnh đều giảm so với năm học trước. Chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng và thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ xếp loại học lực so với năm học trước: loại Giỏi THCS tăng 1,64%, THPT tăng 0,79%; loại Yếu, Kém: THCS giảm 0,36%, THPT giảm 2,5%. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm đầu tư. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2011-2012 toàn vùng có 353 học sinh đạt giải, trong đó có 5 giải nhất, 38 giải nhì, 125 giải ba, 185 giải khuyến khích; một số tỉnh có kết quả thi học sinh giỏi quốc gia cao như: Thái Nguyên 52 giải, Phú Thọ 51 giải, Quảng Ninh 48 giải, Bắc Giang 47 giải, Hòa Bình 39 giải. Có 3 tỉnh có số giải tăng so với năm học trước: Sơn La tăng 11 giải và có 1 giải Bạc thi Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương; Bắc Giang tăng 6 giải, Điện Biên tăng 3 giải. Các tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí phổ cập giáo dục ở các đơn vị đã đạt chuẩn; 100% tỉnh duy trì củng cố kết quả đạt chuẩn PCGD THCS.
Tuy nhiên, tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia ở một số tỉnh còn chậm, đặc biệt là trường THPT (Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang). Việc triển khai đề án trường THPT Chuyên, đề án củng cố phát triển trường PTDTNT, PTDT bán trú ở một số địa phương còn gặp khó khăn về kinh phí, giải phóng mặt bằng, đầu tư; triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ ở các cơ sở giáo dục phổ thông chưa thực hiện được (Hà Giang)
Các Sở thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ trọng tâm của GDTX năm học 2011-2012; đầu tư, xây dựng mới trụ sở làm việc, phòng học; tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các cơ sở. Mạng lưới các trung tâm GDTX được củng cố và phát triển đặc biệt là các trung tâm học tập cộng đồng, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương và nhu cầu học tập thường xuyên của nhân dân. Toàn Vùng có 154 Trung tâm GDTX, 2.697 trung tâm học tập cộng đồng. Thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học và thị trường lao động; tham mưu với UBND tỉnh ban hành quy chế hoạt động dạy nghề cho các trung tâm GDTX - HNDN (Yên Bái); Điện Biên đã xây dựng và UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển hệ thống TTHTCĐ giai đoạn 2012-2020. Tổ chức tuyên truyền hướng nghiệp để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề và TCCN, góp phần phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp. Chất lượng thi tốt nghiệp THPT của GDTX tăng cao so với năm học trước. Các sở đã chú trọng mở rộng các trung tâm dạy tin học, ngoại ngữ và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng tới các xã, phường; có giải pháp thiết thực, sáng tạo để củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xây dựng xã hội học tập. Một số sở đã liên kết với các trường đại học mở nhiều lớp đại học, cao đẳng vừa làm vừa học, các lớp đào tạo từ xa (Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hòa Bình); phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác giảng dạy, việc thực hiện chương trình và cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục; tổ chức có hiệu quả các hoạt động chuyên môn như: Hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, thi học viên giỏi cấp tỉnh (Điện Biên, Yên Bái, Phú Thọ); nghiên cứu đề tài khoa học, viết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức hội thảo chuyên đề bộ môn. Tuy nhiên, một số nơi hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên còn thiếu, chưa đạt 100% xã phường có trung tâm học tập cộng đồng, thiếu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện (Tuyên Quang), hệ thống các trường đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực của địa phương.
Các sở thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ năm học, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương tăng cường củng cố, phát triển hệ thống các trường chuyên nghiệp, quy hoạch và mở rộng các trường cao đẳng, TCCN và các cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN theo hướng đa cấp, đa ngành và xã hội hoá giáo dục. Lập đề án thành lập trường đại học. Thực hiện chủ trương đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQL và giáo viên đảm bảo đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ; đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng GDCN theo hướng tăng cường chất lượng và hiệu quả; một số tỉnh có nhiều giải pháp hiệu quả tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với khối các trường chuyên nghiệp trên địa bàn như Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang. Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Quảng Ninh đã liên kết với các trường Đại học của Trung Quốc, Bỉ, Autraylia, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một số Sở như Điện Biên, Yên Bái, Sơn La hàng năm thực hiện đào tạo học sinh cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và gửi học sinh đào tạo tại trường đại học của Lào.
Giáo dục dân tộc được các Sở đặc biệt quan tâm. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú được quan tâm đầu tư và phát triển, coi đây là điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục vùng cao, vùng khó khăn. Toàn Vùng có 125 trường PTDTNT, 224 trường PTDTBT. Hầu hết các Sở đều làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh phê duyệt và triển khai đề án phát triển hệ thống trường PTDTNT, PTDT bán trú giai đoạn 2011-2015 và đẩy mạnh thành lập trường theo quy định. Chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông DTNT, PTDTBT được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh xếp học lực Giỏi, Khá tăng 1,35%, xếp loại đạo đức Tốt, Khá tăng 2,75% ... Tỷ lệ tốt nghiệp THPT các trường PTDTNT tăng so với năm học trước, bằng và cao hơn với tỷ lệ tốt nghiệp THPT chung của tỉnh. Học sinh các trường được nuôi dạy chu đáo, có chỗ ở an toàn, đủ ăn, đủ mặc và đủ sách học tập. Một số tỉnh tổ chức có hiệu quả việc dạy song ngữ, dạy tiếng dân tộc cho học sinh tiểu học và mầm non 5 tuổi (Điện Biên, Lào Cai). Tổ chức tốt việc chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số mầm non, tiểu học phù hợp với từng địa phương. Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên người dân tộc phát triển cả số lượng và chất lượng ở các cấp học. Tổ chức dạy tiếng dân tộc cho giáo viên tiểu học và THCS ở vùng dân tộc; Thực hiện tốt chế độ chính sách giáo dục dân tộc như việc tuyển sinh vào các trường PTDTNT, PTDTBT, cử tuyển học sinh dân tộc vào đại học, cao đẳng, TCCN theo quy định. Đặc biệt là đào tạo cử tuyển, xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng theo mục tiêu của Nghị quyết 30a. Đảm bảo đầy đủ chế độ, chính sách đối với nhà giáo, CBQL giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Một số tỉnh đã tham mưu với chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc ở các huyện vùng cao như Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu. Các sở GD&ĐT đều có cán bộ theo dõi lĩnh vực giáo dục dân tộc. Lào Cai đã thành lập được phòng Giáo dục dân tộc và học sinh sinh viên. Tuy nhiên, việc thành lập phòng giáo dục dân tộc hoặc bộ phận giáo dục dân tộc ở hầu hết các sở chưa thực hiện được, cán bộ theo dõi lĩnh vực giáo dục dân tộc còn làm việc kiêm nhiệm. Ở một số tỉnh, việc thực hiện chính sách đối với học sinh dân tộc đôi khi chưa kịp thời, còn có hiện tượng chồng chéo; kinh phí đầu xây dựng trường PTDTNT, PTDTBT chưa đáp ứng được yêu cầu.
Các Sở đều có kế hoạch triển khai công tác KT&KĐCLGD theo Chỉ thị nhiệm vụ năm học; bố trí cơ bản đủ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ; có đủ cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo cho hoạt động KT&KĐCLGD. Tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo, tập huấn về khảo thí, KĐCL của Bộ. Xây dựng kế hoạch và phương án tổ chức các kỳ thi, hướng dẫn thi theo đúng tiến độ và chỉ đạo của Bộ, sát với tình hình thực tế của từng địa phương. 100% các Sở đã tham mưu với UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các kỳ thi. Phối hợp tốt với các ban ngành để chỉ đạo tổ chức thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 đã diễn ra an toàn ở 15 tỉnh Vùng 1. Học sinh các tỉnh tham gia nhiều cuộc thi, giao lưu toàn quốc (giải toán, Tiếng Anh trên Internet, viết thư quốc tế UPU, giao lưu tiếng Anh Tiểu học...). Công tác KĐCL giáo dục từng bước đi vào hoạt động có nền nếp, trong năm học mỗi tỉnh đã tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn cho Hiệu trưởng các trường THPT, 01 lớp tập huấn cho lãnh đạo phòng GD&ĐT về công tác KĐCL và các lớp tại huyện, thị xã, thành phố cho cán bộ quản lý các trường THCS và tiểu học. Tuy nhiên chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục chưa cao, đặc biệt là việc tổ chức đánh giá ở cơ sở giáo dục còn chậm, chất lượng thấp, công tác lưu trữ hồ sơ chưa tốt, không có đầy đủ minh chứng để đánh giá.
Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra. 9/15 tỉnh đảm bảo tỷ lệ 10% biên chế cơ quan Sở, 100% các tỉnh đã bổ nhiệm cộng tác viên thanh tra theo nhiệm kỳ đạt tối thiểu 1/50 theo quy định, đảm bảo mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo có 01 chuyên viên phụ trách công tác thanh tra; xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Tổ chức hướng dẫn đầy đủ nội dung công tác thanh tra đối với cơ sở, đảm bảo hồ sơ khi có kiểm tra theo quy định. Tổ chức thanh tra toàn diện nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo đạt và vượt định mức quy định. Một số tỉnh đạt tỷ lệ cao như Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Ninh, Yên Bái. Các sở đã thực hiện đủ các nội dung thanh tra: Thanh tra hành chính, quản lý tài chính, tài sản; việc triển khai thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua; việc quản lý cấp phát, sử dụng văn bằng chứng chỉ; công tác quản lý dạy thêm học thêm; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời, dứt điểm, đúng quy định, trong năm học không tỉnh nào có đơn thư tồn đọng hoặc có vụ việc kéo dài, diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, một số tỉnh chưa đạt tỷ lệ biên chế thanh tra theo quy định, chưa có thanh tra viên có chuyên môn về tài chính, tỷ lệ thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo còn thấp (Lai Châu, Bắc Kạn: 3,33% đơn vị, 4,55% GV, Lào Cai: 6% GV); chưa bổ nhiệm Chánh Thanh tra (Lào Cai); một số tỉnh chưa tham mưu thực hiện được chế độ cho cộng tác viên thanh tra theo quy định.
100% các sở GD&ĐT có chuyên viên phụ trách công tác pháp chế, một số Sở có chuyên viên pháp chế được đào tạo chuyên ngành Luật như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lào Cai. Các sở đã đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức các hoạt động giáo dục ở địa phương; chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tham gia ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục của địa phương và Bộ GD&ĐT. Công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL được quan tâm; 100% các sở đã thành lập Hội đồng hoặc Ban phổ biến GDPL, xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong ngành; tổ chức tốt việc giảng dạy kiến thức pháp luật theo chương trình đối với các cấp học và trình độ đào tạo. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tăng cường đầu tư xây dựng tủ sách pháp luật và tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và các quy định khác có liên quan; xử lý và kiến nghị những biện pháp xử lý vi phạm theo quy định. Bên cạnh đó còn nhiều Sở chưa bố trí được chuyên viên pháp chế chuyên trách, chủ yếu còn kiêm nhiệm, việc tổ chức góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa kịp thời, chất lượng chưa cao.
Năm học 2011-2012, các Sở vùng 1 tích cực duy trì hoạt động, cập nhật thông tin trên trang Web của vùng và Website của mỗi đơn vị. 100% CBQL cơ sở giáo dục và giáo viên, 100% các phòng GD&ĐT và các trường THPT có địa chỉ e-mail phục vụ điều hành và quản lý giáo dục; 15/15 Sở có website, một số sở đã tích cực triển khai họp giao ban trực tuyến với các đơn vị giáo dục trong tỉnh, truyền hình trực tuyến các hoạt động lớn của ngành. Tích cực triển khai tin học hóa quản lý trong trường học, ứng dụng các phần mềm quản lý PMIS, EMIS, phần mềm thống kê kết quả phổ cập giáo dục, phần mềm quản lý trường học, ngân hàng đề, thời khóa biểu, tuyển sinh…(Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái....). Trong năm học, nhiều Sở đã phát động cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e-Learning quy mô toàn tỉnh, tham gia cuộc thi toàn quốc do Bộ phát động và được đông đảo cán bộ, giáo viên tham gia với chất lượng tốt, đóng góp lượng tài nguyên lớn chia sẻ dùng chung; tổ chức nhiều lớp tập huấn các chuyên đề kỹ năng khai thác, sử dụng Internet, thư điện tử, kỹ năng thiết kế trình chiếu, bài giảng điện tử với hàng ngàn lượt học viên tham gia. Khai thác ứng dụng và dạy học tin học bằng mã nguồn mở; 100% các sở có phòng hoặc bộ phận, các phòng GD&ĐT có chuyên viên, các cơ sở giáo dục có giáo viên phụ trách lĩnh vực CNTT;
100% Sở đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT, hiện nay bộ máy các Sở Giáo dục và Đào tạo tinh gọn, hoạt động có hiệu quả cao; hầu hết các phòng GD&ĐT đã hoàn thành việc tham mưu với địa phương ban hành Quyết định về Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng GD&ĐT. Việc triển khai thực hiện biên chế đối với cơ quan Sở và phòng giáo dục và đào tạo đảm bảo theo quy định. Nhiều Sở tham mưu cho tỉnh giao đủ biên chế đối với cơ quan Sở và phòng GD&ĐT. Chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, minh bạch (các chế độ lương, phụ cấp, ưu đãi, chuyển ngạch, nghỉ chế độ, phụ cấp thâm niên…) đặc biệt là các cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường chuyên biệt, ở vùng đặc biệt khó khăn. Việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được thực hiện dứt điểm, công khai, dân chủ và công bằng, đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ. Các tỉnh có các trường học thuộc loại hình cần chuyển đổi theo Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT đã tích cực tiến hành các thủ tục chuyển đổi theo quy định (Thái Nguyên, Bắc Giang). Tuy vậy, một số tỉnh còn gặp khó khăn trong công tác tham mưu với địa phương giao biên chế cho phòng GD&ĐT.
Các Sở GD&ĐT đã làm tốt công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp xếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương. Nhiều Sở tích cực tham mưu tuyển dụng giáo viên mầm non ngoài công lập vào biên chế (Tuyên Quang, Thái Nguyên). Toàn vùng 1 có tổng số 245.327 cán bộ giáo viên, cơ bản đội ngũ giáo viên các cấp học, ngành học đến nay tương đối đủ, ổn định. Tham gia tập huấn và triển khai có hiệu quả chương trình bồi dưỡng các cấp học theo yêu cầu của Bộ; một số tỉnh quan tâm mở được nhiều lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ ở các cấp học và loại hình cán bộ, giáo viên (Phú Thọ, Điện Biên, Lạng Sơn, Lào Cai). Tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn các cấp học các tỉnh Vùng 1 đạt từ 97,3% trở lên, trên chuẩn 32% trở lên, tăng so với năm học trước. Nhiều tỉnh có tỷ lệ cao như Cao Bằng 99,6%, Thái Nguyên 100% . 100% Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghiêm túc việc đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng các cấp học. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là các nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục chuyên biệt, cố gắng thực hiện chính sách luân chuyển giáo viên hết nghĩa vụ ở vùng khó khăn về vùng thuận lợi (Lào Cai). Một số tỉnh đã tham mưu thực hiện chế độ thu hút đối với sinh viên, cán bộ giáo viên giỏi về công tác tại địa phương và nhiều chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ giáo viên như Phú Thọ, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai. Tuy nhiên hiện nay, trong Vùng 1 còn có tỉnh thiếu giáo viên mầm non, việc luân chuyển giáo viên hết nghĩa vụ ở vùng khó khăn về vùng thuận lợi gặp nhiều khó khăn.
100% Sở Giáo dục và Đào tạo trong Vùng 1 xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục trong năm học và giai đoạn tiếp theo, đảm bảo đúng và kịp thời theo hướng dẫn của Bộ, của UBND tỉnh và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch đặc biệt là chỉ tiêu huy động học sinh ra lớp các cấp học. Thực hiện báo cáo thống kê định kỳ kịp thời, đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của Bộ. Một số Sở đã xây dựng niên giám thống kê theo từng năm học với đầy đủ thông tin đến đơn vị trường, lớp, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất. Công tác quản lý tài chính thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. 100% Sở đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch ngân sách chi thường xuyên; xây dựng dự toán ngân sách năm 2013. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định dự toán trình tỉnh phân bổ ngân sách chi thường xuyên, vốn đầu tư phát triển, vốn Chương trình mục tiêu, các chương trình dự án... Thực hiện tốt quy chế công khai tài chính; quản lý đúng quy định các nguồn vốn, các loại quỹ theo quy định hiện hành. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện triệt để có hiệu quả. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán, chủ tài khoản. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học, thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài chính. Báo cáo tài chính, việc thực hiện chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển thực hiện đúng quy định hiện hành. 100% Sở tích cực chỉ đạo thực hiện tốt quy chế công khai tại các cơ sở giáo dục theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác xã hội hóa được quan tâm đẩy mạnh. Nhiều Sở làm tốt công tác tuyên truyền, kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ của mọi lực lượng trong xã hội để phát triển giáo dục; tham mưu cho tỉnh Chỉ thị, nghị quyết quan trọng nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong năm, toàn vùng đã huy động được hàng trăm tỷ đồng từ các nguồn lực trong xã hội hỗ trợ để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà ở cho học sinh, giúp đỡ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện củng cố, duy trì phổ cập giáo dục.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo trong vùng đã tham mưu đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường huy động sức dân tham gia đóng góp vật lực nhân lực nâng cấp hệ thống hạ tầng trường học như: san lấp mặt bằng, sân chơi, bãi tập, mở rộng diện tích, tường rào, nhà vệ sinh… Tăng cường bảo quản, khai thác, sử dụng, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất. Số phòng học chức năng ở các cấp học được củng cố và bổ sung đáng kể, đặc biệt là các trường chuẩn và các trường cận đạt chuẩn. Năm học 2011-2012, quy mô trường, lớp ở các cấp học trong vùng tiếp tục được củng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân các dân tộc đặc biệt là giáo dục mầm non. Hệ thống trường PTDTNT, PTDTBT phát triển mạnh. Trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học tăng nhanh. Trung tâm giáo dục thường xuyên ở các địa phương được quan tâm đầu tư, mở rộng. Hầu hết các xã phường đều có Trung tâm học tập cộng đồng. Chương trình Kiên cố hoá trường lớp học tiếp tục thực hiện năm cuối của giai đoạn. Toàn vùng có trên 30.000 phòng học và phòng công vụ giáo viên được triển khai làm thủ tục, xây dựng và đưa vào sử dụng giai đoạn 2008-2012, tiến độ giải ngân đạt trung bình 95%. Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học được các Sở đặc biệt quan tâm đẩy mạnh; tích cực tham mưu với tỉnh xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch thực hiện mục tiêu quy hoạch, các đề án lớn của Chính phủ, của Bộ và của tỉnh. Việc đầu tư thiết bị, sách giáo khoa, giấy vở viết phục vụ dạy học được các Sở chú trọng chỉ đạo đầu tư, bổ sung đối với từng cấp học theo từng năm. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn và khuyến khích giáo viên, học sinh làm đồ dùng dạy học. Trong năm học, nhiều tỉnh chỉ đạo và tổ chức tốt hội thi thiết bị dạy học tự làm từ cấp trường đến cấp tỉnh. Các tỉnh trong vùng đã thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng nhiều chương trình, dự án như dự án Giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất, Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo, Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP), thực hiện các mục tiêu về giáo dục chương trình nông thôn mới...
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn vùng tiếp tục được triển khai, đẩy mạnh. Các sở đã chủ trì xây dựng kế hoạch liên ngành cùng với Văn hóa, thể thao và du lịch, Tỉnh Đoàn thanh niên, Hội LHPN tỉnh, Hội Khuyến học... để phối hợp chỉ đạo phong trào; tổ chức ký cam kết tiếp tục thực hiện, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào. 100% Sở GD&ĐT đã chỉ đạo và tổ chức tốt nhiều hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể lành mạnh: Văn nghệ, thể dục thể thao, tìm hiểu truyền thống văn hóa các dân tộc địa phương, tìm hiểu Luật giao thông đường bộ, phòng chống ma túy, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, viết thư quốc tế UPU,... (Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng). Một số tỉnh đã có sáng kiến nổi bật: Điện Biên tổ chức “Tết trồng cây tri ân các anh hùng liệt sỹ”; Bắc Kạn thành lập các “Câu lạc bộ tiếng Anh” để thu hút học sinh học và sử dụng Tiếng Anh; Bắc Giang có cuộc thi “Tài trí học Đường”; Tuyên Quang có mô hình “Gánh cơm nuôi trẻ”... Tham gia Hội khỏe Phù đổng toàn quốc khu vực I, nhiều tỉnh đạt thành tích cao như Hòa Bình, Phú Thọ, Điện Biên, Lạng Sơn...Hiện nay, các tỉnh đang tích cực huấn luyện các môn thi đấu để tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc tại Cần Thơ vào cuối tháng 7, tháng 8/2012. 100% các trường phổ thông trên địa bàn có di tích lịch sử, văn hóa tiếp tục nhận chăm sóc và phát huy giá trị các công trình; nhận chăm sóc các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sỹ... Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được đặc biệt quan tâm. Một số Sở như Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Điện Biên, Yên Bái phối hợp với ngành Văn hóa, thể thao và du lịch đưa các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi, múa hát trong các nhà trường. Toàn vùng có 2 di sản văn hóa thế giới, 2.855 di tích, công trình lịch sử, văn hóa quốc gia và địa phương, 93 Mẹ Việt Nam anh hùng, gần 5000 gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình có công với cách mạng được các cơ sở giáo dục quan tâm chăm sóc, giữ gìn và phát huy giá trị; trên 80% số công trình vệ sinh, 70% số công trình nước sạch của các cơ sở giáo dục đảm bảo hợp vệ sinh. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác ngoại khóa tăng so với năm học trước; các sở đảm bảo có từ 50% trở lên số trường có các hạng mục phục vụ TDTT (nhà tập, sân tập), trên 50% số trường có nhân viên y tế. Thực hiện đầy đủ chương trình nội khóa, tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định của Bộ GD&ĐT; tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên thể dục và cán bộ làm công tác giáo dục thể chất trường học. Nhiều trường học có câu lạc bộ thể thao của học sinh, sinh viên; phối hợp với ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch cử nhiều đoàn tham dự các giải thi đấu khu vực và toàn quốc. Duy trì tốt công tác y tế trường học, thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động y tế học đường; làm tốt các công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế, phòng chống dịch bệnh cho học sinh.
Các Sở vùng 1 tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 100% các sở đã thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, 100% các cơ sở giáo dục các tỉnh đã thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo, phối hợp với công đoàn các cơ sở chỉ đạo cán bộ, giáo viên cam kết và tổ chức ký cam kết thực hiện. Gắn nội dung thực hiện cuộc vận động với việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành. Một số địa phương đã phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền tổ chức cuộc vận động, cuộc thi viết về đề tài nhà giáo và nhà trường, gắn việc tuyên truyền về các cuộc vận động với các sự kiện, ngày lễ, ngày kỷ niệm (Bắc Giang, Yên Bái, Cao Bằng....). Tuy nhiên trong toàn vùng vẫn còn có 06 trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo (Hà Giang 02, Thái Nguyên 04).
100% các sở trong vùng đã tham mưu với UBND tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của tỉnh; ban hành chỉ thị, các văn bản chỉ đạo trong năm học. Nhiều sở đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh có chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục (Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Ninh, Yên Bái), có những giải pháp tích cực, hỗ trợ mỗi học sinh bán trú dân nuôi. Tích cực phát triển và nhân rộng mô hình trường dân tộc bán trú ở vùng cao, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai...).
Tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua vùng I, Sở GD&ĐT Phú Thọ được Khối thi đua vùng I bầu làm trưởng khối; Sở GD&ĐT Hòa Bình được bầu làm phó trưởng Khối . Hòa Bình tiếp tục được Khối thi đua vùng I đè nghị Bộ GD&ĐT khen thưởng 16/16 lĩnh vực công tác đạt xuất sắc và đề nghị Bộ GD&ĐT tặng Thi đua xuất sắc, tiêu biểu.
Hồng Mạc
Văn phòng - Sở GDĐT
132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU
Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.
Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non
Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.
Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.
Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế
Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn
Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.
Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh
Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.