Hoạt động dạy và học :: 29/12/2011

Nắm bắt vận hội mới xây dựng nền Giáo dục tiên tiến trên quê hương Hoà Bình

Bước sang năm mới Nhâm Thìn 2012, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà đứng trước nhiều vận hội và thời cơ mới, những cách làm mới, tư duy mới về phát triển Giáo dục và Đào tạo đồng thời cũng đặt ra những thách thức, khó khăn mới.


         Năm 2011 đã kết thúc. Nhìn lại năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh nhà đã gặt hái được nhiều thành công. Quy mô trường lớp phát triển mạnh. Toàn tỉnh có trên 700 trường học với 185.965 học sinh, học viên, sinh viên. Một thành tựu rất quan trọng của GD&ĐT Hòa Bình là đã đảm bảo tốt nhất về “Quyền được giáo dục, học tập của trẻ em”. Cơ hội học tập của trẻ em khuyết tật, trẻ em gái được đảm bảo; không có sự phân biệt về cơ hội học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Hàng năm, toàn tỉnh có từ 98 - 99,8% học sinh đến trường học tập. Các trường vùng thuận lợi, thành phố, thị trấn đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngang bằng với các tỉnh thành phố có điều kiện kinh tế phát triển của cả nước. Các chỉ số phản ánh về quy mô phát triển trường lớp, học sinh trong tỉnh đã khẳng định cơ hội học tập của trẻ em được thực hiện tốt. Chất lượng dạy học, hiệu quả đào tạo được nâng cao. Chất lượng đại trà có nhiều chuyển biến rõ nét; chất lượng mũi nhọn tiếp tục được khẳng định.
           Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác Phổ cập Giáo dục. Hiện nay, Hòa Bình đang tích cực triển khai thực hiện PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, phấn đấu đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi vào cuối tháng 5 năm 2012.
           Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn ngành có 20.312 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 15.710 giáo viên các cấp học. Toàn ngành có 2 Tiến Sỹ, 175 Thạc sỹ các chuyên ngành; 3 nghiên cứu sinh; 72 học viên cao học cùng và hàng nghìn giáo viên có trình độ Đại học. 100% cán bộ quản lý giáo dục các cấp được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước. Trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ Nhà giáo từng bước được chuẩn hóa và nâng cao.
          Cơ sở vật chất, trường lớp được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Toàn tỉnh cú 8.508 phòng học trong đó có 5.947 phòng kiên cố chiếm 69,9%; 1.659 phòng bán kiên cố chiếm 19,5%; 968 phòng tạm, phòng khác chiếm 10,6%, có 1.172 phòng ở của giáo viên; 564 phòng thư viện, 394 phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn. Triển khai có kết quả Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Toàn tỉnh có 134 trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 18,9%, trong đó có 25 trường Mầm non; 73 trường Tiểu học; 31 trường Trung học cơ sở và 3 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Toàn tỉnh có 15 thư viện trường học xuất sắc; 30 thư viện trường học tiên tiến và 75 thư viện trường học đạt chuẩn. Ngành đã Khai trương và đưa vào sử dụng có hiệu quả Website ngành GD&ĐT. Ngành đã triển khai họp và giao ban trực tuyến thường kỳ trên Website ngành. Triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục EMIS; PMIS, phần mềm Kế toán. Ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học được đầu tư tăng cường, bộ mặt các nhà trường thay đổi hẳn so với trước kia, ngày càng khang trang sạch đẹp hơn.



          Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được Đảng, Nhà nước, được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm, chăm lo. Toàn tỉnh có 11 trường PT DTNT, trong đó có 1 trường PT DTNT tỉnh, 8 trường PT DTNT huyện và 2 trường PT DTNT liên xã. 100% các huyện vùng khó khăn trong tỉnh có trường PT DTNT. Quy mô học sinh dân tộc phát triển mạnh. Đến nay có 141.355 học sinh là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 76% so với học sinh toàn tỉnh. Có 12.531 cán bộ, giáo viên, nhân viên là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 61%. Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình học tập. Toàn tỉnh có 345 lớp ghép thu hút 2.819 học sinh học tập. Chất lượng dạy - học trong các trường PT DTNT không ngừng được nâng cao. Qua 21 lần thi học sinh giỏi Quốc gia đã có 138 học sinh dân tộc đoạt giải. 100% các trường PT DTNT được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại. Đến nay, toàn tỉnh có 7 trường PT DTNT đạt chuẩn Quốc gia.
            Công tác xây dựng Đảng trong các đơn vị, trường học được chú trọng. Toàn ngành tiếp tục thực hiện có kết quả Chỉ thị 34/CT-TW ngày 30/05/1998 của Bộ Chính trị về “về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng” trong trường học. Đến nay, toàn ngành có 5 đảng bộ và 687 chi bộ trường học với tổng số 8.802 đảng viên, đạt tỷ lệ 43,3% so với tổng số CB, GV, NV toàn ngành. Trong tổng số 8.802 đảng viên có 6.141 đảng viên nữ chiếm 69,7%; 3.686 đảng viên người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 41,8% so với tổng số đảng viên toàn ngành. 100% các trường học có chi bộ; không còn chi bộ sinh hoạt ghộp. 99,6% cán bộ quản lý các cấp là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hàng năm, bình quân toàn ngành kết nạp từ 130-150 đảng viên. Đặc biệt, trường CĐSP đã kết nạp được 90 sinh viên vào Đảng cộng sản Việt Nam. Các Chi bộ, Đảng bộ xứng đáng là nòng cốt, hạt nhân lãnh đạo toàn diện trong các trường học.
           Năm 2011, Ngành GD&ĐT Hòa Bình được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc tiêu biểu và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
                                                                                        **
                                                                                         *
          Năm 2011 đã kết thúc thắng lợi. Năm mới Nhâm thìn đã đến! Thời cơ và vận hội mới đã, đang và sẽ đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo cách nhìn mới về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà trong tương lai.



          Đứng trước thềm năm mới, đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo tỉnh miền núi Hoà Bình nhiều thách thức, khó khăn mới. Trước hết, cần xác định rõ vai trò, vị trí của Giáo dục và Đào tạo với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Vì vậy, mục đích của Giáo dục và Đào tạo cần phải chuyển tri thức của mọi người dân, của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trở thành kỹ năng, tri thức và suy rộng ra dân trí phải trở thành nguồn nhân lực, nhân tài của địa phương. Đó là hướng chủ yếu, tổng quát nhất của Giáo dục và Đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trên quê hương Hoà Bình. Có thể khẳng định, kết quả Giáo dục đối với mỗi người phải thành nội lực của mỗi người. Giáo dục và Đào tạo trong tình hình mới cần phải tạo ra giá trị mới - Giá trị vật chất, giá trị tinh thần cho mọi người. Chính vì vậy, chúng ta rất cần phải có một cách tiếp cận mới, tư duy mới để phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
          Giáo dục và Đào tạo phải tiếp tục đổi và đổi mới mạnh mẽ về tư duy giáo dục cũng như cách làm giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 15 đã đề ra.
           Trước hết, chúng ta phải nâng cao nhận thức và coi trọng thực hiện Giáo dục suốt đời cho cán bộ, nhân dân và học sinh, sinh viên. Học tập suốt đời trên cơ sở Giáo dục nhân cách theo tinh thần giáo dục Nhân văn, Nhân bản. Phải hết sức coi trọng điều kiện học tập theo phương pháp cá thể hoá, phương pháp tự học suốt đời, coi đây là Văn hoá học tập mới. Tri thức phải trở thành kỹ năng, thành tay nghề thành thạo của cán bộ, nhân dân và học sinh, sinh viên. Vì vậy, phải hết sức chú ý đến Giáo dục hướng nghiệp và Giáo dục nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, học viên. Bên cạnh những môn khoa học cơ bản, chúng ta cần chú ý đến các môn học khác nhằm hình thành và phát triển năng lực chung cho học sinh, sinh viên, học viên. Chú ý đặc biệt đến các kỹ năng sống, rèn luyện cho học sinh, sinh viên tư duy khoa học, mạch lạc, lô gic, khả năng biểu đạt thông tin vừa cụ thể vừa khái quát, hình thành thái độ đúng đắn cho học sinh, sinh viên đối với môi trường sống; có thái độ với bản thân, chú ý giáo dục lòng tự tin, tự lý giải các vấn đề của đời sống, khả năng thích nghi với xã hội, năng lực sáng tạo trong cuộc sống...
          Ngoài ra, Giáo dục và Đào tạo phải coi trọng mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên một cách bền vững; rèn luyện cho học sinh, sinh viên khả năng giao tiếp, ứng xử nhanh nhạy; chú ý giáo dục văn hoá, tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh, sinh viên...
           Cùng với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đòi hỏi phải phát huy, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên phát triển ở mức cao, coi trọng cá tính và bản lĩnh, phát huy tiềm năng, nội lực cực kỳ to lớn, phong phú của gần 20 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành và gần 20 vạn học sinh, sinh viên trong tỉnh đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng của địa phương.



            Để thực hiện tốt mục tiêu trên, chúng ta cần coi trọng cả giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội. Giáo dục Nhà trường, phải chú ý coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; hiện đại hóa các phương tiện dạy và học, thực hiện dân chủ hoá, bao gồm: Dân chủ hóa giáo dục, dân chủ hóa nhà trường, dân chủ hóa công tác quản lý giáo dục. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thực hiện tốt khẩu hiệu: “Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Mọi người cùng làm giáo dục, nhà nước và xã hội cùng làm giáo dục, tỉnh và ngành cùng làm giáo dục, tạo nên phong trào to lớn ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ Giáo dục.
           Gia đình - Nhà trường - Xã hội động viên tinh thần và vật chất tạo thêm động lực cho giáo dục phát triển. Xã hội hoá giáo dục tăng thêm nguồn lực cho Giáo dục, trước mắt là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại, phục phụ đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...
           Bước sang năm mới Nhâm Thìn 2012, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà đứng trước nhiều vận hội và thời cơ mới, những cách làm mới, tư duy mới về phát triển Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức, khó khăn mới. Vinh dự, tự hào đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì do Nhà nước tặng thưởng và rất nhiều phần thưởng cao quý khác, Phát huy những thành tựu đã đạt được, toàn ngành nắm bắt thời cơ, vận hội mới tiếp tục đưa sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình lên một tầm cao mới, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trên quê hương Hoà Bình.

                  Nguyễn Minh Thành
         Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Văn phòng - Sở GDĐT

132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học

Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU

Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.

Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non

Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.

Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.

Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế

Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn

Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.

Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh

Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.