Hoạt động dạy và học :: 18/10/2011

Nữ cán bộ, giáo viên tiếp tục khảng định vai trò, vị thế trong xã hội

Ngành Giáo dục và Đào tạo thường xuyên quan tâm, chăm lo đến vị thế xã hội của nữ cán bộ, giáo viên; vai trò của nữ cán bộ giáo viên trong các đơn vị, trường học và trong xã hội ngày càng được tăng cường.


            Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 646/TTG ngày 7/11/1994 của Chính phủ về việc tổ chức hoạt động “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ” và Chỉ thị số 15/GD-ĐT ngày 19/9/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ ngành Giáo dục và Đào tạo trong tình hình mới, năm 2001 nữ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục giành được nhiều thành tích quan trọng.
           Quy mô đội ngũ cán bộ nữ các cấp trong ngành tiếp tục phát triển mạnh. Toàn ngành có trên 20 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có trên 80% là nữ. Đó là lực lượng to lớn, hùng hậu, là lực lượng chính, nòng cốt trong các đơn vị, trường học và các cơ sở giáo dục trong tỉnh góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của ngành. Đi đôi với việc kiện toàn công tác tổ chức, Ban “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” ngành GD&ĐT chỉ đạo, triển khai các hoạt động có hiệu quả và chất lượng. Trước hết là việc xây dựng kế hoạch chiến lược trong ngành, những định hướng và hoạch định phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên nữ được coi trọng. Thường xuyên quan tâm, chăm lo đến vị thế xã hội của nữ cán bộ, giáo viên; vai trò của nữ cán bộ giáo viên trong các đơn vị, trường học và trong xã hội ngày càng được tăng cường.



             Ngành GD&ĐT có nhiều giải pháp, biện pháp nâng cao trình độ chính trị, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên như bổ nhiệm, đề bạt cán bộ nữ; đưa cán bộ, giáo viên nữ có trình độ đi học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn. Nhiều cán bộ, giáo viên nữ trong ngành có trình độ chính độ, chuyên môn vững vàng, đảm nhận các vị trí quan trọng, chủ chốt của ngành, của các đơn vị, trường học...
             Coi trọng và tạo điều kiện bình đẳng cho Phụ nữ trong ngành về mọi mặt. Quan tâm đến đội ngũ cán bộ nữ trong việc ưu tiên cho nữ cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ; tham mưu với địa phương để có chế độ chính sách cho nữ cán bộ, giáo viên. Đến nay, toàn ngành đã có 32 nữ giáo viên có trình độ trên đại học; hàng nghìn nữ giáo viên có trình độ Đại học, cao đảng.



           Ban “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ” ngành GD&ĐT thường xuyên tham mưu, tư vấn cho các uỷ Đảng, chính quyền địa phương về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Phụ nữ trong đó có nữ cán bộ, giáo viên, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên môn của Ban. Tham mưu, đề xuất, xây dựng và phổ biến các chính sách đối với nữ cán bộ, quản lý, giáo viên, công nhân viên, chế độ chính sách đối với nữ học sinh, sinh viên. Thường xuyên quan tâm đến đời sống của nữ cán bộ, giáo viên; chú ý đến cán bộ, giáo viên nữ trong khi điều động, phân công công tác; tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập chính đáng cho nữ cán bộ giáo viên trong công tác và giảng dạy.
            Phối hợp, tham gia xây dựng các kế hoạch hành động “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ”, đặc biệt là đi đầu trong việc triển khai thực hiện các nội dung, chương trình của Ban. Ngoài ra, thường xuyên giám sát thực hiện Luật pháp, chính sách đối với nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hoạt động “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ” nhằm cải thiện đời sống và địa vị, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo của nữ cán bộ, giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi để Phụ nữ trong các đơn vị, trường học, trong các cơ sở giáo dục được tham gia đầy đủ và bình đẳng vào tất cả các lĩnh vực theo quản lý của ngành và các hoạt động xã hội khác.



             Tuy còn gặp nhiều khó khăn, song ngành GD&ĐT thường xuyên cải thiện điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nữ cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên nữ như: chỉ đạo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo độ tuổi, tuyên truyền các bậc cha mẹ và cộng đồng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện tốt các chuyên đề và lễ giáo... Nâng cao chất lượng nuôi ở các lớp bán trú; chống trẻ em suy dinh dưỡng; tổ chức trồng vườn cây ăn quả, rau xanh cho các cháu mẫu giáo; tổ chức đa dạng các loại trường lớp mầm non để thu hút trẻ vào nhà trẻ mẫu giáo giúp cho chị em Phụ nữ có điều kiện lao động và học tập. Tiếp tục đầu tư khu nội trú cho giáo viên và học sinh nội trú; tăng cường điều kiện làm việc cho nữ cán bộ, giáo viên, nhất là nữ giáo viên vùng cao. Tổ chức cho nữ giáo viên, cán bộ đi tham quan trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy tại các tỉnh bạn.
             Bảo vệ, phát huy quyền của phụ nữ và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội. Quyền lợi của nữ cán bộ, giáo viên trong và ngoài biên chế nhà nước được đảm bảo. Không có sự phân biệt đối xử không công bằng, bất bình đẳng đối với cán bộ, giáo viên. Nữ cán bộ, giáo viên đã tham gia vào các hoạt động xã hội như quyên góp ủng hộ, nạn nhân chất độc màu da cam và các hoạt động từ thiện khác.



             Tăng cường vai trò của nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong gia đình và xã hội. Chú ý phát triển kinh tế phụ gia đình, nuôi con khoẻ dạy con ngoan; xây dựng gia đình Nhà giáo có văn hoá, thực hiện tốt nếp sống khu dân cư. Đến nay toàn Ngành đã có trên 95% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình "Nhà giáo văn hoá"; thi đua tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Phát huy vai trò của nữ cán bộ, giáo viên trong quản lí môi trường tài nguyên, đóng góp vào sự phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống. Tiếp tục phát động và hưởng ứng sâu rộng phong trào xây dựng trường "Xanh, sạch, đẹp" ở nhà trường và gia đình. Toàn ngành có 100% đơn vị đăng kí thực hiện xây dựng đơn vị, trường học "Xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn" trong đó có 85% đạt tiêu chuẩn.
             Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi bình đẳng nam, nữ trong ngành và trong xã hội. Thông qua các đợt sinh hoạt nữ công, trao đổi bàn bạc về quyền lợi, nghĩa vụ của nữ cán bộ, giáo viên... Nâng cao năng lực của bộ máy hoạt động của Ban “Vì sự Tiến bộ của Phụ nữ” tại các đơn vị, trường học. Bảo vệ và tạo điều kiện để trẻ em gái phát triển về mọi mặt. Mở các lớp tiểu học, mầm non đến các thôn, bản. Đa dạng hoá các loại hình trường lớp cho trẻ em có cơ may đến trường học tập, nhất là các em gái và học sinh nữ người dân tộc ít người....



            Có thể nói, Ban “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ” ngành GD&ĐT hoạt động tích cực và đạt được nhiều thành tích toàn diện trên khắp các mặt hoạt động. Vị thế gia đình và xã hội của nữ cán bộ, giáo viên được nâng lên đáng kể. Vai trò, vị trí của nữ cán bộ, giáo viên ngày càng được khẳng định. Nữ cán bộ, giáo viên thựuc sự là lực lượng đông đảo, nòng cốt trong các phong trào của ngành và xã hội đã tạo nên nét mới trong hoạt động của ngành góp phần rất quan trọng vào thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành.



             Bước vào giai đoạn mới, đặt ra cho nữ cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT nhiều thách thức và khó khăn, đòi hỏi nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành phấn đấu để vị trí xã hội, vị thế nữ cán bộ, giáo viên được khảng định thông qua chất lượng các hoạt động, nhất là trong quản lý giáo dục và công tác giảng dạy góp phần đưa sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà lên tầm cao mới.

               Ngô Thị Oanh
Văn phòng - Sở GDĐT

132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học

Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU

Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.

Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non

Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.

Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.

Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế

Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn

Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.

Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh

Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.