Hoạt động dạy và học :: 20/08/2011
Hoà Bình phổ cập giáo dục mầm non trước Hà Nội
Theo lộ trình của Bộ GD-ĐT về phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, Hà Nội sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2014, trong khi Hoà Bình xong nhiệm vụ năm 2012. Tỉnh miền núi này là 1 trong 10 tỉnh, thành sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non ở giai đoạn 1 (2010-2012).
10
tỉnh, thành gồm: Hoà Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Thái Bình, Hà Tĩnh, Khánh Hoà và TP.HCM. 53 địa phương còn lại sẽ hoàn thành
nhiệm vụ này ở giai đoạn 2 (từ năm 2013-2015).
Đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh) và miền Đông Nam Bộ (7 tỉnh) là hai khu vực “chậm” nhất trong mục tiêu giáo dục này. Trong 7 vùng, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (8 tỉnh) là nơi đi đầu với 5/8 địa phương “về đích” trong giai đoạn 1. Trong 5 đô thị lớn, chỉ có TP.HCM đặt thời hạn hoàn thành kế hoạch năm 2012, còn Hà Nội và Hải Phòng là năm 2014, trong khi với Đà Nẵng và Cần Thơ là năm 2015.
Đề án Phổ cập Giáo dục Mầm non đặt mục tiêu đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi đều được đến lớp
Đề
án Phổ cập Giáo dục Mầm non giai đoạn 2010-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tháng 2/2010 với mục tiêu chung là bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi
vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ 1 năm
học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và
tâm sinh lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng trẻ em vào lớp 1.
Đề án có kinh phí gần 15 ngàn tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước khoảng 12 ngàn tỷ đồng, được phân bổ cho 4 dự án: Xây dựng phòng học, phòng chức năng theo quy định của điều lệ trường mầm non, (dự kiến 9,2 ngàn tỷ), Mua sắm trang thiết bị, đồ chơi (2,2 ngàn tỷ), Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và hỗ trợ trẻ em nghèo (2,9 ngà tỷ), Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cho 86 huyện nghèo (360 tỷ).
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan là hướng dẫn các địa phương thực hiện chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mầm non 5 tuổi ở các địa bàn khó khăn, với mức 120.000 đồng/em/tháng.
Bộ sẽ triển khai xây dựng 86 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở 62 huyện nghèo (trong đó có 24 huyện miền núi của 6 tỉnh giáp Tây Nguyên). Đồng thời xây dựng chế độ, chính sách cho giáo viên ngoài biên chế và chuẩn bị các điều kiện để trẻ được làm quen với Tin học, Ngoại ngữ.
Theo đề án, đến năm 2015 sẽ có 39.000 phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được kiên cố hóa; đào tạo và nâng chuẩn cho 22.400 ngàn giáo viên; 100% trẻ 5 tuổi được học chương trình giáo dục mầm non mới để chuẩn bị vào lớp 1...
Đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh) và miền Đông Nam Bộ (7 tỉnh) là hai khu vực “chậm” nhất trong mục tiêu giáo dục này. Trong 7 vùng, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (8 tỉnh) là nơi đi đầu với 5/8 địa phương “về đích” trong giai đoạn 1. Trong 5 đô thị lớn, chỉ có TP.HCM đặt thời hạn hoàn thành kế hoạch năm 2012, còn Hà Nội và Hải Phòng là năm 2014, trong khi với Đà Nẵng và Cần Thơ là năm 2015.
Đề án Phổ cập Giáo dục Mầm non đặt mục tiêu đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi đều được đến lớp
Đề án có kinh phí gần 15 ngàn tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước khoảng 12 ngàn tỷ đồng, được phân bổ cho 4 dự án: Xây dựng phòng học, phòng chức năng theo quy định của điều lệ trường mầm non, (dự kiến 9,2 ngàn tỷ), Mua sắm trang thiết bị, đồ chơi (2,2 ngàn tỷ), Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và hỗ trợ trẻ em nghèo (2,9 ngà tỷ), Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cho 86 huyện nghèo (360 tỷ).
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan là hướng dẫn các địa phương thực hiện chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mầm non 5 tuổi ở các địa bàn khó khăn, với mức 120.000 đồng/em/tháng.
Bộ sẽ triển khai xây dựng 86 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở 62 huyện nghèo (trong đó có 24 huyện miền núi của 6 tỉnh giáp Tây Nguyên). Đồng thời xây dựng chế độ, chính sách cho giáo viên ngoài biên chế và chuẩn bị các điều kiện để trẻ được làm quen với Tin học, Ngoại ngữ.
Theo đề án, đến năm 2015 sẽ có 39.000 phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được kiên cố hóa; đào tạo và nâng chuẩn cho 22.400 ngàn giáo viên; 100% trẻ 5 tuổi được học chương trình giáo dục mầm non mới để chuẩn bị vào lớp 1...
Lan Anh
Theo nguồn- vnMedia
Văn phòng - Sở GDĐT
132 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
KINH NGHIỆM DẠY TIẾT HỌC THƯ VIỆN HIỆU QUẢ TỪ TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT A MAI CHÂU
Thực hiện việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học ngoài không gian lớp học, tạo hứng thú cho học sinh bằng hình thức tổ chức tiết học tại thư viện. Phát huy hoạt động của Thư viện trong việc khuyến khích, vận động học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng sống, góp phần nâng cao “văn hóa đọc” cho GV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường hoạt động rèn luyện, thực hành vận dụng kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng viết cảm nhận và thuyết trình về sách, từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò quan trọng của sách trong đời sống con người.
Hội thảo và Tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường mầm non
Ngày 11/10/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, kết hợp với tập huấn nâng cao năng lực cho các hiệu trưởng trường mầm non trên địa bàn tỉnh.
Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen đọc sách cho học sinh
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cao năng lực dạy tiết đọc thư viện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên thư viện.
Ngôi trường có 3 thủ khoa của tỉnh được “mưa” điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Trong những ngày qua, ngôi trường vinh dự được Bác Hồ về thăm - Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Hoà Bình luôn trong không khí phấn khởi, rộn ràng bởi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt được 35/191 điểm 10 và có 3/7 thủ khoa tiêu biểu của tỉnh.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế
Ngày 28/6, thí sinh tỉnh Hoà Bình tại 38 điểm thi bước vào ngày thi thứ 2 và cũng là ngày thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 tại tỉnh diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/6). Thời gian qua, các trường trung học cơ sở (THCS) trong tỉnh tăng tốc tập trung cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Sở Giáo dục và Đào tạo dự Hội thảo mô hình “Xây dựng vườn trải nghiệm gắn với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cấp tiểu học” tại Trường TH&THCS Cao Răm, huyện Lương Sơn
Ngày 08/5/2024, Sở GD&ĐT tham dự Hội thảo Báo cáo kết quả triển khai mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học cấp tỉnh tại trường TH&THCS Cao Răm huyện Lương Sơn.
Trường THPT Mường Bi tăng cường ôn thi tốt nghiệp cho học sinh
Cuối tháng 6, học sinh lớp 12 trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thời điểm này, công tác ôn thi tốt nghiệp đang được Trường THPT Mường Bi, huyện Tân Lạc chú trọng nhằm đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.