Cơ quan Sở :: 04/07/2022

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Chính trị tư tưởng và Giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Chính trị tư tưởng và Giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp được quy định tại các Quyết định số 121/QĐ-SGD&ĐT ngày 14/01/2022 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình.
1. Chức năng
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác giáo dục chính trị và học sinh, sinh viên; công tác giáo dục dân tộc, tôn giáo, giáo dục thể chất, y tế và thể thao trường học; công tác giáo dục Quốc phòng - An ninh và quân sự địa phương; công tác giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp.
2. Nhiệm vụ
2.1. Giáo dục chính trị và học sinh, sinh viên
a) Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên; theo dõi, xử lý các vấn đề về chính trị, tư tưởng trong học sinh, sinh viên; hướng dẫn công tác phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các đơn vị chuyên trách trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.
b) Hướng dẫn xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực hiện các chuẩn mực đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; xây dựng môi trường giáo dục nền nếp, kỷ cương, lành mạnh; giáo dục thẩm mỹ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong học sinh, sinh viên; hướng dẫn học sinh, sinh viên khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội vào mục đích học tập và giải trí lành mạnh; phòng chống tệ nạn xã hội, AIDS, ma túy, mại dâm; tư vấn tâm lý học đường; công tác Đoàn, Hội, Đội và công tác thanh niên trong trường học.
c) Hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc quản lý học sinh, sinh viên; xây dựng trường học an toàn, thân thiện; giáo dục an toàn giao thông, công tác phòng cháy, chữa cháy; công tác phòng chống thiên tai, ô nhiễm môi trường; hướng dẫn, kiểm tra, dịch vụ việc làm, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, dịch vụ công tác xã hội, kỷ luật học sinh, sinh viên. Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn, kiểm tra phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội và bảo đảm an ninh trật tự cho học sinh, sinh viên.
2.2. Giáo dục dân tộc
a) Hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục dân tộc, tôn giáo. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trường học trong việc triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục dân tộc. Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
b) Chỉ đạo các hoạt động giáo dục dân tộc trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các lực lượng xã hội có liên quan tổ chức, tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh dân tộc.
c) Triển khai hồ sơ, sổ sách có liên quan đến công tác giáo dục dân tộc. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao nghiệp vụ, chế độ chính sách, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giáo dục dân tộc, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên công tác ở vùng dân tộc.
2.3. Giáo dục thể chất, y tế và thể thao trường học
a) Tổ chức triển khai các đề án, dự án về hoạt động thể chất trong trường học, hoạt động ngoại khóa. Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá về công tác giáo dục thể chất trong trường học.
b) Hướng dẫn, triển khai, kiểm tra các hoạt động y tế trường học; công tác giáo dục vệ sinh môi trường, an toàn trường học; công tác dân số (kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, sức khoẻ sinh sản vị thành niên); bảo vệ chăm sóc trẻ em trong nhà trường; giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh, sinh viên. Hướng dẫn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ y tế trường học.
c) Hướng dẫn, triển khai, kiểm tra, đánh giá phong trào luyện tập thể dục thể thao của các cơ sở giáo dục, đào tạo; các câu lạc bộ thể dục thể thao học sinh, sinh viên; hướng dẫn, tổ chức, tham gia các hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế (nếu có).
2.4. Giáo dục Quốc phòng - An ninh và quân sự địa phương
a) Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống khủng bố; an ninh, trật tự an toàn của Sở Giáo dục và Đào tạo và trong các cơ sở giáo dục.
b) Tổ chức thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng an ninh cho học sinh, sinh viên. Hướng dẫn, tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh sinh viên, cán bộ giáo viên.
c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; đăng ký nghĩa vụ quân sự, lực lượng dự bị động viên; các hoạt động sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tự vệ, tham gia nhiệm vụ phòng thủ khu vực. Kiểm tra việc thực hiện công tác quân sự, quốc phòng, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho công chức, viên chức của Cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc Sở.
2.5. Giáo dục thường xuyên
a) Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục thường xuyên (gồm các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ, chính khóa...). Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn; chương trình giáo dục phổ thông cho đối tượng học theo hình thức giáo dục thường xuyên.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xóa đói, giảm nghèo; xây dựng xã hội học tập; xây dựng nông thôn mới. Xây dựng báo cáo tổng hợp, kết quả thực hiện; lập Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận huyện, thành phố đạt chuẩn; lập Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, công nhận tỉnh Hòa Bình đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
c) Thẩm định các đề án thành lập, cấp phép, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi, đổi tên, giải thể, thu hồi giấy phép hoạt động các cơ sở giáo dục thường xuyên ngoài công lập (Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học, giáo dục kỹ năng sống,…) thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
d) Kiểm tra, đánh giá các đơn vị, các địa phương trong việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên và chất lượng giáo dục thường xuyên; phối hợp với các đơn vị xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực hiện các quy định về quy chuẩn bảo đảm chất lượng giáo dục thường xuyên.
2. 6. Giáo dục chuyên nghiệp
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng; quy chế đào tạo các trình độ giáo dục chuyên nghiệp theo hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo trong nước, với nước ngoài và công tác cử tuyển.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các điều kiện hoạt động đào tạo trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Kiểm tra điều kiện hoạt động đào tạo các cơ sở giáo dục đại học (liên kết đào tạo tại địa phương,…); kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học; tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
2.7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công.
Sở GDĐT
Văn phòng

Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở

Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở được quy định tại Quyết định số 121/QĐ-SGD&ĐT ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình.

Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở

Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở được quy định tại Quyết định số 121/QĐ-SGD&ĐT ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình.

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục mầm non và Giáo dục tiểu học

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục mầm non và Giáo dục tiểu học được quy định tại Quyết định số 121/QĐ-SGD&ĐT ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình.

Phát huy truyền thống xứng đáng là cơ quan “đầu não” của ngành

Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan “ Đầu não” của ngành GD&ĐT kể từ khi thành lập đến nay các thế hệ cán bộ, chuyên viên trong cơ quan Sở luôn phát huy truyền thống với tinh thần trách nhiệm tâm huyết với sự nghiệp “Trồng người”, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân.

Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình - Những chặng đường lịch sử

Ngành Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã góp phần quan trọng trong việc tiếp tục được gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và bản sắc dân tộc, trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.