Tiêu điểm - Sự kiện :: 20/08/2011
Nhìn lại 4 năm triển khai thực hiện cuộc vận động "Hai không" trong ngành Giáo dục
Ngành GD&ĐT Hoà Bình đã sớm triển khai trong các đơn vị, trường học về thực hiện cuộc vận động "Hai không" trong toàn ngành bàn các giải pháp biện pháp triển khai thực hiện cuộc vận động và cùng nhau ký cam kết thực hiện tốt cuộc vận động
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” tại Hội nghị
Tổng kết năm học 2005 - 2006; triển khai nhiệm vụ năm học 2006 - 2007. Ngành
GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh Hoà Bình ra Chỉ thị số 18/2006/CT-UBND ngày
11/10/2006 về việc thực hiện cuộc vận động
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục”.
UBND tỉnh đã có Quyết định số 2629/QĐ-UBND ngày 19/9/2006 về việc thành lập Ban
chỉ đạo cuộc vận động. Từ đó đến nay,
cuộc vận động “Hai không” trong ngành GD&ĐT đã được triển khai sâu rộng với
chất lượng ngày càng thực chất hơn.
Ngành GD&ĐT chủ động phối kết hợp với Công an tỉnh, Đoàn TNCSHCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Công đoàn Giáo dục Hoà Bình, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hoà Bình, Hội Khuyến học tỉnh ký chương trình phối hợp hoạt động liên ngành triển khai thực hiện cuộc vận động. Ban chỉ đạo cuộc vận động của tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, trường học Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng đến tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ngành và phổ biến đến các đơn vị, trường học, các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Chỉ thị 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành GD&ĐT Hoà Bình cơ quan thường trực BCĐ đã sớm triển khai trong các đơn vị, trường học về thực hiện cuộc vận động. Tổ chức trong toàn ngành bàn các giải pháp biện pháp triển khai thực hiện cuộc vận động và cùng nhau ký cam kết thực hiện tốt cuộc vận động với 4 đối tượng trong đơn vị, trường học bao gồm cán bộ quản lý các nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
Ngày 5/9 hằng năm, tại Lễ khai giảng và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tất cả các đơn vị, trường học đều công bố cam kết thực hiện cuộc vận động.
Để cuộc vận động “Hai
không” đi vào nền nếp và có chất lượng thực chất, ngành GD&ĐT hằng năm đã
tổ chức Hội nghị thi đua trong toàn ngành triển khai công tác Thi đua. Nội
dung bàn các giải pháp, biện pháp khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục. Triển khai kế hoạch đổi mới công tác thi
đua khen thưởng trong giai đoạn mới, khắc phục bệnh thành tích trong thi đua.
Từ năm học 2006 - 2007 đến nay, ngành GD&ĐT đã tổ chức thi đua theo các
khối đơn vị, trường học; không áp đặt
các chỉ tiêu thi đua đối với các đơn vị, trường học; các đơn vị, trường học tự
xây dựng các chỉ tiêu thi đua cho phù hợp và phấn đấu đạt các chỉ tiểu thi đua
do đơn vị đặt ra. Tổ chức thi đua theo khối phù hợp với cấp học, phù hợp với
vùng miền và để các đơn vị, trường học trong khối thi đua tự kiểm tra chéo và
bình xét báo cáo kết quả về hội đồng thi đua ngành quyết định. Trong từng khối
thi đua đã ký cam kết thực hiện cuộc vận động và giao ước thi đua thực hiện tốt
các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học.
Trong thời gian qua, ở tỉnh Hoà Bình chưa phát hiện thấy cán bộ quản lý, giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể học sinh, vi phạm quy định về các hành vi không được làm đối với nhà giáo tại Điều 75 của Luật Giáo dục năm 2005. Tuy nhiên, ngành thường xuyên kiểm tra, rà soát, nếu phát hiện có các hiện tượng và vụ việc trên; tiếp tục chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, kiểm tra, kết luận, lập hồ sơ vụ việc để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật thích đáng những người có hành vi sai phạm và những người thiếu trách nhiệm trong quản lý để xẩy ra các sai phạm đó. Bộ GD&ĐT đã Thanh tra thực hiện cuộc vận động tại tỉnh và kết luận Hoà Bình đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT đầu năm học mới và triển khai tốt cuộc vận động.
Tuy nhiên sau 4 năm triển khai cuộc vận động, trên phạm vi toàn tỉnh còn một số tồn tại, nhược điểm cần kịp thời chỉ đạo khắc phục. Một số đơn vị, trường học tổ chức ký cam kết thực hiện cuộc vận động còn mang tính hình thức. Việc ký kết chương trình phối hợp hoạt động còn chậm. Các gương điển hình trong cuộc vận động còn ít, việc nhân các điển hình chưa rộng rãi và có chiều sâu. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên.
Chuẩn bị bước vào năm học mới 2010 - 2011, Ban chỉ đạo cuộc vận động và ngành GD&ĐT tiếp tục chỉ dạo các địa phương, các đơn vị, trường học thực hiện tốt cuộc vận động và đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu chất lượng.
Nguyễn Hồng Mạc
Ngành GD&ĐT chủ động phối kết hợp với Công an tỉnh, Đoàn TNCSHCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Công đoàn Giáo dục Hoà Bình, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hoà Bình, Hội Khuyến học tỉnh ký chương trình phối hợp hoạt động liên ngành triển khai thực hiện cuộc vận động. Ban chỉ đạo cuộc vận động của tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, trường học Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng đến tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ngành và phổ biến đến các đơn vị, trường học, các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Chỉ thị 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành GD&ĐT Hoà Bình cơ quan thường trực BCĐ đã sớm triển khai trong các đơn vị, trường học về thực hiện cuộc vận động. Tổ chức trong toàn ngành bàn các giải pháp biện pháp triển khai thực hiện cuộc vận động và cùng nhau ký cam kết thực hiện tốt cuộc vận động với 4 đối tượng trong đơn vị, trường học bao gồm cán bộ quản lý các nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
Ngày 5/9 hằng năm, tại Lễ khai giảng và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tất cả các đơn vị, trường học đều công bố cam kết thực hiện cuộc vận động.
Tổ chức các hội nghị toàn
ngành bàn các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong các
trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, TTGDTX. Ngành đã tổ chức ở tất cả các cấp
học Hội nghị tập trung bàn các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng dạy và
học trong các nhà trường. Nội dung tập trung đánh giá thực trạng dạy và học các
cấp học trong những năm qua và xây dựng
các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng toàn diện trong các trường học,
các Trung tâm mà trọng tâm là chất lượng dạy và học. Chỉ đạo các đơn vị, trường
học khảo sát toàn thể học sinh các lớp, thuộc các cấp học đầu năm học; phân
loại từng đối tượng học sinh. Diện học sinh có học lực yếu kém có kế hoạch giúp
đỡ, bồi dưỡng cụ thể. Yêu cầu giải quyết
diện học sinh học lực yếu, kém vẫn được lên lớp. Lập danh sách những học sinh
thuộc diện nói trên, xác định mức độ yếu kém và nguyên nhân yếu kém đối với
từng học sinh, từng cấp học và có các giải pháp, biện pháp phân công giáo viên
giúp đỡ, thông báo tới gia đình phụ huynh học sinh phối kết hợp giúp đỡ con em
nâng cao chất lượng học tập.
Tập trung chấn chỉnh kỷ
cương, nền nếp trường học. Coi trong công tác thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh Công tác tuyên truyền, phổ biến nội
dung cuộc vận động đến cán bộ, giáo viên, học sinh, các tổ chức đoàn thể và
nhân dân. Tham mưu với các uỷ đảng, chính quyền địa phương ban hành các văn bản
thực hiện cuộc vận động; Tập trung vào các nội dung thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học. Chấn chỉnh việc cắt xén nội dung,
chương trình, kế hoạch giáo dục; việc thực hiện quy chế đánh giá, ngăn ngừa
hiện tượng cho điểm tuỳ tiện trong kiểm tra, đánh giá dẫn đến sai lệch với thực
chất trình độ năng lực, phẩm chất của học sinh. Các biện pháp xử lý những hành
vi mang tài liệu quay cóp trong kiểm tra, thi cử; tổ chức thi, kiểm tra phù hợp
với từng cơ sở giáo dục để đảm bảo kết quả khách quan, chính xác. Thực hiện quy
trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh khách quan, đúng quy chế. Cải tiến
công tác quản lý đào tạo, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo. Các
cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện cuộc vận động sẽ được thực hiện với các hình
thức thường xuyên lồng ghép với các cuộc thanh tra toàn diện và đột xuất trong
các cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Sở thực hiện theo kế hoạch thanh tra
năm học. Các đơn vị trường học trong tỉnh xây dựng kế hoạch tự kiểm tra của
Hiệu trưởng, phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên thường xuyên kiểm tra đôn
đốc các nội dung chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
của đơn vị đã triển khai. Xác định đúng
vai trò, chức năng của công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện
cuộc vận động. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra thiết thực, sát với
yêu cầu của cuộc vận động. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và thực hiện
tốt kế hoạch đã đề ra. Tăng cường công tác thu thập và xử lý các thông tin liên
quan đến cuộc vận động, đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời các tình
huống xảy ra.Trong thời gian qua, ở tỉnh Hoà Bình chưa phát hiện thấy cán bộ quản lý, giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể học sinh, vi phạm quy định về các hành vi không được làm đối với nhà giáo tại Điều 75 của Luật Giáo dục năm 2005. Tuy nhiên, ngành thường xuyên kiểm tra, rà soát, nếu phát hiện có các hiện tượng và vụ việc trên; tiếp tục chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, kiểm tra, kết luận, lập hồ sơ vụ việc để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật thích đáng những người có hành vi sai phạm và những người thiếu trách nhiệm trong quản lý để xẩy ra các sai phạm đó. Bộ GD&ĐT đã Thanh tra thực hiện cuộc vận động tại tỉnh và kết luận Hoà Bình đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT đầu năm học mới và triển khai tốt cuộc vận động.
Tuy nhiên sau 4 năm triển khai cuộc vận động, trên phạm vi toàn tỉnh còn một số tồn tại, nhược điểm cần kịp thời chỉ đạo khắc phục. Một số đơn vị, trường học tổ chức ký cam kết thực hiện cuộc vận động còn mang tính hình thức. Việc ký kết chương trình phối hợp hoạt động còn chậm. Các gương điển hình trong cuộc vận động còn ít, việc nhân các điển hình chưa rộng rãi và có chiều sâu. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên.
Chuẩn bị bước vào năm học mới 2010 - 2011, Ban chỉ đạo cuộc vận động và ngành GD&ĐT tiếp tục chỉ dạo các địa phương, các đơn vị, trường học thực hiện tốt cuộc vận động và đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu chất lượng.
Nguyễn Hồng Mạc
Văn phòng - Sở GDĐT
Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học Trường TH&THCS Thái Thịnh
Trường TH&THCS Thái Thịnh (TP Hoà Bình) vừa tổ chức Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học. Hội chợ có những hoạt động hấp dẫn như trưng bày các gian hàng ẩm thực là các sản vật, món ăn truyền thống của dân tộc Mường.
Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025
Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.
Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục
Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.
Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”
Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.
Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm
Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.
Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường
Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng
Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.
Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”
Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".
Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất
Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.