Tiêu điểm - Sự kiện :: 20/08/2011

Huy động mọi nguồn lực thực hiện Xã hội hóa giáo dục

Giáo dục của đất nước ta trải qua nhiều thế kỷ và sự nghiệp Giáo dục của nhân dân ta qua 65 năm dưới chính quyền cách mạng, luôn chứng tỏ đó là một sự nghiệp của toàn dân. Toàn dân tham gia giáo dục, toàn xã hội quan tâm đến giáo dục vì đó là công việc “Trồng người” của mỗi gia đình, mỗi họ tộc, mỗi làng xã và của toàn xã hội.


          Ngay từ đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Người kêu gọi “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt” và vạch rõ phương thức làm “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, “không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng”. Như vậy, bản chất xã hội của nền giáo dục đã được xác định từ lâu. Tuy nhiên, trong nhiều năm, với chế độ tập trung bao cấp, chúng ta đã rơi vào thế đơn độc; ngành giáo dục gặp nhiều khó khăn về đầu tư cho giáo dục, giảm sút động lực của người học, động lực của người dạy, thu nhập giáo viên thấp, cơ sở vật chất trường học xuống cấp, lạc hậu, chất lượng giáo dục không đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội. Từ các điểm sáng về huy động lực lượng xã hội làm giáo dục của xã Đồng Tâm (Lạc Thủy); Đa Phúc (Yên Thuỷ); Phường Phương Lâm (TPHB), đến nay, toàn tỉnh đã dành được những kết quả đáng khích lệ trên 99,8% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Hòa Bình đã đạt chuẩn PCGDTH - CMC năm 1995; năm 2003, đạt chuẩn PCGDTHCS; năm 2005 đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi, hiện nay đang từng bước thực hiện PCGD bậc Trung học ở những nơi có điều kiện. Hòa Bình đã chặn đứng tình trạng học sinh thất học, bỏ học của học sinh; toàn tỉnh đã có trên 100 trường mầm non, Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật chất trường học đã thay đổi hẳn so với trước đây, bộ mặt các nhà trường khang trang, sạch đẹp hơn.



          Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ: Xã hội hoá giáo dục có vị trí quan trọng, ngày nay Xã hội hóa giáo dục trở thành một trong những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước. Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. Đây là một tư tưởng chiến lược, một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển đất nước, giai đoạn đẩy mạnh nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa. Bản chất của xã hội hoá công tác giáo dục cũng đã được xác định trong nghị quyết 04/NQ HNTW ngày 4/1/1993 của Ban chấp hành TW ĐCSVN “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”.
          Xã hội hoá là một tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của xã hội tham gia vào công tác giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng và nền giáo dục quốc dân nói chung, là tư tưởng chiến lược vì nó mang giá trị chỉ đạo quá trình phát triển giáo dục một cách lâu dài. Nội dung của xã hội hoá giáo dục bao gồm nhiều mặt. Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí của giáo dục “là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục đóng vai trò “trồng người” là cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên phạm vi vĩ mô, phải coi Giáo dục và Đào tạo là công việc hàng đầu mà mỗi cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các cấp, các đoàn thể phải bàn và phải đầu tư tâm sức và nguồn lực lượng tâm sức và nguồn lực tương xứng, quốc sách hàng đầu phải được bàn định đầu tiên trong chương trình công tác ở mọi cấp; phải dành sự đầu tư hàng đầu cho Giáo dục và Đào tạo, sự đầu tư này thể hiện ở cả nguồn Ngân sách Nhà nước và cả nguồn lực vật chất khác; phải có chính sách ưu tiên hàng đầu cho Giáo dục và Đào tạo như chính sách đãi ngộ cho giáo viên, chính sách chăm lo cơ sở vật chất trường học, đất cho trường học ...



          Cần liên kết các lực lượng xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội để tạo ra những tác động tích cực của mọi người trong việc giáo dục thế hệ trẻ bao gồm môi trường gia đình, môi trường xã hội và môi trường trường học. Gia đình là tế bào xã hội, đảm bảo bền vững của cơ cấu xã hội Gia đình là môi trường nuôi dưỡng con người từ tấm bé đến lúc trưởng thành, là một trong những môi trường chính yếu hình thành và phát triển nhân cách con người. Làm cho mỗi gia đình hiểu về con cái về mặt giáo dục. Do đó tạo điều kiện cho con đến trường, chăm lo sự học hành ở nhà của con cái và đóng góp trong điều kiện có thể xây dựng giáo dục địa phương. Xã hội hoá giáo dục trước hết phải khơi dậy truyền thống của dân tộc, của làng bản và của mỗi dòng họ, bộ tộc trong học tập của con cái. Phải làm cho mỗi người thấy trách nhiệm và quyền lợi đó.
          Nhà trường là môi trường văn hoá giáo dục của địa phương, nơi trực tiếp tiến hành công tác giáo dục và phối hợp với các môi trường gia đình và xã hội để làm công tác giáo dục, các lực lượng xã hội chăm lo xây dựng môi trường nhà trường từ cảnh quan nhà trường, cơ sở hạ tầng, nền nếp kỷ cương, không khí học tập, niềm vui của trẻ đến trường, quan hệ lành mạnh, trong sáng, tình cảm “tất cả vì học sinh thân yêu: kính thầy, yêu bạn, tiên học lễ hậu học văn... Ngược lại nhà trường cũng phải là nơi tiếp nhận sự tham gia, giám sát, đánh giá của gia đình và xã hội về chất lượng giáo dục, về môi trường sư phạm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.



          Môi trường xã hội giáo dục được thể hiện bằng sự phối hợp của liên ngành chức năng trong xã hội, tuỳ từng hoạt động giáo dục đào tạo mà các ngành sẽ có phần việc tham gia. Ngành GD&ĐT thường xuyên nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ Hội liên hiệp phụ nữ, Tỉnh Đoàn thanh niên, Hội nông dân, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn. Sự phối hợp liên ngành không đơn thuần là sự hỗ trợ nhất thời mà phải xác định trong một chương trình dài hạn, được xây dựng trên cơ sở chiến lược con người nói chung và mục tiêu của ngành giáo dục đào tạo nói riêng trên một địa bàn dân cư nhất định. Sự huy động các lực lượng xã hội trên đây sẽ tạo ra được môi trường xã hội cần thiết cho công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục ngoài nhà trường nói riêng. Làm được như vậy là do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng. Xã hội hoá công tác giáo dục là sự huy động các nguồn đầu tư trong xã hội và sự nghiệp giáo dục. Cần huy động được nhiều nguồn vốn cho giáo dục bằng sự vận động các lực lượng xã hội, các tổ chức cùng mỗi người dân đóng góp xây dựng nhà trường, thực hiện “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Các nguồn huy động này được dùng để bổ sung cho xây dựng cơ sở vật chất trường học, hỗ trợ điều kiện học tập của học sinh nghèo, diện chính sách và một phần cho đời sống giáo viên. Xã hội hoá công tác giáo dục là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của tổ chức Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành giáo dục.



          Như vậy tiến hành xã hội hoá công tác giáo dục, cần thực hiện có hiệu quả một số nội dung sau: Giáo dục xã hội: Tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao dộng, thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập. Cộng đồng hóa trách nhiệm: Tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ, HĐND, UBND, các tổ chức, đoàn thể đối với sự nghiệp giáo dục. Đa dạng hóa loại hình: Bên cạnh việc củng cố loại hình công lập, lấy đó làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, tích cực, mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình ngoài công lập. Tạo điều kiện cho mọi người nâng cao trình độ, tiếp cận được những vấn đề mới, áp dụng được tiến bộ KHKT vào đời sống hàng ngày. Đa phương hoá nguồn lực: Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu quả Ngân sách Nhà nước, cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, thực hiện hợp tác giáo dục với nước ngoài để tăng Ngân sách cho ngành, huy động thêm sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các tổ chức sản xuất kinh doanh, các “Mạnh thường quân”, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước cho Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên cần có tỷ lệ cân đối hợp lý, có mục đích rõ ràng để có thể huy động các nguồn này một cách hữu hiệu. Thể chế hoá sự quản lý của Nhà nước về trách nhiệm, quyền lợi, của các lực lượng xã hội, của nhân dân trong việc tham gia xây dựng sự nghiệp GD&ĐT. Thực hiện tốt xã hội hóa xã hội sẽ góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và Đào tạo.
 
 
             Nguyễn Hồng Mạc
Sở GDĐT
Văn phòng

Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025

Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.

Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục

Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”

Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.

Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.

Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường

Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.

Những quy định về miễn thi trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Trong đó, các chính sách về miễn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tiếp tục được áp dụng cùng với một số điểm mới liên quan đến việc miễn thi môn Ngoại ngữ và Ngữ Văn.