Tin từ các đơn vị :: 20/08/2011
Lương Sơn triển khai thực hiện tốt chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”.
Năm học 2009 - 2010, GD&ĐT huyện Lương Sơn đã có bước phát triển mới dành nhiều kết quả quan trọng trên khắp các lĩnh vực của sự nghiệp GD&ĐT.
Lương Sơn là huyện nằm sát Thủ đô Hà Nội; có vị trí địa lý thuận lợi, huyện
được xác định là trọng điểm kinh tế văn hoá - giáo dục của tỉnh và đang trong
quá trình xây dựng thành thị xã. Toàn huyện có 20 xã, thị trấn trong đó có 2 xã
thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 5 xã thuộc vùng ATK.
Hệ thống quy mô trường lớp từng bước được nâng lên. Năm học 2009 – 2010, toàn huyện có 69 trường học bao gồm: 24 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 22 trường THCS. 100% các xã, thị trấn có đủ hệ thống trường lớp từ mầm non, tiểu học đến THCS. 20/20 xã, thị trấn đã có Trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của học sinh và các tầng lớp của nhân dân các dân tộc trong huyện.
Năm học 2009 - 2010, GD&ĐT huyện Lương Sơn đã có bước phát triển mới dành nhiều kết quả quan trọng trên khắp các lĩnh vực của sự nghiệp GD&ĐT.
Ngành GD &ĐT Lương Sơn tập trung chỉ đạo triển khai đổi mới quản lý giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”. Thực hiện tinh giản biên chế làm thủ tục cho cán bộ quản lý và giáo viên về nghỉ theo Nghị định 132 của Chính phủ. Sắp xếp và sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao đã chuyển 142 giáo viên sang làm công tác khác. Điều động 74 giáo viên để cân đối số lượng và cơ cấu bộ môn giữa các trường, đổi mới phong cách làm việc, tác phong công tác, phân công, phân nhiệm rõ ràng.
Sắp xếp, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. Bước đầu đã có những đổi mới về phong cách làm việc, tác phong công tác; thực hiện cải cách hành chính theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Công tác quy hoạch cán bộ quản lý đó gắn kết với quy hoạch của tổ chức Phòng GD&ĐT và đơn vị trường học trong xây dựng kế hoạch, điều động, bổ nhiệm và giới thiệu nhân sự đã công khai, dân chủ phần nào khắc phục tình trạng quy hoạch hình thức... Cơ cấu đội ngũ giáo viên được khắc phục và có đủ giáo viên, chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đối với các ngành học, cấp học. Trình độ đào tạo và chất lượng của đội ngũ nhà giáo từng bước đã được nâng cao.Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động 374/CTR-TU của Tỉnh uỷ, Quyết định số 3463/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” giai đoạn 2005 - 2010. Tổ chức đánh giá xếp loại, phân loại CBQL, giáo viên thật chính xác, đảm bảo phản ánh đúng chất lượng giáo dục. Gắn trách trách nhiệm của GV với chất lượng học tập của học sinh; gắn trách nhiệm của Hiệu trưởng với chất lượng đơn vị, trường học. Tiếp tục triển khai thực hiện bồi dưỡng giáo viên các cấp; tổ chức hướng dẫn tự học về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá cho tất cả giáo viên. Triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và tiểu học theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/01/2008 và số 14/2007/QĐBGD&ĐT ngày 04/5/2007. Tăng cường các biện pháp bồi dưỡng năng lực và nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên qua các đợt tập huấn, chuyên đề và tự học của mỗi cá nhân.
Xác định nhu cầu giáo viên các cấp học, các môn học giai đoạn 2009 – 2015, tham mưu với UBND huyện tuyển dụng hợp đồng giáo viên có đạo đức và trình độ chuyên môn phù hợp cho nhu cầu phát triển giáo dục. Phối hợp với Phòng Nội vụ đang triển khai công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý nhiệm kỳ 2010-2015. Đảm bảo chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: thực hiện đầy đủ về chế độ tiền lương, phụ cấp theo lương và từng bước luân chuyển hợp lý đội ngũ CBQL-GV.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dụ tiểu học đúng độ tuổi. Củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ và PCGD tiểu học. Toàn huyện vẫn duy trì 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH-XMC. Tuy nhiên, số người mù chữ vẫn còn rải rác ở tất cả các xã, thị trấn; tính đến tháng 5/2009 toàn huyện có 0.15% người mù chữ trong độ tuổi 16 - 45. Tổ chức tốt việc mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ và chuyên đề.
Tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác BTVH, góp phần củng cố và duy trì kết quả phổ cập THCS, thực hiện bước đầu về phổ cập THPT. Năm học 2009 - 2010 mở được 06 lớp BTVH THCS với số học viên là 94. Toàn huyện tiếp tục duy trì PCGD THCS; số xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS là 20/20, đạt tỷ lệ 100%.
Tiếp tục thát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường CSVC, thiết bị giáo dục. Hàng năm, ngành GD&Đt Lương Sơn đã tham mưu UBND huyện Quy hoạch mạng lưới trường học, tham mưu cho UBND huyện và UBND các xã quy hoạch đất cho phát triển giáo dục. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học gắn với với chuẩn hoá về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phấn đấu không còn phòng học tạm. Tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo Nghị quyết số 08-NQ/HU của Ban thường vụ huyện uỷ Lương Sơn về phát triển sự nghiệp Giáo dục giai đoạn 2007 – 2015. Đến nay, có 680/773 chiếm 88% số phòng học được kiên cố hoá. Toàn huyện đã xây dựng được 12 trường đạt chuẩn quốc gia, nhiều trường đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư xây dựng đạt chuẩn. Cảnh quan môi trường sư phạm trong các trường đã được cải thiện. Phương tiện dạy học cũng được tăng cường, từng bước thực hiện hiện đại hoá giáo dục đáp ứng tốt nhu cầu dạy học. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách như học phí, huy động một phần lao động công ích để xây dựng trường sở. Khuyến khích các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội xây dựng quỹ khuyến học, lập quỹ giáo dục để xây dựng trường học. Tăng cường đầu tư ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng học tập cho các trường học, cấp học. Xây dựng và công bố công khai quy định về học phí và các khoản đóng góp theo nguyên tắc không thu bình quân, miễn giảm cho người nghèo và người thuộc diện chính sách. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, các tổ chức giúp đỡ phát triển giáo dục - đào tạo. Bố trí từ nguồn ngân sách được giao để trang bị cho các đơn vị về thiết bị giáo dục (máy tính, máy chiếu, đàn điện tử, máy lọc nước, bàn ghế GV-HS...), xây lắp công trình phụ trợ và sửa chữa nhỏ (công trình vệ sinh, nước sạch, sân bê tông, cổng, tường bao...), với tổng số tiền trên 2,2 tỷ đồng.Hiện nay, đang xây dựng 5 trường đạt chuẩn Quốc gia (Mầm non: Cao Thắng, Lâm Sơn; Tiểu học: Cửu Long, Cao Răm; THCS: Nhuận Trạch) vào cuối năm 2010 đầu năm 2011. Cấp 100% sách bài tập cho học sinh tiểu học và 100 bộ sách giáo khoa cho học sinh các lớp 4, 5; lớp 8, 9 trường vùng 135. Cung cấp 100% các loại sách cho thư viện các trường thuộc các xã 135. 100% các trường học được cung cấp các loại tạp chí hàng tháng.Mua sắm bổ sung các loại sách, báo, tạp chí cho các trường học.Kiểm tra công tác bảo quản, sử dụng TBDH và thư viện của 30 trường. Tăng cường bổ sung thiết bị dạy học, máy tính, máy chiếu cung cấp cho các nhà trường. Phối hợp với các bộ phận chuyên môn để tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về việc bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học, công tác thư viện của các đơn vị trường học. Tập huấn về nghiệp vụ thư viện, về công tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học cho các cán bộ phụ trách của các nhà trường. Tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo các nhà trường xây dựng thư viện chuẩn; Mua sắm các loại sách, thiết bị dạy học bổ sung cho các nhà trường. Chỉ đạo xây dựng thư viện phục vụ dạy học; xây dựng tủ sách dùng chung ở tất cả các đơn vị trường học. Tăng cường các biện pháp để quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học được cấp phát, đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở các đơn vị. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục; Tăng cường cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học. Huy động mọi nguồn kinh phí được cấp, kinh phí của địa phương và của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch mua sắm sách giáo khoa; thiết bị dạy học khả thi, kịp thời. Tiết kiệm chi để dành ngân sách XDCSVC và mua sách, vở hỗ trợ các trường vùng 135.
Tiếp
tục Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Ngành
GD&ĐT đãđảm bảo việc nâng lương định kỳ và chuyển xếp ngạch, bậc lương theo bằng
cấp, chức trách, nhiệm vụ theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, chuyển loại viên chức
cho 168 giáo viên. Giải
quyết đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên nghỉ hưu và nghỉ chế độ
theo Nghị định số: 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ.Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có các chính sách cải thiện đời sống đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại các
trường ở vùng khó khăn.Cơ cấu đội ngũ giáo viên được khắc phục và có đủ giáo
viên, chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đối với các ngành học, cấp học. Trình
độ đào tạo và chất lượng của đội ngũ nhà giáo từng bước đã được nâng cao.Tăng
cường các biện pháp bồi dưỡng năng lực và nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo
viên qua các đợt tập huấn, chuyên đề và tự học của mỗi cá nhân.
Năm học 2009 - 2010, GD&ĐT trên địa bàn huyện Lương Sơn có bước phát triển mới, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT được ngành GD&ĐT đánh giá cao.
Văn Hùng
Hệ thống quy mô trường lớp từng bước được nâng lên. Năm học 2009 – 2010, toàn huyện có 69 trường học bao gồm: 24 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 22 trường THCS. 100% các xã, thị trấn có đủ hệ thống trường lớp từ mầm non, tiểu học đến THCS. 20/20 xã, thị trấn đã có Trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của học sinh và các tầng lớp của nhân dân các dân tộc trong huyện.
Năm học 2009 - 2010, GD&ĐT huyện Lương Sơn đã có bước phát triển mới dành nhiều kết quả quan trọng trên khắp các lĩnh vực của sự nghiệp GD&ĐT.
Ngành GD &ĐT Lương Sơn tập trung chỉ đạo triển khai đổi mới quản lý giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”. Thực hiện tinh giản biên chế làm thủ tục cho cán bộ quản lý và giáo viên về nghỉ theo Nghị định 132 của Chính phủ. Sắp xếp và sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao đã chuyển 142 giáo viên sang làm công tác khác. Điều động 74 giáo viên để cân đối số lượng và cơ cấu bộ môn giữa các trường, đổi mới phong cách làm việc, tác phong công tác, phân công, phân nhiệm rõ ràng.
Sắp xếp, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. Bước đầu đã có những đổi mới về phong cách làm việc, tác phong công tác; thực hiện cải cách hành chính theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Công tác quy hoạch cán bộ quản lý đó gắn kết với quy hoạch của tổ chức Phòng GD&ĐT và đơn vị trường học trong xây dựng kế hoạch, điều động, bổ nhiệm và giới thiệu nhân sự đã công khai, dân chủ phần nào khắc phục tình trạng quy hoạch hình thức... Cơ cấu đội ngũ giáo viên được khắc phục và có đủ giáo viên, chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đối với các ngành học, cấp học. Trình độ đào tạo và chất lượng của đội ngũ nhà giáo từng bước đã được nâng cao.Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động 374/CTR-TU của Tỉnh uỷ, Quyết định số 3463/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” giai đoạn 2005 - 2010. Tổ chức đánh giá xếp loại, phân loại CBQL, giáo viên thật chính xác, đảm bảo phản ánh đúng chất lượng giáo dục. Gắn trách trách nhiệm của GV với chất lượng học tập của học sinh; gắn trách nhiệm của Hiệu trưởng với chất lượng đơn vị, trường học. Tiếp tục triển khai thực hiện bồi dưỡng giáo viên các cấp; tổ chức hướng dẫn tự học về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá cho tất cả giáo viên. Triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và tiểu học theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/01/2008 và số 14/2007/QĐBGD&ĐT ngày 04/5/2007. Tăng cường các biện pháp bồi dưỡng năng lực và nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên qua các đợt tập huấn, chuyên đề và tự học của mỗi cá nhân.
Xác định nhu cầu giáo viên các cấp học, các môn học giai đoạn 2009 – 2015, tham mưu với UBND huyện tuyển dụng hợp đồng giáo viên có đạo đức và trình độ chuyên môn phù hợp cho nhu cầu phát triển giáo dục. Phối hợp với Phòng Nội vụ đang triển khai công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý nhiệm kỳ 2010-2015. Đảm bảo chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: thực hiện đầy đủ về chế độ tiền lương, phụ cấp theo lương và từng bước luân chuyển hợp lý đội ngũ CBQL-GV.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dụ tiểu học đúng độ tuổi. Củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ và PCGD tiểu học. Toàn huyện vẫn duy trì 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH-XMC. Tuy nhiên, số người mù chữ vẫn còn rải rác ở tất cả các xã, thị trấn; tính đến tháng 5/2009 toàn huyện có 0.15% người mù chữ trong độ tuổi 16 - 45. Tổ chức tốt việc mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ và chuyên đề.
Tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác BTVH, góp phần củng cố và duy trì kết quả phổ cập THCS, thực hiện bước đầu về phổ cập THPT. Năm học 2009 - 2010 mở được 06 lớp BTVH THCS với số học viên là 94. Toàn huyện tiếp tục duy trì PCGD THCS; số xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS là 20/20, đạt tỷ lệ 100%.
Tiếp tục thát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường CSVC, thiết bị giáo dục. Hàng năm, ngành GD&Đt Lương Sơn đã tham mưu UBND huyện Quy hoạch mạng lưới trường học, tham mưu cho UBND huyện và UBND các xã quy hoạch đất cho phát triển giáo dục. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học gắn với với chuẩn hoá về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phấn đấu không còn phòng học tạm. Tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo Nghị quyết số 08-NQ/HU của Ban thường vụ huyện uỷ Lương Sơn về phát triển sự nghiệp Giáo dục giai đoạn 2007 – 2015. Đến nay, có 680/773 chiếm 88% số phòng học được kiên cố hoá. Toàn huyện đã xây dựng được 12 trường đạt chuẩn quốc gia, nhiều trường đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư xây dựng đạt chuẩn. Cảnh quan môi trường sư phạm trong các trường đã được cải thiện. Phương tiện dạy học cũng được tăng cường, từng bước thực hiện hiện đại hoá giáo dục đáp ứng tốt nhu cầu dạy học. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách như học phí, huy động một phần lao động công ích để xây dựng trường sở. Khuyến khích các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội xây dựng quỹ khuyến học, lập quỹ giáo dục để xây dựng trường học. Tăng cường đầu tư ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng học tập cho các trường học, cấp học. Xây dựng và công bố công khai quy định về học phí và các khoản đóng góp theo nguyên tắc không thu bình quân, miễn giảm cho người nghèo và người thuộc diện chính sách. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, các tổ chức giúp đỡ phát triển giáo dục - đào tạo. Bố trí từ nguồn ngân sách được giao để trang bị cho các đơn vị về thiết bị giáo dục (máy tính, máy chiếu, đàn điện tử, máy lọc nước, bàn ghế GV-HS...), xây lắp công trình phụ trợ và sửa chữa nhỏ (công trình vệ sinh, nước sạch, sân bê tông, cổng, tường bao...), với tổng số tiền trên 2,2 tỷ đồng.Hiện nay, đang xây dựng 5 trường đạt chuẩn Quốc gia (Mầm non: Cao Thắng, Lâm Sơn; Tiểu học: Cửu Long, Cao Răm; THCS: Nhuận Trạch) vào cuối năm 2010 đầu năm 2011. Cấp 100% sách bài tập cho học sinh tiểu học và 100 bộ sách giáo khoa cho học sinh các lớp 4, 5; lớp 8, 9 trường vùng 135. Cung cấp 100% các loại sách cho thư viện các trường thuộc các xã 135. 100% các trường học được cung cấp các loại tạp chí hàng tháng.Mua sắm bổ sung các loại sách, báo, tạp chí cho các trường học.Kiểm tra công tác bảo quản, sử dụng TBDH và thư viện của 30 trường. Tăng cường bổ sung thiết bị dạy học, máy tính, máy chiếu cung cấp cho các nhà trường. Phối hợp với các bộ phận chuyên môn để tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về việc bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học, công tác thư viện của các đơn vị trường học. Tập huấn về nghiệp vụ thư viện, về công tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học cho các cán bộ phụ trách của các nhà trường. Tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo các nhà trường xây dựng thư viện chuẩn; Mua sắm các loại sách, thiết bị dạy học bổ sung cho các nhà trường. Chỉ đạo xây dựng thư viện phục vụ dạy học; xây dựng tủ sách dùng chung ở tất cả các đơn vị trường học. Tăng cường các biện pháp để quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học được cấp phát, đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở các đơn vị. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục; Tăng cường cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học. Huy động mọi nguồn kinh phí được cấp, kinh phí của địa phương và của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch mua sắm sách giáo khoa; thiết bị dạy học khả thi, kịp thời. Tiết kiệm chi để dành ngân sách XDCSVC và mua sách, vở hỗ trợ các trường vùng 135.
Năm học 2009 - 2010, GD&ĐT trên địa bàn huyện Lương Sơn có bước phát triển mới, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT được ngành GD&ĐT đánh giá cao.
Văn Hùng
Văn phòng - Sở GDĐT
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Mai Châu: Hiệu quả mô hình Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 90,04%. Mai Châu cũng là mảnh đất còn giữ được tương đối đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc Thái, Mông… Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến mô hình Câu lạc bộ (CLB) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Mai Châu.
Trường THPT Mường Chiềng tổ chức ngoại khoá tuyên truyền giáo dục pháp luật "Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11"
Ngày 07/11/2024, Trường THPT Mường Chiềng tổ chức thành công chương trình Ngoại khóa Tuyên truyền Giáo dục Pháp luật “Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11".
TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT HUYỆN TÂN LẠC - 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sáng ngày 02/11/2024, trường PT DTNT THCS&THPT huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường( 2/11/1994 - 2/11/2024) kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TỔ CHỨC HỘI THI “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”
Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của trường THPT Kỳ Sơn, sáng ngày 19/10/2024, tổ Chuyên môn 3, trường THPT Kỳ Sơn đã tổ chức thành công chuyên đề ngoại khóa “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”.
TRƯỜNG THPT MƯỜNG BI- 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 20/10/2024, trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (18/10/2014-18/10/2024).
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đoạt 56 huy chương tại Trại hè Hùng Vương
Ngày 4/8, Trại hè Hùng Vương lần thứ XVIII, năm 2024 được tổ chức tại Hòa Bình đã bế mạc.
Trường THPT 19-5 kết nạp Đảng viên cho Học sinh ưu tú
Thực hiện các Quyết định số: 28-QĐ/HU, Quyết định số 29-QĐ/HU, Quyết định số 30-QĐ/HU ngày 03/6/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, Chi bộ trường THPT 19-5 Kim Bôi tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 03 quần chúng ưu tú trong đó có 01 học sinh lớp 12 vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huyện Đà Bắc: Đảm bảo các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, huyện Đà Bắc có 3 điểm thi tại các trường THPT: Đà Bắc, Yên Hòa và Mường Chiềng.