Tiêu điểm - Sự kiện :: 20/08/2011

Cơm nước, dịch vụ 'đội giá' trong ngày thi đầu

Ngày thi đầu tiên, các sĩ tử vẫn chưa hết ngạc nhiên vì những “chiêu” lừa đảo, “đôn” giá các dịch vụ.
Nhìn mặt hét “giá”, ồ ạt “đôn” giá

Sáng ngày 4/7, hàng ngàn thí sinh đổ về làng đại học Thủ Đức (Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM) để dự thi môn đầu tiên.

Mới hơn 5 giờ sáng, các ngã đường đổ về đây đã đông kín người, xe. Lực lượng sinh viên tình nguyện phải giăng dây, giăng “lưới người” để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Những bà mẹ có con đi thi hy vọng dù mệt nhọc nhưng luôn hy vọng con đạt kết quả tốt.



Toàn bộ khu vực xung quanh các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH KHXH&NV, ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc tế…đều bị “phong tỏa”. Lượng người đổ về đông là cơ hội để các hàng quán dịch vụ “đôn” giá, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Thí sinh ngỡ ngàng vì những người bán hàng “hét” giá cao ngất ngưởng. “Tốn bấy nhiêu mà con nó có sức thi tốt thì tôi cũng cam lòng”- ông Dương Văn Chương (53 tuổi, quê Lâm Đồng) vừa rút tiền trả, vừa ngao ngán nhìn đứa con trai chuẩn bị thi vào trường Đại học Kinh tế - Luật.

Hầu hết các quán ăn đều tăng giá gấp 2, 3 lần so với ngày thường. Trước cổng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, tất cả các món ăn đều được tăng từ 7.000-8.000 đồng lên 20.000 đến 25.000 đồng.

Các dịch vụ bán báo dạo, giữ xe, nước giải khát cũng thừa nước “tiến lên”. Giá giữ một chiếc xe gắn máy gần cổng trường Đại học An ninh lên đến 12.000 đồng. 

Muôn nỗi lo ước mơ "lều chõng"

Trong khi thí sinh mất ăn mất ngủ vì chuyện bài vở thì các bậc phụ huynh cũng đối mặt với muôn ngàn nỗi lo.
Quanh làng đại học, “tấc đất” thật sự trở thành “tấc vàng”. Các hàng quán lợi dụng tất cả chỗ trống để cho thuê. Phòng vệ sinh, nhà kho, bãi đất dưới gốc cây…đều trở thành quán trọ. Vận dụng hết “công suất” để phục vụ, thế nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Bà Hồ Thị Kim Châu (48 tuổi) đưa con từ Lâm Đồng xuống Sài Gòn dự thi, không tìm được chỗ trọ, hai mẹ con đành ngủ lại tại cây xăng gần ngã ba 621 (đường rẽ vào KTX ĐH Quốc gia).

Còn chị Lê Thị Kim Lý (quê Quãng Ngãi) thì hối hận vì lỡ để đứa con gái biết giá tiền cơm mà chị phải trả. “Nó không chịu ăn nữa. Mỗi ngày chỉ ăn có bữa sáng, bữa tối thì ăn sơ sài vì sợ không có tiền về”, chị Lý chia sẻ, nước mắt tuôn dài.

Những ông bố quê ngồi chờ con ngoài phòng thi.

Đưa con lặn lội từ quê lên Sài Gòn ứng thí đã được mấy hôm. Nhưng ngay từ ngày đầu tiên, một dĩa cơm giá 50.000 đồng, gần bằng một ngày công “chạy đụng” của chị ngoài quê đã khiến hai mẹ con không dám ăn uống gì thêm.

Đạt giải ba môn Văn cấp Quốc gia, lại là học sinh khá giỏi nhiều năm liền nhưng Văn Ngọc Trúc Chi (thí sinh thi vào trường ĐH Kinh tế-Luật vẫn không tự tin khi bước vào phong thi sáng ngày 4/7.

Chi kể, em đi xe từ quê vào, đến đoạn Xuân Lộc (Đồng Nai) thì trời mưa lớn. Tài xế xe mất lái, xe “lật nghiêng như một con rùa”. May mắn thoát nạn nhưng hình ảnh những người bạn đi cùng bị gãy xương, rách mặt…khiến em không thể an tâm làm bài.

Lên Sài Gòn, được ở trọ tại KTX ĐH Quốc gia thế nhưng, sáng 3/7, vừa ra khỏi cổng trường để đi mua thuốc cảm, Chi bị một người lạ mặt lừa lấy 200.000 rồi chạy mất.

“Thành phố này khiến em sợ quá! Mình là người nhà quê lên tỉnh, không biết có được an toàn để trở về không, nói gì thi cử”, Chi ngấn nước mắt trước giờ vào phòng thi tại trường ĐH Kinh tế- Luật sáng ngày 4/7.


Sinh viên kiếm tiền nhờ tuyển sinh

Bán báo, nước uống, bút thước… là những thứ được nhiều sinh viên lựa chọn để bán kiếm tiền trong đợt thi tuyển sinh đại học năm nay.

Mới 4h sáng nhóm bạn của Bảo An, sinh viên Đại học Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), đã lên tận thành phố để lấy báo về bán cho kịp. Mỗi tờ báo giá bán thường ngày chỉ 3.000 đồng nhưng hai hôm nay, giá báo đều được “đẩy” lên 5.000 – 7.000 đồng.

Không chỉ tăng giá báo, mỗi chai nước suối, C2, trà xanh không độ…cũng được người bán tăng giá từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng.

  • Thuận Hải - Sau Bình - A Sám
Văn phòng - Sở GDĐT

Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học Trường TH&THCS Thái Thịnh

Trường TH&THCS Thái Thịnh (TP Hoà Bình) vừa tổ chức Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học. Hội chợ có những hoạt động hấp dẫn như trưng bày các gian hàng ẩm thực là các sản vật, món ăn truyền thống của dân tộc Mường.

Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025

Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.

Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục

Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”

Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.

Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.

Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường

Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.