Tiêu điểm - Sự kiện :: 22/05/2012

Quê hương Mường Động đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

Thực hiện Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, huyện Kim Bôi - Quê hương Mường Động đã có nhiều giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện đến thời điểm tháng 5/2012, toàn huyện đã đạt chuẩn. Đây có thể nói là một thành tựu rất đáng ghi nhận của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi.

Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

          Nhìn lại hơn hai năm qua, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn huyện có nhiều điểm đáng ghi nhận. Các cấp uỷ, Đảng, chính quyền địa phương nhận thức rõ và đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp trồng người, coi công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ quan trọng. Đảng, chính quyền xã, thị trấn đã chỉ đạo các trường mầm non thực hiện tốt công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Các ban, ngành, đoàn thể tham gia tích cực đạt hiệu quả cao. Quy mô giáo dục, hệ thống trường, lớp, học sinh phát triển mạnh; chất lượng chăm sóc giáo dục được ổn định và từng bước được nâng lên. Các xã vùng sâu, vùng xa đã thực hiện chương trình GDMN mới và tổ chức bán trú cho các cháu, đáp ứng yêu cầu học tập của con em các dân tộc; phong trào giáo dục vùng sâu, xa phát triển mạnh, một số trường vùng sâu, vùng xa tỷ lệ huy động trẻ ra lớp cao, trẻ có nền nếp trong hoạt động học tập và vui chơi, môi trường cảnh quan sạch, đẹp, các phong trào thực hiện tốt, đảm bảo yêu cầu về chất lượng giáo dục. Mô hình trường tổ chức cho trẻ ăn, ngủ bán trú phát triển mạnh ở các xã vùng sâu, vùng xa đã thực sự trở thành một mô hình thích hợp, hiệu quả trong phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.


                                                                               Quang cảnh tại buổi làm việc

           Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước ổn định đời sống và nâng cao trình độ chuyên môn, tăng tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo vượt chuẩn. Giáo viên vùng sâu, xa có tinh thần khắc phục khó khăn, tâm huyết với nghề, tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc - giáo dục trẻ, gắn bó với đồng bào người Dao, người Mường... Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trường phân công, chọn cử cán bộ quản lý giáo viên tham gia các lớp đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, chú trọng đến công tác đào tạo đạt chuẩn và vượt chuẩn, do đó tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ngày càng cao, giáo viên chưa đạt chuẩn đã giảm so với năm học trước. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong toàn huyện là 789, cán bộ quản lý 83, trong đó biên chế 79; hợp đồng 4. Trình độ chuyên môn trên chuẩn 58; đạt chuẩn 25. Giáo viên 631, trong đó, biên chế 276; hợp đồng 197; hợp đồng trường và hợp đồng huyện 169. Trình độ chuyên môn trên chuẩn 136; đạt chuẩn 470. Trình độ chuyên môn giáo viên có trình độ trên chuẩn 2; đạt chuẩn 44. Riêng giáo viên dạy lớp mẫu giáo năm tuổi tổng số 125, trong đó biên chế 83; hợp đồng 42; trình độ chuyên môn trên chuẩn 38, đạt 30,7%; đạt chuẩn 87, đạt 69,6%.





            Cơ sở vật chất, thiết bị trường học đã được đầu tư một phần nào đó đáp ứng được các điều kiện cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thiết bị giáo dục tương đối đảm bảo cho việc triển khai, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non mới và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Chỉ đạo các xã giành riêng quỹ đất cho xây dựng trường, lớp mầm non; dồn các điểm trường lẻ thành cụm điểm trường. Tập trung kinh phí đầu tư cho xây dựng các phòng học, phòng chức năng và công trình phụ trợ cho giáo dục mầm non. Huy động các nguồn lực kinh tế để mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các cháu. Tổng số phòng học lớp mẫu giáo 5 tuổi: Tổng số phòng 83 phòng; kiên cố 64 phòng; bán kiên cố 19 phòng. Thiết bị tối thiểu (theo Thông tư số 02/2010/TT-BGD&ĐT: Đồ chơi ngoài trời: 24 bộ; đồ dùng dạy học, đồ chơ đầy đủ.





            Năm 2011, Sở GD&ĐT đầu tư cho trường MN Trung Bì 1 bộ đồ dùng dạy học trị giá 180 triệu đồng. Phòng GD&ĐT đầu tư 12 bộ đồ dùng, đồ chơi tối thiểu trị giá hơn 800 triệu đồng cho 12 đơn vị xã. Năm 2012, Phòng GD&ĐT đầu tư 31 bộ đồ dùng, đồ chơi theo mức độ tối thiểu, trị giá 3 tỷ đồng lấy từ nguồn ngân sách cho cho sự nghiệp giáo dục.





           Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nang lên một bước mới. Huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng bằng nhiều hình thức như: Tổ chức ăn bán trú; ăn phụ do cha mẹ mang đến; tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về cách nuôi con theo khoa học. 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối, khám sức khoẻ định kỳ, cân và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng, trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi được nâng cao đáng kể: trẻ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân so với tháng tuổi là 123/1645 cháu, chiếm 7,47%. Trẻ Suy dinh dưỡng thể thấp còi so với tháng tuổi là 129/1645 cháu, chiếm 7,84%.





            Xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, có hiệu quả thiết thực, sự tham gia của các hoạt động xã hội vào công tác phổ cập đạt kết quả. Ngay từ đầu năm các nhà trường đó phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác phổ cập. Đoàn thanh niên: Giúp các đồng chí điều tra viên đến điều tra tại các gia đình ở những nơi hẻo lánh, đường giao thông khó khăn, giúp các nhà trường tu sửa cơ sở vật chất, san lấp sân cho các cháu chơi. Hội phụ nữ: Vận động các hội viên có con trong độ tuổi ra lớp mầm non ra lớp. Mặt trận tổ quốc xã: Kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí, vật chất để xây dựng phòng học, bếp ăn, hỗ trợ kinh phí điều tra... Tăng cường các nguồn lực thực hiện PCGDMN cho trẻ em năm tuổi.


      Đoàn kiểm tra chụp ảnh lưu niệm cùng với các đồng chí trong BCĐ PCGD huyện Kim Bôi

           Đối chiếu với tiêu chuẩn, huyện Kim Bôi - Quê hương Mường Động đó có 28/28 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi tại thời điểm tháng 5 năm 2012. Đây là thành tựu rất quan trọng của nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT./.

             Hồng Mạc
Văn phòng - Sở GDĐT

Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025

Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.

Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục

Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”

Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.

Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.

Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường

Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.

Những quy định về miễn thi trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Trong đó, các chính sách về miễn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tiếp tục được áp dụng cùng với một số điểm mới liên quan đến việc miễn thi môn Ngoại ngữ và Ngữ Văn.