Tiêu điểm - Sự kiện :: 20/08/2011

Giáo dục và Đào tạo góp phần giữ gìn bản sắc Văn hóa Dân tộc Mường

Hoà Bình là cái nôi của người Việt tiền sử với nền Văn hoá Hoà Bình nổi tiếng những ai đã từng đến hoà Bình một lần đều cảm nhận đựơc tình cảm lưu luyến và cảm động là tấm lòng hiếu khách, chân tình, cởi mở của người dân xứ Mường.

        Hoà Bình là cái nôi của người Việt tiền sử với nền Văn hoá Hoà Bình nổi tiếng; là nơi có điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc hấp dẫn và kỳ vĩ. Hoà Bình mảnh đất thiêng liêng của những di tích Văn hoá lịch sử lâu đời cái nôi của nền văn hoá lớn- một vùng đất của những thung lũng, những triền núi bao quanh đã tạo nên nền tảng kinh tế, xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo mang  những nết riêng của đất và người  hoà  Bình.
       Nhưng trên hết, điều khiến cho ai đã từng đến hoà Bình một lần đều cảm nhận đựơc tình cảm lưu luyến và cảm động là tấm lòng hiếu khách, chân tình, cởi mở của người dân xứ Mường. Hiểu rõ những phong tục tập quán của dân tộc Mường Hoà Bình, nét đặc sắc của Văn hoá Mường Hoà Bình chính là để khắc hoạ những mảng mầu đa dạng trong cả một vườn hoa  muôn sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Không ở đâu trong các tỉnh có người  Mường cư trú lại có sự hình thành ra các  Xứ như ở Hoà Bình. Điều này tạo ra những sắc thái văn hoá  riêng, mặt khác hình thành nên những truyền thống văn hoá  xã hội  riêng biệt và bền vững, ổn định của người Mường trên đất Hoà Bình với các xứ Bi, Vang, Thàng, Động đã tạo ra một truyền thống Văn hoá riêng, đặc sắc của cư dân các vùng này và sau này là nền Văn hoá  do các dân tộc sống trên đất này cùng nhau xây dựng nên: Nền Văn hoá  Hoà Bình nổi tiêng. Từ một nền văn hoá thời tiền sử đã được  giới Khoa học trên thế giới công nhận và trở thành một Mốc lớn: Văn hoá Hoà Bình. Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn tồn tại bền vững như sự tồn tại của những chủ nhân đã sản sinh ra nó.

          Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, kiên quyết chống lại sự đồng nhất về văn hoá  là vấn đề của mọi quốc gia trên thế giới ngày nay. Bởi lẽ, phát triển xã hội là là một tiến trình nội sinh, mà động lực của nó bắt nguồn sâu xa từ các nền văn hoá  của mỗi dân tộc.
          Bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ là nhân tố làm nên sức mạnh văn hoá  của mỗi dân tộc, tạo thành động lực phát triển kinh tế - xã hội mà còn liên quan trực tiếp đến sự tồn vong  của một chế độ, một dân tộc.  Các thế hệ người Mường rất tự hào về truyền  thống văn hoá của dân tộc mình và suốt quá trình lịch sử luôn luôn có  ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
          Sự nghiệp Giáo dục và  Đào tạo có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Đó là chiếc cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai,  góp phần tạo nên những giá trị bền vững vừa mang tính truyển thống vừa mang tính hiện đại.
          Quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá ở nước ta đang và sẽ làm thay đổi khuôn mặt xã hội, tác động sâu sắc đời sống tinh thần xã hội. Vì vậy, sự nghiệp Giáo dục và  Đào tạo càng có vai trò và trọng trách tiên phong góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong mỗi  bài giảng  đến từng học sinh. Đó là yêu cầu tự nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển  nền Văn hoá Mường nói riêng và văn hoá dân tộc Việt Nam Nói chúng.
          Bản sắc văn hoá dân tộc đã  được  các nhà trường, đựoc giáo viên, học sinh, sinh viên tiếp thụ một cách có chọn lọc. Đó là những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em được hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong học tập, lao động và công tác, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... tất cả đều đọng lại ở mỗi học sinh qua từng bài giảng, qua đường lối giáo dục của Đảng.
          Ngoài ra,  các nhà trường có vai trò và trách nhiệm rất nặng nề không chỉ giáo dục các thế hệ nối tiếp nhau giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà còn có trách nhiệm lớn trong việc nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá nhân loại làm giàu thêm nền văn hoá Mường và Văn hoá Việt Nam.
          Đứng trước những thử thách khó khăn trong thời buổi kinh tế thị trường, thời đại mở rộng giao lưu quốc tế với những bước tiến vượt bậc về khoa học, công nghệ thì vai trò của Giáo dục và  Đào tạo càng lớn hơn bao giờ hết. Trước hết, người thầy phải vững tin góp phần làm cho thang giá trị đạo đức, những giá trị cao đẹp  của truyền thống tồn tại lâu đời như lòng yêu nước, tình thương, lòng nhân ái, đoàn kết, tình nghĩa thày trò, tôn sư trọng đạo vẫn được gìn giữ và tôn trong.


          Trong quá trình xây dựng và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vị trí, vai trò của giáo dục và  Đào tạo vô cùng to lớn. Chính vì vậy, các nhà trường cần chú ý tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong việc giữ gìn phát huy, nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc. Trước hết, thường xuyên chăm lo đời sống văn hoá trong nhà trường, chăm lo, củng cố nền tảng  tinh thần cho mỗi cán bộ, giáo viên học sinh, sinh viên; xây dựng con người phát triển toàn diện gắn chặt với những kỷ cương, nền nếp, luật pháp của xã hội, có lối sống mẫu mực, xây dựng tình đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc anh em trong các đơn vị trường học; giữ vững sự bình đẳng và tính đa dạng văn hoá các dân tộc anh em trong nhà trường.
           Kiên quyết chống lại các thói hư tật xấu, chống lại các tư tưởng lạc hậu, phong kiến, các hủ tục, tập quán lạc hậu lỗi thời, chống các biểu hiện xa hoa, lãng phí, không có ý thức xây dựng trường, lớp... Phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới  làm cho những giá trị đó  thấm sâu vào các nhà trường và mỗi cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên  trở thành tâm lý tập quán  tiến bộ, văn minh.
           Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh trong trường học. Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên.
          Di sản văn hoá  là tài sản vô giá, gắn liền với  cộng động xã hội, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, các nhà trường có trách nhiệm giáo dục học sinh coi trọng và bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống; nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc  tốt đẹp do cha ông để lại qua các tác phẩm văn văn chương chọn lọc trong nhà trường.
          Phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết  của các dân tộc  đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết  phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết  và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình đó là trách nhiệm nặng nề của các nhà trường. Thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về Phổ cập Giáo dục Tiểu học - Chống mù chữ, PCGDTH đúng độ tuổi, PCGDTHCS, từng bước thực hiện PC giáo dục bậc Trung học cho đồng bào dân tộc, cải thiện đời sống văn hoá giáo dục, nâng cao dân trí, xoá bỏ các hủ tục nặng nề, lạc hậu xây dựng  đất nước  văn minh hiện đại là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó Giáo dục và  Đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng.
 
Hồng Mạc

Văn phòng - Sở GDĐT

Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học Trường TH&THCS Thái Thịnh

Trường TH&THCS Thái Thịnh (TP Hoà Bình) vừa tổ chức Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học. Hội chợ có những hoạt động hấp dẫn như trưng bày các gian hàng ẩm thực là các sản vật, món ăn truyền thống của dân tộc Mường.

Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025

Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.

Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục

Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”

Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.

Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.

Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường

Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.