Tiêu điểm - Sự kiện :: 20/08/2011

Hòa Bình tổ chức thành công giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”

Trong 2 ngày 15, 16/4/2011 tại trường Tiểu học Chiềng Châu huyện Mai Châu, ngành GD&ĐT Hòa Bình đã tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” lần thứ nhất năm 2011 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Tiến sĩ Mông Ký Slay - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT phát biểu chỉ đạo tại buổi giao lưu

       Dự và chỉ đạo buổi giao lưu có Tiến sĩ Mông Ký Slay - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT; đồng chí Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng ban chỉ đạo; đồng chí Bùi Trọng Đắc - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng ban tổ chức; đồng chí Vì Văn Dứa - Chủ tịch UBND huyện Mai Châu.


Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng ban chỉ đạo phát biểu khai mạc buổi giao lưu

        Tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc thiểu số, trong khi tiếng Việt lại là tiếng phổ thông, ngôn ngữ chính được dùng trong nhà trường, cũng là phương tiện tối quan trọng để giao tiếp và chiếm lĩnh tri thức. Để nắm bắt được kiến thức do giáo viên truyền thụ, nhất là đối với những học sinh ở cấp tiểu học, một học sinh dân tộc không chỉ cần nói rõ tiếng mẹ đẻ mà nhất thiết phải biết nói và sử dụng tiếng Việt thành thạo bởi học sinh sẽ phải tiếp nhận một chương trình học mang tính quốc gia. Tức chương trình chung áp dụng cho mọi học sinh trên toàn quốc, không phân biệt vùng, miền. Trong chương trình tiểu học, tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là đối với lớp 1, bởi tiếng Việt giúp học sinh làm chủ “công cụ” sử dụng trong giao tiếp và học tập. Đối với học sinh dân tộc thiểu số thì việc đọc thông, viết thạo tiếng Việt lại càng quan trọng. Nhờ đọc thông, viết thạo tiếng Việt, học sinh có thể nghe giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo để tự học một cách chủ động. Từ việc học tốt môn tiếng Việt các em mới học tốt các môn khác trong nhà trường.


Đ/c Vì Văn Dứa - Chủ tịch UBND huyện Mai Châu phát biểu chào mừng buổi giao lưu

         Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy hào hứng sôi nổi. Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ Nhất đó thành công tốt đẹp. 11 đội đến từ 11 huyện, thành phố đó mang đến buổi giao lưu những phong cách khác nhau, thể hiện được nội dung, hình thức của các phần thi phong phú, đa dạng.


Tiến sĩ Mông Ký Slay - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT
và đồng chí Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT trao cở Lưu niệm cho các đơn vị dự giao lưu

         Qua giao lưu đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số. Tiếng Việt giúp các em vượt qua rào cản ngôn ngữ để đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt và tự tin trong học tập, giao tiếp.


Đ/c Bùi Trọng Đắc - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng ban tổ chức
trao tặng Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT cho các đoàn đoạt Giải Xuất sắc tại giao lưu


         Chương trình giao lưu: "Tiếng Việt của chúng em" với những nội dung tiếng Việt sinh động, phong phú gắn với truyền thống văn hoá dân tộc của các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình. Chương trình giao lưu có ý nghĩa thiết thực, đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, bổ ích tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học phát triển tốt các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Góp phần rất quan trọng trong giải pháp nâng cao chất lượng của Ngành.

Quang cảnh buổi giao lưu

         Kết thúc buổi giao lưu BTC đã trao 55 giải cá nhân trong đó: 05 giải Nhất, 10 giải Nhì và 40 giải Ba. Kết quả chung cuộc đoàn Phòng GD&ĐT các huyện Mai Châu, Lạc Sơn và Kim Bôi đã đoạt giải Xuất sắc toàn đoàn; Các đoàn Phòng GD&ĐT Thành phố Hòa Bình, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy đoạt giải A toàn đoàn tại giao lưu lần này.
          Văn Hùng
Văn phòng - Sở GDĐT

Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học Trường TH&THCS Thái Thịnh

Trường TH&THCS Thái Thịnh (TP Hoà Bình) vừa tổ chức Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học. Hội chợ có những hoạt động hấp dẫn như trưng bày các gian hàng ẩm thực là các sản vật, món ăn truyền thống của dân tộc Mường.

Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025

Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.

Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục

Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”

Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.

Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.

Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường

Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.