Tiêu điểm - Sự kiện :: 20/08/2011

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCHTW Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở GD&ĐT

Ngày 17/03/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh Lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình đã làm việc với lãnh đạo ngành GD&ĐT. Dự và chủ trì buổi làm việc có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCHTW Đảng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo 6 Sở, ngành. Nội dung của buổi làm việc là thực hiện kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo năm 2011.

Đ/c Bùi Văn Tỉnh, UVBCHTW Đảng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc

           Năm 2010, mạng lưới trường học phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã có trường, lớp Mầm non, Tiểu học, PTCS, THCS. Toàn ngành GD&ĐT có 721 trường học và 210 Trung tâm học tập cộng đồng với 20.312 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó có 15.457 biên chế; 4.855 hợp đồng). Quy mô trường lớp đã đáp ứng được yêu cầu học tập cho 185.965 học sinh, sinh viên hiện đang theo học của cán bộ, nhân dân và con em các dân tộc trong tỉnh. 
            Công tác giáo dục dân tộc trong tỉnh đã thường xuyên được quan tâm chăm lo. 100% các huyện vùng khó khăn có trường PT Dân tộc nội trú, 7/10 trường PTDTNT đạt chuẩn Quốc gia. Ngoài ra, tỉnh Hoà Bình có 297 lớp ghép thu hút 2089 học sinh Tiểu học từ 2 đến 3 nhóm trình độ. 


Đ/c Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

           Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi, bình quân hàng năm từ  99% - 99,8%, các trường vùng thuận lợi, thành phố, thị trấn đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng độ tuổi có thể so sánh ngang bằng với các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển của cả nước. 
           Giáo dục mầm non: Toàn tỉnh đã huy động 48438 trẻ trong độ tuổi ra lớp, đạt tỉ lệ chung 71.1%, huy động 446 trẻ khuyết tật ra lớp học hoà nhập đạt tỷ lệ 78.8%. Huy động 12.214 trẻ Mẫu giáo 5 tuổi ra lớp, đạt tỉ lệ 99,9%. Trẻ được ăn tại trường là 32.032 trẻ đạt tỷ lệ 66.1%. 
          Giáo dục tiểu học: môn Toán, tỷ lệ đạt loại giỏi 41% (tăng 11% so với năm trước), loại yếu còn 1,9% (giảm 1,5% so với năm trước); môn Tiếng Việt, tỷ lệ đạt loại giỏi 31% (tăng 9% so với năm trước), loại yếu còn 2,0% (giảm 1,3% so với năm trước). Kết quả xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học: 10115/10321 đạt tỷ lệ 98%. 
           Cấp THCS: Hạnh kiểm tốt đạt 63,8% (tăng so với năm trước 2,6%), loại yếu 0,6% (tăng 0,21%); học lực giỏi đạt 5,8% (tăng 0,6%), học lực khá đạt 32% (tăng 3,76%), học lực yếu 8,5% (giảm 0,6%), học lực kém 0,14% (giảm 0,05%). Kết quả xét công nhận tốt nghiệp THCS : 13.233/13.233 đạt tỷ lệ 100%. 
         Cấp THPT: Hạnh kiểm tốt đạt 64,6%, loại yếu 0,9% (giảm 0,1%); học lực  giỏi đạt 1.9% (tăng 0,9%), học lực khá đạt 21,1% (tăng 1,1%), học lực yếu 14,3% (giảm 3,7%), học lực kém 0,3% (tăng 0,2%). 
           Năm 2010, toàn tỉnh có 210/210 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH-CMC đạt tỷ lệ 100%; 208/210 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH - ĐĐT, đạt tỷ lệ 99% (còn xã Hang Kia huyện Mai Châu, xã Hợp Đồng huyện Kim Bôi chưa đạt); 209/210 xã, phường, thị trấn đạt PCGDTHCS, đạt tỷ lệ 99,5% (xã  Hang Kia huyện Mai Châu chưa đạt). Kết thúc năm 2010, toàn tỉnh có 11/11 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTH-ĐĐT và PCGDTHCS. 
          Chất lượng mũi nhọn được quan tâm, năm học 2010-2011, Đoàn học sinh giỏi tỉnh Hoà Bình có 46 học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT  trong đó có 5 giải Nhì, 14 giải Ba và 27 giải khuyến khích; có 9 học sinh dân tộc đoạt giải. Tính đến nay, qua 21 lần tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, đoàn học sinh tỉnh ta đã đoạt tổng số 1001 giải, trong đó có 37 giải Nhất; 194 giải Nhì; 770 giải Ba và giải Khuyến khích, toàn tỉnh đã có 138 học sinh dân tộc đoạt giải. Tham dự kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay khu vực tổ chức tại Tuyên Quang đạt giải đặc biệt toàn đoàn với 27 giải trong đó có 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 14 giải Ba và 9 giải Khuyến khích. 
           Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh tỉnh Hòa Bình đỗ vào các trường ĐH,CĐ năm 2010 là 3.460 đạt tỷ lệ 33,54% (năm 2005 là 14,04%, năm 2006 là 15,4%, năm 2007 là 18,98%, năm 2008 là 21,1%, năm 2009 là 28,1%). 
            Đến nay, toàn tỉnh có 15.710 giáo viên các cấp học. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn là: Giáo dục Mầm non có 92% đạt trình độ chuẩn trở lên, trên chuẩn đạt 11,7%; Giáo viên các cấp Tiểu học, THCS, PTDTNT, THPT, các trường Chuyên nghiệp 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó tỷ lệ trên chuẩn của Tiểu học đạt  44,1%; THCS đạt 25,7%; PTDTNT đạt 35,8%; THPT đạt 3,34%; GDTX đạt 0,93%; CĐSP đạt 40,5%; TH Kinh tế - Kỹ thuật 34,1%. 
           Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị. Đến nay, toàn ngành GD&ĐT có 5 Đảng bộ và 687 chi bộ trường học, với 8.802 đảng viên, trong đó có 6.141 đảng viên nữ, 3.686 đảng viên người dân tộc thiểu số. 
           Toàn tỉnh hiện có 8.488 phòng học trong đó có 5.532 phòng kiên cố chiếm 65,17%; 1988 phòng bán kiên cố chiếm 23,42%; 968 phòng tạm, phòng khác chiếm 11,41%. Ngoài ra có 1.172 phòng ở của giáo viên; 467 phòng thư viện, 394 phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn. 
          Triển khai Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, đến nay đã bàn giao và đưa vào sử dụng 1998/2704 phòng học đạt tỷ lệ 73,89%, 806/1405 nhà công vụ cho giáo viên đạt tỷ lệ 57,36%. 
           Chú trọng công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Toàn tỉnh có 124 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 18%. 
          Với những thành tích đã đạt được, năm 2010 Sở GD&ĐT đều hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực công tác và luôn được xếp ở tốp dẫn đầu khối thi đua vùng I và Khối thi đua Văn hóa xã hội của tỉnh. 


Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT
 báo cáo việc thực hiện kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo năm 2011

           Năm 2011, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau đây: 
           Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả "Quy hoạch phát triển giáo dục của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020" với những lộ trình, bước đi và các giải pháp, biện pháp cụ thể, phù hợp vào quy hoạch chung của tỉnh, trên cơ sở quy hoạch của các huyện, thành phố. Chỉ đạo  xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục  các cấp. 
          Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác thông tin cho toàn xã hội về phát triển sự nghiệp GD&ĐT trong điều kiện mới. 
          Coi trọng, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Giáo dục và Đào tạo. Thống nhất quản lý Nhà nước về ứng dụng CNTT trong Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục thực hiện sử dụng văn bản điện tử trong ngành GD&ĐT. Bước đầu triển khai tổ chức Hội nghị qua mạng trực tuyến của ngành. 
           Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong toàn ngành, nâng cao hiệu quả của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “Một cửa” tại cơ quan Sở GD&ĐT; Coi trọng và đẩy mạnh công tác thanh tra. Tăng cường các hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở các cấp học, ngành học. Tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở giáo dục và đào tạo. 
           Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác Thi đua, khen thưởng; coi trọng nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng. Triển khai thực hiện phát động các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong toàn ngành GD&ĐT. Tiếp tục xây dựng, phát hiện và bồi dưỡng các nhân tố mới, điển hình mới, nhất là các nhân tố, điển hình ở các vùng khó khăn trong tỉnh; tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến. 
            Coi trọng, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác pháp chế, tích cực tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục và Đào tạo nhằm thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2010-2012.
           Đối với Giáo dục mầm non tập trung triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tham mưu với UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện PCGDMN 5 tuổi, phấn đấu toàn tỉnh đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi vào năm 2012 theo Quyết định giao của Bộ GD&ĐT. 
           Đối với Giáo dục phổ thông tiếp tục triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục - CMC; PCGD tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. 
            Đối với GDTX nâng cao nhận thức cho mọi người về "học tập suốt đời" và xây dựng xã hội học tập; tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX); tăng cường chất lượng đội ngũ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng theo hướng bền vững, linh hoạt và hiệu quả. 
           Đối với Giáo dục Chuyên nghiệp tiếp tục tích cực chỉ đạo nâng cấp trường Trung học kinh tế kỹ thuật lên trường Cao đẳng. Đổi tên trường CĐSP thành trường Cao đẳng Hòa Bình và mở một số mã ngành đào tạo mới, chuẩn bị cho việc nâng cấp lên thành trường Đại học. Chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; hướng nghiệp và đào tạo nghề cho học sinh 
           Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường PTDTNT, triển khai dạy học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục và thực hiện nghiêm túc chế độ cử tuyển học sinh dân tộc vào Đại học, Cao đẳng. 
            Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách; triển khai các chương trình mục tiêu gắn với tiêu chí, hiệu quả chương trình  trong việc xây dựng trường lớp, trang bị phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu khoa học, tin học hoá quản lý...; thực hiện phân bổ kinh phí theo nguyên tắc công khai, hiệu quả. Tập trung đầu tư cho các trường vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn. 


Quang cảnh buổi làm việc

            Huy động xã hội hóa cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương qua các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác. Tham mưu với HĐND, UBND tỉnh triển khai Nghị định số 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục. 
           Tiếp tục đào tạo chuẩn và đồng bộ đội ngũ giáo viên theo nhu cầu phát triển của địa phương. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đạt chuẩn về chuyên môn, thực hiện cơ chế chính sách sử dụng và đãi ngộ giáo viên hợp lý tạo động lực cho người dạy. 
          Phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố rà soát định mức biên chế giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường phổ thông, mầm non, thực hiện chính sách luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 
            Thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, trường tiểu học và chuẩn giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên. 
Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012. Xây dựng và triển khai đề án củng cố, phát triển hệ thống trường PTDTNT, các trường  PTDT bán trú dân nuôi. 
           Chỉ đạo khai thác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả. Tiếp tục đầu tư, xây dựng các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ thành Trung tâm chất lượng cao của tỉnh. 
             Tại buổi làm việc đồng chí Nguyễn Minh Thành Giám đốc Sở GD&ĐT đã có một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011. 

Đ/c Bùi Văn Tỉnh, UVBCHTW Đảng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc

             Kết thúc buổi làm việc đồng chí Chủ tịch kết luận: Biểu dương ngành GD&ĐT về những thành tích đạt được trong những năm qua đặc biệt là năm học 2009-2010, đồng thời đề nghị ngành thực hiện một số nhiệm vụ sau: phối hợp với các Sở ngành có liên quan rà soát lại đội ngũ giáo viên để kiện toàn biên chế cũng như diện hợp đồng 68; rà soát lại các hạng mục đầu tư nhà công vụ cho giáo viên, các công trình kiên cố hóa trường lớp học; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở tài chính để thống nhất việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức, công tác tài chính của Phòng GD&ĐT trong toàn tỉnh. Đối với PCGDMN 5 tuổi ngành tham mưu để UBND tỉnh ra Chỉ thị thực hiện công tác phổ cập GDMN 5 tuổi, Chỉ thị về công tác liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh. Giao Sở GD&ĐT phối hợp với Sở LĐTB&XH thống nhất vấn đề dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Việc chấm Đề tài, sáng kiến cấp tỉnh của ngành Giáo dục giao đồng chí Bùi Văn Cửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối nghiên cứu giải quyết. 
 
             Văn Hùng
Văn phòng - Sở GDĐT

Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025

Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.

Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục

Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”

Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.

Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.

Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường

Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.

Những quy định về miễn thi trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Trong đó, các chính sách về miễn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tiếp tục được áp dụng cùng với một số điểm mới liên quan đến việc miễn thi môn Ngoại ngữ và Ngữ Văn.