Tiêu điểm - Sự kiện :: 20/08/2011

Giáo viên 'tố khổ' vì sách giáo khoa quá nặng

Trong khi nhiều thầy cô "kêu" chương trình và sách giao khoa mới còn quá nặng và thiếu thực tế thì lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, trình độ một bộ phận giáo viên chưa theo kịp sự đổi mới này.

Ngày 24/9, tại Hà Nội, đại diện các Sở GD&ĐT phía Bắc đã tham dự Hội thảo đánh giá 3 năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa THPT.

Là người trực tiếp đứng lớp, cô giáo Nguyễn Thị Vinh (THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang) nhận định, chương trình ngữ văn chuẩn còn quá nặng khi đưa vào những bài quá khó với học sinh và giáo viên. Điều này khiến giáo viên vất vả tìm tài liệu cho học sinh và nếu thời lượng như hiện nay, cô và trò luôn trong tình trạng vội.

"Lớp 12 có những bài đưa vào quá khó, nội dung tư duy trừu tượng chưa đi vào thực tế. Còn phần nội dung tự chọn cũng khiến chúng tôi lúng túng vô cùng bởi một số phần lặp lại nội dung chính khóa. Bộ nên áp dụng chương trình các môn học bình đẳng hơn, để cho các trường xây dựng khung chương trình riêng trên khung chương trình chung của cả nước", cô Vinh nêu khó khăn và đề xuất.

Khẳng định chương trình học hiện nay quá tải, Hiệu trưởng THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai) Nguyễn Trường Giang cho rằng, điều này dẫn đến tình trạng cái gì học sinh cũng được học, cái gì học sinh cũng biết. Việc dạy của giáo viên cũng còn nhiều điều phải bàn. Cách dạy đã cũ, thụ động, nhiều giáo viên không có khả năng tiếp cận phương pháp giảng dạy mới (ứng dụng công nghệ thông tin...).

Theo ông Giang, nguyên nhân một phần do thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phục vụ giảng dạy chương trình mới. Giáo viên lúng túng, học sinh tưởng chừng được học nhiều và khoa học nhưng thực tế chưa thể tiếp cận với bộ sách theo đúng hướng.

"Chúng ta chưa có một 'nhạc trưởng' cầm trịch. Tôi mong muốn chương trình giảm từ 37 tuần xuống còn 32 tuần và mong Bộ nên có chỉ đạo chi tiết, sát sao đổi mới phương pháp dạy học đi kèm với việc bồi dưỡng giáo viên", ông Giang đề xuất.

Cùng quan điểm, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định Nguyễn Công Thành đề nghị, nên mạnh dạn cắt giảm khối lượng kiến thức trong SGK, tăng cường luyện tập, thực hành cho học sinh. Đồng thời, đề nghị Bộ thiết kế chương trình giảm từ 37 tuần xuống còn 32 tuần mỗi năm.

"Tôi nhận thấy chương trình, SGK hiện nay còn "tham" bởi thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh đang phải "gồng" với chương trình học. Trong 3 tháng hè, tháng 6-7 phải chuẩn bị cho việc thi THPT và ĐH. Còn tháng 8 lại ôn tập cho những học sinh ngồi nhầm lớp để có thể bắt nhịp vào đầu năm học", ông Thành dẫn chứng.

Còn Phó phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT Khánh Hòa) Lê Văn Phước đề nghị, Bộ GD&ĐT nên tổ chức rà soát để giảm sự trùng lặp một số bộ môn nhằm giảm thời lượng một số môn và tăng cường những môn cần chuyên sâu.

Trong khi đó, dù khẳng định chương trình và SGK không khó nhưng giáo viên Văn THPT Tháng 10 (Tuyên Quang) Đỗ Thị Thu Nga vẫn cho rằng, ở miền núi, giáo viên sẽ vất vả trong việc soạn giáo án, còn học sinh khó tìm tư liệu.

"Trong môn Ngữ văn tôi dạy, một số bài giảng giáo viên cũng rất khó khăn để tìm cách truyền đạt cho học sinh. Ví dụ như sử thi nước ngoài, để đọc tác phẩm đã là khó khăn đối với học sinh, và chuyện hiểu và tiếp cận đối với học sinh rất khó", cô Nga dẫn chứng về sự khác biệt vùng miền trong giáo dục.


Sau khi nghe ý kiến đóng góp của lãnh đạo các trường và Sở, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết , chương trình và SGK hiện nay đảm bảo được tính liên thông và đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, cũng có một số khái niệm không thống nhất, bài dài và khó... Trình độ giáo viên chưa thể theo kịp chương trình và SGK. Để khắc phục tình trạng này buộc phải nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, cũng theo ông Hiển, không nên nhìn bộ sách giáo khoa THPT theo một chiều, những vấn đề nào chưa hợp lý, Bộ sẽ cho rà soát và điều chỉnh. Không thể nói là sách không hợp ở một số vùng thì sẽ thay toàn bộ.

"Cũng có nhiều ý kiến nói là chương trình nặng, dài và đề nghị giảm thời lượng. Tôi nghĩ việc này không thể làm tức thì. Lý do, Bộ đưa ra khung chương trình 37 tuần nhưng nếu trường nào có khả năng đáp ứng đủ chương trình trong 32-35 tuần, Bộ không hề cấm, ngược lại còn khuyến khích. Những ý kiến cho rằng phải cắt ngắn chương trình, chỉ là giải pháp tình thế, không khả thi", ông Hiển nhấn mạnh.

Thứ trưởng Hiển thừa nhận, có những nơi những trường cũng gặp phải những bất hợp lý từ chương trình và SGK, buộc hiệu trưởng và giáo viên phải cố gắng. Nếu đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng, chất lượng thì sẽ phát huy tác dụng của bộ sách. Cần cân bằng nội dung chương trình bằng cách hướng dẫn lồng ghép thích hợp giữa các môn để có thể điều chỉnh những khó khăn ở từng nơi, từng địa bàn.

Để khắc phục, giảm mức độ quá tải và nâng cao hiệu quả chương trình, SGK mới, Bộ Giáo dục đã đưa ra một số giải pháp, trong đó, về lâu dài tiếp tục chỉ đạo tổ chức đánh giá toàn diện về chương trình và SGK ở các năm học tiếp theo để hướng dẫn điều chỉnh nội dung, cách dạy từng môn cho phù hợp. Đồng thời, từ năm 2010 sẽ triển khai nghiên cứu xây dựng chương trình sách giáo khoa mới để áp dụng sau năm 2015.

Chương trình này được đổi mới theo hướng tích hợp các môn học ở lớp dưới, phân hoá mạnh hơn ở cấp THPT, tạo cơ hội lựa chọn nội dung học tập, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học có hướng dẫn và hỗ trợ tối ưu của giáo viên, đồng thời tăng cường hoạt động xã hội của học sinh. Dựa trên chương trình quốc gia, các vùng miền có thể xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện, đặc biệt là phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số.

Văn phòng - Sở GDĐT

Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025

Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.

Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục

Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”

Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.

Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.

Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường

Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.

Những quy định về miễn thi trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Trong đó, các chính sách về miễn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tiếp tục được áp dụng cùng với một số điểm mới liên quan đến việc miễn thi môn Ngoại ngữ và Ngữ Văn.