TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trong những năm qua, các
cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vị trí,
vai trò của TTHTCĐ trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Hệ thống các TTHTCĐ không ngừng được củng cố, phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động. Nhiều TTHTCĐ có những đổi mới trong công tác tổ chức, cập nhật
nội dung giảng dạy, hoạt động phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên, báo cáo viên nhiều TTHTCĐ đã chủ động tích cực nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động. Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho trung tâm, chế độ
phụ cấp cho cán bộ quản lý được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Mỗi năm, TTHTCĐ đã tổ chức được gần 1000 lớp với trên 400.000 lượt người tham gia học tập. Qua đó góp phần củng cố, phát huy hiệu quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân; giúp người dân nâng cao nhận thức trên các lĩnh vực: Pháp luật, chăm sóc sức khỏe, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đẩy lùi các tệ nạn xã hội,… từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần ổn định, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động các TTHTCĐ còn một số hạn chế,đó là: Việc triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp về TTHTCĐ có nơi còn mang tính hình thức, chất lượng, hiệu quả chưa cao nên nhận thức về vị trí, vai trò, hiệu quả của TTHTCĐ đối với việc nâng cao dân trí và phát triển cộng đồng, góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở trong một bộ phận cán bộ và nhân dân còn nhiều hạn chế. Nội dung, hình thức hoạt động của TTHTCĐ chưa đa dạng, phong phú, chưa đáp ứng tốt yêu cầu học tập ngày càng đa dạng của người dân. Một số TTHTCĐ hoạt động cầm chừng, mang tính hình thức. Việc tổng kết, đánh giá các mô hình hiệu quả để nhân ra diện rộng chưa được quan tâm. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức các chuyên đề, hoạt động của TTHTCĐ còn ít. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số trung tâm còn thiếu, xuốngcấp. Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên còn thiếu, chưa được thường xuyên tập huấn, chưa có kinh nghiệm về quản lý, tổ chức các hoạt động, dạy chuyên đề và biên soạn học liệu cho TTHTCĐ, đặc biệt hiện nay do thiếu giáo viên ở các nhà trường nên việc bố trí giáo viên làm thường trực TTHTCĐ rất khó khăn. Một số giáo viên thường trực TTHTCĐ năng lực, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế. Một số giám đốc, phó giám đốc TTHTCĐ chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu trên các đơn vị cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:
1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hành động của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về vai trò, vị trí của TTHTCĐ đối với quán trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tập trung tuyên truyền, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, các cách làm hay trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ.
2. Tiếp tục phổ biến, quán triệt sâu rộng các nội dung của Kết luận số 313-KL/TU ngày 29/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả 15 năm thực hiện Kết luận số 413-KL/TU, ngày 24/01/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng, củng cố và phát triển trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn; Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 29/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”; Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 19/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”; Công văn số 219/BGDĐT-GDTX ngày 21/01/2020 của Bộ GD&ĐT về việc rà soát, chấn chỉnh, tăng cường quản lý các Trung tâm học tập cộng đồng; Công văn số 148/SGD&ĐT-GDTX&GDCN ngày 04/02/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động các TTHTCĐ, Ban chỉ đạo xây dựng XHHT và PCGD cấp huyện, cấp xã.
3. Đối với các TTHTCĐ
- Tham mưu, chỉ đạo kiện toàn kịp thời ban giám đốc, giáo viên thường trực, các tổ chuyên nôn nghiệp vụ, các câu lạc bộ phát triển cộng đồng thôn đối với cácTTHTCĐ có sự thay đối thành viên đáp ứng yêu cầutheo đúng quy định tại Công văn liên sở số 1957/LS-SNV-SGD&ĐT ngày 05/12/2008 của Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT hướng dẫn tổ chức, quản lý cán bộ của TTHTCĐ và Kết luận số 313-KL/TU ngày 29/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban giám đốc, các tổ chuyên môn, nghiệp vụ của TTHTCĐ theo từng tuần để hỗ trợ giáo viên thường trực TTHTCĐ trong thời gian giảng dạy tại nhà trường do thiếu nhiều giáo viên.
- TTHTCĐ tổ chức các hình thức điều tra nhu cầu học tập của người dân linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương (thông qua sinh hoạt của các hội, đoàn thể; các cuộc họp thôn, tổ dân phố, câu lạc bộ; qua nhu cầu thực tế trong sản xuất, kinh doanh của địa phương; qua phỏng vấn, hộp thư tại cụm dân cư, tổ dân phố, qua mạng xã hội ...) để tổ chức các chuyên đề, hoạt động đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của người dân; đa dạng hóa nội dung, hình thức học tập phù hợp tập quán văn hóa, điều kiện sinh sống ở các cộng đồng dân cư trên địa bàn; tổ chức các hình thức học tập linh hoạt, đưa lớp học về gần với người học (nhà văn hóa thôn bản, trường học, thư viện, trên đồng ruộng, cơ sở sản xuất …) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học tập;trung bình một TTHTCĐ mỗi tháng mở được ít nhất 3 chuyên đề, 3 hoạt động với nội dung khác nhau.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ gắn với chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
- TTHTCĐ sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư, xây dựng; các TTHTCĐ chưa được đầu tư, xây dựng chủ động tham mưu UBND cấp xã bố trí ít nhất một phòng làm việc (có tủ tài liệu, bàn ghế làm việc, bảng thông báo kế hoạch,…) để ban quản lý TTHTCĐ có thể họp, giao ban và làm phòng thường trực của TTHTCĐ; ngoài ra các TTHTCĐ cần khai thác, tận dụng cơ sở vật chất và những phương tiện sẵn có ở địa phương, như trường học, nhà văn hoá thôn, thư viện, hội trường UBND cấp xã... để tổ chức hoạt động.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin như mạng internet, website, nhóm zalo,... trong quản lý, tổ chức hoạt trong các TTHTCĐ.
4. Đối với phòng GD&ĐT
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho ban giám đốc, cán bộ thường trực, cộng tác viên, hướng dẫn viên, chủ nhiệm câu lạc bộ phát triển cộng đồng của các TTHTCĐ (mỗi năm ít nhất 02 lần); tổ chức giao ban định kỳ giữa các TTHTCĐ (ít nhất 1 lần/tháng); tập trung chỉ đạo phát triển mạng lưới các câu lạc bộ phát triển cộng đồng (mỗi thôn, xóm, tổ dân phố có 1 câu lạc bộ với ít nhất 3 nhóm sở thích) nội dung cụ thể theo Công văn số 1066/SGD&ĐT-GDTX ngày 08/6/2011 của Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý, phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động của TTHTCĐ.
- Tham mưu tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Công văn
liên sở số 08/LS-SGD&ĐT-
- Tổ chức đánh giá, xếp loại các TTHTCĐ 6 tháng và cả năm theo Công văn số 2812/SGD&ĐT- GDTX&GDCN ngày 25/10/2021, Công văn số 3001/SGD&ĐT-CTTT&GDTX,CN ngày 17/10/2022 của Sở GD&ĐT báo cáo về Sở theo đúng quy định.
- Tham mưu cho UBND cấp huyện xây dựng mạng lưới giáo viên, báo cáo viên cấp huyện và có kế hoạch phân công thực hiện nhiệm vụ tại các TTHTCĐ; chỉ đạo các TTHTCĐ xây dựng mạng lưới giáo viên, báo cáo viên cấp xã đảm bảo có sự tham gia của đại diện các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức hội, đơn vị, trường học, những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh ở trên địa bàn tự nguyện tham gia.
- Chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tổ chức biên soạn tài liệu phù hợp với thực tế địa phương; chỉ đạo các TTHTCĐ phát triển tài liệu, học liệu thông qua sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, trường học, internet,... đảm bảo mỗi TTHTCĐ có 1 tủ sách với 5 lĩnh vực giáo dục: pháp luật, văn hóa – xã hội, môi trường, sức khỏe, phát triển kinh tế phục vụ tốt việc tổ chức các hoạt động dạy và học tại trung tâm.
- Chỉ đạo các TTHTCĐ định kì hằng tuần, tháng tổ chức các buổi giao ban giữa ban giám đốc với các tổ chuyên môn, nghiệp vụ qua đó nắm bắt kịp thời các thông tin về việc triển khai nhiệm vụ hoạt động của trung tâm; tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các TTHTCĐ trong và ngoài địa bàn; hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của TTHTCĐ, kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho TTHTCĐ.
- Tổ chức điều tra, rà soát các mục tiêu xây dựng xã hội học tập theo Kế hoạch số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”; Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 19/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” để chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt kết quả theo kế hoạch đề ra./.
Đồng chí Hoàng Kiều
Phó Trưởng phòng CTTT&GDTX,CN, Sở GD&ĐT Hòa Bình