Tin từ các đơn vị :: 16/08/2013
5 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014
Năm học 2013-2014 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT giai đoạn 2011-2016 và Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam; toàn ngành tiếp tục phát huy kết quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua đã đạt được, tập trung thực hiện năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Nhà giáo Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu chỉ đạo
các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014 tại Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013
và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo yêu cầu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XV, tập trung thực hiện Chương trình hành động của ngành Giáo dục triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục. Rà soát việc thực hiện phân cấp quản lý, tham gia góp ý xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giáo dục giữa các sở, ban ngành và các huyện, thành phố trong tỉnh; đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục địa phương theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ sở giáo dục đào tạo. Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục phù hợp với từng loại hình cơ sở giáo dục. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Thực hiện “3 công khai” trong các cơ sở giáo dục. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; xử lý các tiêu cực về lạm thu, dạy thêm, học thêm không đúng quy định. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tổ chức hội nghị, hội thảo của cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. Đổi mới công tác thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận của xã hội, tranh thủ sự giám sát, hỗ trợ giải quyết kịp thời các vấn đề của ngành. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
Nhà giáo Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT kiểm tra
chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục tại các trường có điều kiện đặc biệt khó khăn
(Ảnh tại trường TH Mường Chiềng huyện Đà Bắc)
Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968-15/10/2013) và đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua thường xuyên của Ngành. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện tốt phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; xây dựng xã hội học tập, đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục thể chất; tích cực chỉ đạo công tác y tế trường học đối với các trường phổ thông, trường mầm non nhằm chăm sóc sức khoẻ của học sinh, sinh viên, phòng chống các bệnh, dịch; giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục về chủ quyền biển, đảo, tiết kiệm năng lượng; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên. Tiếp tục triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các nhà trường thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Triển khai đồng bộ theo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, tập trung vào các nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xây dựng các chương trình dạy học dựa theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Tích cực chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn, thư viện trường học tiên tiến, thư viện trường học xuất sắc; xây dựng đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hóa. Tổ chức Đại hội đại biểu Hội trí thức tỉnh Hòa Bình lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2013-2018. Củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tế địa phương, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ bán trú, học 2 buổi/ngày. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; tăng cường hiệu quả quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Tiếp tục chỉ đạo ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục phổ thông. Tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình trường học mới (VNEN), nhân rộng mô hình này cùng với việc áp dụng dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục theo các mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện của địa phương. Mở rộng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, chú trọng ở cấp tiểu học. Tiếp tục chỉ đạo điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; mở rộng cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học; tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp trong các trường trung học. Tích cực củng cố và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục. Chấn chỉnh tình hình dạy thêm, thu góp sai quy định. Nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020, Kế hoạch Xóa mù chữ đến năm 2020. Củng cố mô hình hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ, mở rộng việc dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, cần gì học nấy của người dân trong cộng đồng, đảm bảo các trung tâm hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Tăng cường nền nếp, kỉ cương, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học. Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo và các loại hình trường trung cấp chuyên nghiệp gắn với bảo đảm chất lượng đào tạo, phù hợp với khả năng cung ứng nhân lực của cơ sở đào tạo và quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh. Đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập của người học. Đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội, hợp tác với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện quy chế đào tạo, mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp. Tiếp tục đề nghị Bộ GD&ĐT nâng cấp trường Trung học Kinh tế kỹ thuật lên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật và đổi tên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình thành trường Cao đẳng Hòa Bình.
Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh tại các nhà trường
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, tập huấn, thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục. Triển khai thực hiện Chương trình phát triển ngành sư phạm đến năm 2020. Tiếp tục thực hiện Đề án “Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010-2016”. Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các địa phương; đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn đảm bảo khách quan, công bằng qua kết quả tự bồi dưỡng thường xuyên và đóng góp thực tế với nhà trường được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh ghi nhận. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách đối với nhà giáo; đặc biệt là giáo viên mầm non, giáo viên đang công tác tại vùng đặc biệt khó khăn; ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực phấn đấu cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang công tác và thu hút người giỏi về quản lý, giảng dạy tại các dơn vị, nhà trường.
Nhà giáo Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT trao tặng Giấy khen
cho các em học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện
Quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn. Thực hiện Kế hoạch “Năm giáo dục vùng khó khăn”. Đẩy mạnh toàn diện các hoạt động trong “Năm giáo dục vùng khó khăn”. Mục đích phát triển Giáo dục và Đào tạo vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số coi đây là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của ngành GD&ĐT và toàn xã hội nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng trong giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, học sinh ở các vùng còn nhiều khó khăn; quan tâm nhiều hơn đến phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường công tác lập kế hoạch, công tác thanh tra chuyên môn; tăng cường đầu tư các nguồn lực phát triển giáo dục, quan tâm, chăm lo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; chăm lo các Trung tâm học tập cộng đồng về tổ chức hoạt động, đưa hoạt động vào nền nếp, có hiệu quả; phát triển toàn diện các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện, liên xã, các trường bán trú dân nuôi. Đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua đối với các trường vùng khó khăn. Động viên, khích lệ, cổ vũ các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các em học sinh, học viên trong công tác, giảng dạy và học tập. Tạo chuyển biến thật sự rõ rét về chất lượng giáo dục trong “Năm giáo dục vùng khó khăn”. Tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục dân tộc nói chung và các trường PT DTNT tỉnh, huyện, liên xã, trường PTDTBT nói riêng. Phối hợp với UBND huyện Lương Sơn thành lập trường PTDTNT huyện Lương Sơn. Tiếp tục rà soát, thành lập các trường PTDTBT ở các xã ở vùng dân tộc thiểu số, ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/07/2010 quy định việc dạy học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Triển khai có hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở mầm non, tiểu học; bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên đang công tác tại vùng đồng bào dân tộc. Quan tâm, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, công tác dạy và học trong trường phổ thông dân tộc nội trú. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Tăng cường các giải pháp đồng bộ, thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt với các trường ở vùng dân tộc thiểu số. Chỉ đạo chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên; Đặc biệt đối với học sinh dân tộc thiểu số và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường PTDTNT, PTDTBT theo hướng tăng cường chuẩn hóa và chuẩn quốc gia. 100% học sinh các trường PTDTNT có đủ phòng ở nội trú theo hướng an toàn, tiện lợi cho việc sinh hoạt, học tập.
Quang cảnh một góc trường PTDTNT huyện Yên Thủy
một trong những công trình được đầu tư xây mới được bàn giao năm 2013
Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non, trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020, Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT giai đoạn 2011-2015, quy hoạch và xây dựng các trường PTDT bán trú. Thực hiện tốt công tác thiết bị và thư viện trường học. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2015 sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và các Chương trình, Dự án về giáo dục đào tạo.
Dưới dự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể của tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố; sự chăm lo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, toàn ngành GD&ĐT phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2013- 2014.
Hồng Mạc
Văn phòng - Sở GDĐT
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Mai Châu: Hiệu quả mô hình Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 90,04%. Mai Châu cũng là mảnh đất còn giữ được tương đối đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc Thái, Mông… Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến mô hình Câu lạc bộ (CLB) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Mai Châu.
Trường THPT Mường Chiềng tổ chức ngoại khoá tuyên truyền giáo dục pháp luật "Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11"
Ngày 07/11/2024, Trường THPT Mường Chiềng tổ chức thành công chương trình Ngoại khóa Tuyên truyền Giáo dục Pháp luật “Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11".
TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT HUYỆN TÂN LẠC - 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sáng ngày 02/11/2024, trường PT DTNT THCS&THPT huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường( 2/11/1994 - 2/11/2024) kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TỔ CHỨC HỘI THI “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”
Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của trường THPT Kỳ Sơn, sáng ngày 19/10/2024, tổ Chuyên môn 3, trường THPT Kỳ Sơn đã tổ chức thành công chuyên đề ngoại khóa “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”.
TRƯỜNG THPT MƯỜNG BI- 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 20/10/2024, trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (18/10/2014-18/10/2024).
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đoạt 56 huy chương tại Trại hè Hùng Vương
Ngày 4/8, Trại hè Hùng Vương lần thứ XVIII, năm 2024 được tổ chức tại Hòa Bình đã bế mạc.
Trường THPT 19-5 kết nạp Đảng viên cho Học sinh ưu tú
Thực hiện các Quyết định số: 28-QĐ/HU, Quyết định số 29-QĐ/HU, Quyết định số 30-QĐ/HU ngày 03/6/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, Chi bộ trường THPT 19-5 Kim Bôi tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 03 quần chúng ưu tú trong đó có 01 học sinh lớp 12 vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huyện Đà Bắc: Đảm bảo các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, huyện Đà Bắc có 3 điểm thi tại các trường THPT: Đà Bắc, Yên Hòa và Mường Chiềng.