Tin từ các đơn vị :: 23/06/2013
Đánh giá kết quả triển khai Dự án Phát triển Giáo dục THCS II giai đoạn 2
Trong 2 ngày 6,7/6/2013, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả tổng quan việc triển khai Dự án Phát triển Giáo dục Trung học cơ sở II sau khi kết thúc giai đoạn 2.
TS Trần Đình Châu - Vụ trưởng Bộ GD&ĐT, Giám đốc Ban điều hành Dự án PTGD THCS II,
Chánh văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực phát biểu tại trường THCS Mông Hóa
Tham gia đoàn kiểm tra, đánh giá có TS. Tom Mccaul - Chuyên gia tư vấn cao cấp của Ngân hàng Phát triển Châu Á, TS Trần Đình Châu - Vụ trưởng Bộ GD&ĐT, Giám đốc Ban điều hành Dự án PTGD THCS II, Chánh văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.
TS. Tom Mccaul - Chuyên gia tư vấn cao cấp của Ngân hàng Phát triển Châu Á
chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo tại các công trình do Dự án đầu tư
Dự án Phát triển Giáo dục Trung học cơ sở II (SLSEDP/Dự án) được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phê duyệt ngày 26/11/2004, bắt đầu có hiệu lực ngày 18/3/2005. Dự kiến ban đầu hoàn thành khối lượng vào ngày 31/12/2011, ngày khóa sổ khoản vay là ngày 30/6/2012. Tổng giá trị dự án là 80,0 triệu USD với khoản vay từ ADB là 37,35 triệu USD (tương đương 55 triệu USD tại thời điểm phê duyệt và giá trị thực tế là 58,2 triệu USD, theo hệ thống Thông tin tài chính khoản vay của ADB, tại thời điểm ngày 30/11/2011 do sự biến động của đồng SDR so với đồng USD và vốn đối ứng của chính phủ là 25 triệu USD.
Kiểm tra hiệu quả hoạt động tại các thư viện trường học
Dự án nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các nỗ lực giảm nghèo thông qua việc phát triển và tăng cường giáo dục Trung học cơ sở (THCS), tăng cường cơ hội tiếp cận công bằng, hiệu quả và năng lực quản lý giáo dục THCS, cụ thể là tăng cường các hệ thống hỗ trợ nâng cao chất lượng trên toàn quốc và đạt được mục tiêu của Chính phủ về phổ cập giáo dục cấp THCS. Các mục tiêu của Dự án bao gồm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục THCS thông qua đổi mới chương trình sách giáo khoa và bồi dưỡng, tập huấn giáo viên; Tăng cường tiếp cận công bằng cho học sinh THCS tại các vùng khó khăn; Nâng cao năng lực quản lý giáo dục THCS thông qua hệ thống phân tầng, từ cấp Bộ - Cơ quan quản lý dự án, tới các cấp quản lý địa phương.
Sản phẩm Bản đồ tư duy của các em học sinh
Đối với tỉnh Hòa Bình, Dự án đã hỗ trợ tại 10 trường THCS bao gồm: THCS Thống Nhất, THCS Sông Đà (TP. Hòa Bình), THCS Ngọc Mỹ (Tân Lạc), THCS An Lạc (Lạc Thủy), THCS Lạc Thịnh (Yên Thủy), THCS Yên Lập (Cao Phong), THCS Định Cư (Lạc Sơn), THCS Mông Hóa, THCS Thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) và THCS Tiến Xuân (Lương Sơn nay đã chuyển về Hà Nội). Tổng kinh phí của Dự án trong cả 2 giai đoạn dành cho 10 trường là 11.267.385.760 đồng, cụ thể như sau: Xây mới 47 phòng học, 09 phòng thí nghiệm, 14 phòng thư viện kết hợp tin học, 01 phòng học ngoại ngữ; 05 công trình vệ sinh.
Thăm công trình phòng bộ môn, tin học so Dự án đầu tư
Trong chuyến công tác đoàn đã khảo sát tình hình thực tế tại các trường THCS Mông Hóa, THCS Thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), THCS Sông Đà và THCS Thống Nhất (TP. Hòa Bình). Các chuyên gia tư vấn đã nêu ra mục đích cũng như các vấn đề cần làm rõ trong việc tổ chức, quản lý và thực hiện Dự án, đoàn đã được nghe nhiều ý kiến về những mô hình quản lý, triển khai thực hiện, tổ chức hoạt động dạy và học một cách sáng tạo, hiệu quả do chính Dự án mang lại như: Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã triển khai dự án tới tất cả các trường tiểu học THCS trên địa bàn thành phố trên mọi phương diện từ công tác quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động dạy và học... tại các nhà trường, về phía các nhà trường, giáo viên và học sinh đã hưởng ứng các mô hình thuộc Dự án một cách tích cực, tự nhiên, hứng thú và hiệu quả. Thông qua trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và đại diện cha mẹ học sinh, đại diện lãnh đạo địa phương, các chuyên gia tư vấn cao cấp của ADB đã được thỏa mãn mọi vần đề cần làm rõ trong chuyến kiểm tra, khảo sát kết quả triển khai Dự án tại tỉnh Hòa Bình. Có thể khảng định Dự án đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục THCS; góp phần tích cực trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy và học trong các nhà trường; góp phần nâng cao công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin, công tác điện tử hóa các trang thiết bị dạy học; Các trường vùng khó khăn được đặc biệt ưu tiên; Công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên được tăng cường và chú trọng...
Đoàn làm việc tại trường THCS Thống Nhất thành phố Hòa Bình
Tại chuyến khảo sát đoàn cũng được nghe những kiến nghị đề xuất từ phía các tập thể, cá nhân trực tiếp được thụ hưởng Dự án như: Đề nghị Dự án tiếp tục triển khai giai đoạn 3, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học tại các nhà trường, tăng cường công tác tập huấn cho giáo viên, tăng cường kinh phí trong việc nghiên cứu các tài liệu, ấn phẩm phục vụ việc quản lý, tổ chức, triển khai Dự án...
Đ/c Đặng Quang Ngàn - Phó Giám đốc Sở đã tiếp các chuyên gia tư vấn cao cấp của ADB
Nhân dịp này, các chuyên gia tư vấn cao cấp của ADB đã có buổi làm việc cùng với lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình. Với tư cách là lãnh đạo Sở, đồng chí Đặng Quang Ngàn - Phó Giám đốc Sở đã đánh giá cao những kết quả mà Dự án PTGD THCS II đem lại cho các nhà trường, các thầy cô giáo và con em các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh, khi Dự án triển khai lãnh đạo tỉnh đã đánh giá cao về những mô hình, các hoạt động của Dự án mang lại trong việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS nói riêng và chất lượng giáo dục tỉnh nhà nói chung, tỉnh đã đầu tư thêm hàng trăm tỷ đồng để cùng triển khai thực hiện Dự án, tỉnh Hòa Bình rất lấy làm tiếc nếu Dự án chỉ dừng lại tại giai đoạn 2, hy vọng ADB tiếp tục triển khai Dự án tại giai đoạn 3. Nếu giai đoạn 3 được triển khai, đồng chí Phó Giám đốc Sở khẳng định các mô hình đã triển khai trong 2 giai đoạn là rất có hiệu quả, xong cần tập trung vào khâu tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vì hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn được đầu tư, bổ sung thường xuyên chỉ duy có đội ngũ giáo viên nếu không được tập huấn thường xuyên sẽ lạc hậu về phương pháp và không đáp ứng được yêu cầu của Dự án.
Văn Hùng
Văn phòng - Sở GDĐT
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Mai Châu: Hiệu quả mô hình Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 90,04%. Mai Châu cũng là mảnh đất còn giữ được tương đối đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc Thái, Mông… Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến mô hình Câu lạc bộ (CLB) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Mai Châu.
Trường THPT Mường Chiềng tổ chức ngoại khoá tuyên truyền giáo dục pháp luật "Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11"
Ngày 07/11/2024, Trường THPT Mường Chiềng tổ chức thành công chương trình Ngoại khóa Tuyên truyền Giáo dục Pháp luật “Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11".
TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT HUYỆN TÂN LẠC - 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sáng ngày 02/11/2024, trường PT DTNT THCS&THPT huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường( 2/11/1994 - 2/11/2024) kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TỔ CHỨC HỘI THI “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”
Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của trường THPT Kỳ Sơn, sáng ngày 19/10/2024, tổ Chuyên môn 3, trường THPT Kỳ Sơn đã tổ chức thành công chuyên đề ngoại khóa “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”.
TRƯỜNG THPT MƯỜNG BI- 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 20/10/2024, trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (18/10/2014-18/10/2024).
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đoạt 56 huy chương tại Trại hè Hùng Vương
Ngày 4/8, Trại hè Hùng Vương lần thứ XVIII, năm 2024 được tổ chức tại Hòa Bình đã bế mạc.
Trường THPT 19-5 kết nạp Đảng viên cho Học sinh ưu tú
Thực hiện các Quyết định số: 28-QĐ/HU, Quyết định số 29-QĐ/HU, Quyết định số 30-QĐ/HU ngày 03/6/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, Chi bộ trường THPT 19-5 Kim Bôi tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 03 quần chúng ưu tú trong đó có 01 học sinh lớp 12 vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huyện Đà Bắc: Đảm bảo các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, huyện Đà Bắc có 3 điểm thi tại các trường THPT: Đà Bắc, Yên Hòa và Mường Chiềng.