Tin từ các đơn vị :: 06/03/2012
Hành hương về Đất tổ Hùng vương
Nhân dịp kỷ niệm 102 ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; 1972 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Ngày 06/03/2012, Đảng ủy, Lãnh đạo Sở, Công đoàn Cơ quan Sở GD&ĐT tổ chức cho Nữ cán bộ, chuyên viên, nhân viên Cơ quan Sở chuyến tham quan về nguồn, địa danh của chuyến tham quan là Đền mẫu Âu cơ và Đền Hùng.
Đền mẫu Âu cơ nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Trong lịch sử tồn tại mấy ngàn năm, đền thờ Mẫu Âu Cơ đã ba lần được các triều đại nhà nước Việt Nam sắc phong. Lần thứ nhất dưới triều vua Lê Thánh Tông (1428-1527), nhà vua đã sai giám quốc sư lên Hạ Hoà phong thần và cấp tiền cho nhân dân tôn tạo đền Mẫu Âu Cơ. Dưới triều Nguyễn, năm 1874 vua Tự Đức sắc phong là đền thờ Quốc Mẫu. Ngày 3-8-1991 đền Mẫu Âu Cơ được Bộ VH-TT cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia.
Trải bao biến thiên của lịch sử, ngôi đền đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Lần trùng tu gần đây nhất vào năm 1991. Đền có năm gian hình chữ nhất (-), cột gỗ lom, mái lợp ngói vẩy. Cây đa cổ thụ sau đền cành lá xum xuê gần như bao phủ kín ngôi đền bé nhỏ. Pho tượng Quốc mẫu Âu Cơ cao 0,93m đặt trên ngai vị, hai tay đặt trên đầu gối, chân đi hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, dáng hình hiền hậu và thanh tú. Toàn bộ tượng và ngai được đặt trong một khám cao 1,82m, xung quanh trạm trổ tùng, cúc, mai và rồng chầu mặt nguyệt. Các thành phần khác bằng gỗ trong đền đều được chạm trổ cầu kỳ và sơn son thếp vàng…
Hàng năm, không chỉ người dân trong vùng mà cả du khách thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội Đền mẫu Âu Cơ vào các ngày 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”, ngày 11-12 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám, và ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Đặc biệt, ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ chính và do trùng vào dịp đầu năm vừa đón Tết Nguyên Đán nên rất đông vui, nhộn nhịp.
Địa danh thứ 2 mà đoàn chọn để hành hương lần này là Đền Hùng Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa Lĩnh. Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.
Ðền Hạ: Từ chân núi Hùng rẽ qua Ðại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc thang xây bằng gạch lên đến đền Hạ và chùa (Thiên Quang tự). Ðền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản thủ đô có nói chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Ðền Trung: Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đây các vua Hùng lập quán xá để nghỉ ngơi và bàn việc với các lạc hầu. Cũng ở nơi đây hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết.
Ðền Thượng: Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá là đến đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa. Ðây cũng là nơi Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, dựng cột đá thề sẽ trông nom ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp nhà Hùng.
Lăng vua Hùng: Tương truyền là mộ vua Hùng Vương thứ 6. Sau khi Thánh Dóng đánh giặc Ân bay lên trời, vua Hùng đã hoá ở đây.
Ðền Giếng: Từ lăng đi xuống, đền ở chân núi phía Ðông Nam. Trong đền có giếng Ngọc, bốn mùa đầy nước, trong vắt soi gương được. Ðền thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung là con gái yêu của vua Hùng thứ 18 thường hay chải tóc và soi gương ở giếng này.
Ngày nay, ở gần Công Quán (nơi để tiếp khách thập phương) có Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng tương đối lớn trưng bày nhiều hiện vật thời kỳ Hùng Vương dựng nước qua nền văn hoá thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt...
Nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) được xây dựng để tưởng nhớ công ơn tổ tiên và quy tụ các giá trị văn hóa tâm linh thời đại các Vua Hùng về nơi đất thiêng là Đền thờ Lạc Long Quân.Ngôi đền được đưa vào sử dụng đầu năm 2009, được chia làm ba khu, gồm các hạng mục như đền chính, cổng, trụ biểu, cổng biểu tượng, phương đình, nhà tả vu, hữu vu, lầu hóa vàng, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật.
Đền chính có diện tích 210m2, kiến trúc kiểu chữ đinh truyền thống, nội thất bằng gỗ lim, sơn son thếp vàng, mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch Bát Tràng, bó vỉa đá xanh.
Hậu cung đặt tượng thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân dáng vẻ uy nghiêm. Tượng được đúc bằng đồng, nặng 1,5 tấn, cao 1,98m ở tư thế ngồi trên ngai, đặt trên bệ đá chạm khắc hoa văn theo môtíp văn hoá Đông Sơn.
Cổng đền được xây dựng theo kiểu truyền thống, gồm có bốn cột, được xây dựng bằng bêtông cốt thép, phía ngoài ốp đá xanh chạm họa tiết hoa văn bốn mặt...
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được Nhà nước đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình kiến trúc, các họa tiết trang trí được mô phỏng theo hoa văn trên trống đồng Đông Sơn được cách điệu như hình ảnh người giã gạo, hình ảnh chim lạc...
Sau đây là một số hình ảnh của đoàn:
Văn Hùng
Văn phòng - Sở GDĐT
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Mai Châu: Hiệu quả mô hình Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 90,04%. Mai Châu cũng là mảnh đất còn giữ được tương đối đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc Thái, Mông… Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến mô hình Câu lạc bộ (CLB) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Mai Châu.
Trường THPT Mường Chiềng tổ chức ngoại khoá tuyên truyền giáo dục pháp luật "Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11"
Ngày 07/11/2024, Trường THPT Mường Chiềng tổ chức thành công chương trình Ngoại khóa Tuyên truyền Giáo dục Pháp luật “Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11".
TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT HUYỆN TÂN LẠC - 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sáng ngày 02/11/2024, trường PT DTNT THCS&THPT huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường( 2/11/1994 - 2/11/2024) kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TỔ CHỨC HỘI THI “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”
Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của trường THPT Kỳ Sơn, sáng ngày 19/10/2024, tổ Chuyên môn 3, trường THPT Kỳ Sơn đã tổ chức thành công chuyên đề ngoại khóa “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”.
TRƯỜNG THPT MƯỜNG BI- 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 20/10/2024, trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (18/10/2014-18/10/2024).
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đoạt 56 huy chương tại Trại hè Hùng Vương
Ngày 4/8, Trại hè Hùng Vương lần thứ XVIII, năm 2024 được tổ chức tại Hòa Bình đã bế mạc.
Trường THPT 19-5 kết nạp Đảng viên cho Học sinh ưu tú
Thực hiện các Quyết định số: 28-QĐ/HU, Quyết định số 29-QĐ/HU, Quyết định số 30-QĐ/HU ngày 03/6/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, Chi bộ trường THPT 19-5 Kim Bôi tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 03 quần chúng ưu tú trong đó có 01 học sinh lớp 12 vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huyện Đà Bắc: Đảm bảo các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, huyện Đà Bắc có 3 điểm thi tại các trường THPT: Đà Bắc, Yên Hòa và Mường Chiềng.