Tin từ các đơn vị :: 20/08/2011

Trường PTDTNT Tỉnh ghi sâu lời Bác dạy

Đối với các thầy cô giáo, các em học sinh trường PT DTNT tỉnh thì những ngày tháng Năm lịch sử này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó không chỉ là những ngày ôn luyện nước rút để chuẩn bị cho một kỳ thi mới mà còn là ngày mà thầy và trò nơi đây cùng hướng tới đó là kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dù đã qua gần 50 ,nhưng lớp học trò dưới mái trường vẫn luôn ghi nhớ lời dạy của vị Cha già dân tộc: “ Phải: học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi” trong lần Người về thăm trường năm 1962. Lời dạy ấy luôn luôn là lời động viên nhắc nhở để mỗi thầy cô giáo, mỗi em học sinh phấn đấu rèn luyện nâng cao chất lượng dạy và học, xứng đáng là cái nôi đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số như Bác hằng kỳ vọng.


        Tập thể cán bộ giáo viên, học sinh trường PTTH Nội trú tỉnh, luôn ghi sâu lời Bác dạy"Phải: học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.


Theo chân những thầy cô giáo trường PT DTNT tỉnh, chúng tôi đến thăm ông Phạm Ngọc Thế, Nguyên cán bộ nhà trường, người đã trực tiếp được gặp Bác, ông Thế nhớ lại: TrườngTNLĐXHCN nay là trường PTDTNT tỉnh được thành lập theo sáng kiến của Tỉnh đoàn Hoà Bình. Mục đích của trường là nhằm nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, rèn luyện tinh thần hăng say lao động cho thanh niên và bản lĩnh chính trị cho đoàn viên thanh niên các dân tộc trong tỉnh. Đồng thời tuyển chọn những đoàn viên thanh niên tốt tạo nhân lực cho  huyện và cơ sở, sau đó cho đi học ở trung ương để đào tạo những cán bộ phục vụ cho tỉnh sau này. Chính sáng kiến này đã được Tỉnh và Trung ương rất ủng hộ vì hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của địa phương. Vì vậy, Trường đã vinh dự được Bác Hồ hai lần về thăm. Lần thứ nhất vào năm 1958, khi khoá học đầu tiên của trường sau bao vất vả đã hoàn thành chương trình học tập và đang làm lễ tổng kết để trở về địa phương. Đúng lúc đó Bác đến, giản dị trong bộ quần áo nâu. Bác đã dặn chúng tôi: Cán bộ phải hết lòng với nhân dân. Hết lòng là ở chỗ: chỗ nào nhân dân cần mình thì mình đi chỗ ấy…”. Lời dạy ấy đã giúp cho lớp học trò đầu tiên của trường càng thêm quyết tâm trở về phục vụ địa phương. Lần thứ hai chúng tôi được gặp Bác là năm 1962, khi nhà trường bắt đầu chuyển sang sản xuất nông nghiệp để tự túc học tập. Bác dặn “học tập tốt là chính, lao động tốt là cơ sở để tự túc ăn học”. “Giảng dạy và học tập phải gắn liền với thực tiễn của địa phương”. Rồi Bác viết trong sổ lưu niệm của trường “ Phải học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

 

Thực hiện lời dạy của Bác, trong những năm qua, thầy và trò nhà trường không chỉ tích cực cải tiến phương pháp dạy và học để đạt được hiệu quả tốt nhất mà còn chú trọng giáo dục truyền thống tốt đẹp, đạo đức lối sống cho các em học sinh.

 

Thầy giáo Quách Đình Hải, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hiện nay nhà trường đang đào tạo học sinh gồm hai hệ là hệ chất lượng cao và hệ phổ thông gồm các học sinh vùng 135 với 17 lớp, 538 học sinh. Dù học ở hệ nào thì “học thật – dạy thật” luôn là khẩu hiệu được nhà trường đề cao và được  cụ thể hóa thành phương pháp dạy học.

 

Để làm được điều đó, nhà trường đã không ngừng tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tự hoàn thiện mình, rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, đội ngũ giáo viên nhà trường có 42 người trong đó 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, 15% có trình độ thạc sỹ. Các thầy cô giáo đã chủ động cải tiến phương pháp dạy và học, áp dụng soạn bài bằng giáo án điện tử để học sinh tiếp cận với phương pháp mới, bỏ hẳn lối học thụ động thầy đọc, trò chép. Với đặc thù là con em học sinh dân tộc thiểu số điều kiện kinh tế gia đình nhiều khó khăn cũng là một lực cản không nhỏ đối với công tác giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, các thầy cô giáo đã thường xuyên trao đổi, trò chuyện, tìm hiểu hoàn cảnh cũng như tâm tư của các em  để kịp thời động viên, chia sẻ, khích lệ các em vươn lên trong học tập. Song song với việc đẩy mạnh chất lượng giáo dục, trường còn đặc biệt quan tâm đầu tư trang bị các thiết bị dạy và học hiện đại như các thiết bị thực hành thí nghiệm, phòng học vi tính, phát động phong trào tự làm đồ dùng học tập, với những loại đồ dùng đẹp, sáng tạo được nhà trường trưng bày tại phòng truyền thống. Chính cách làm này đã kích thích các em tìm tòi, học hỏi và biết phát huy những sáng kiến giá trị.

 

Không chỉ đào tạo kiến thức văn hóa một cách thuần túy, nhà trường còn đề cao mục tiêu đào tạo kỹ năng sống, phương thức làm việc để các em học sinh ra trường thực sự là những người cán bộ, những công dân có ích cho xã hội.  “muốn vậy, trước tiên mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương tự học và mái trường phải thực sự trở thành một mái ấm để các em học tập và nương tựa”, thầy giáo Bùi Văn Chắp, Hiệu trưởng nhà trường tâm sự. Nhận thức rõ trách nhiệm ấy, đầu năm học, trường luôn luôn giáo dục truyền thống tốt đẹp của nhà trường để học sinh thấy rõ được trách nhiệm của mình trong phấn đấu rèn luyện. Ngoài ra, mọi việc học tập, ăn ở sinh hoạt của học sinh đều khép kín trong khuôn viên của trường, được các thầy cô theo dõi hướng dẫn và kịp thời uốn nắn.

 

Kế thừa những truyền thống tốt đẹp đó và không phụ lòng dìu dắt của các thầy cô giáo, các em học sinh ở đây đã đạt được những kết quả hết sức thuyết phục. Năm học 2008 – 2009, có 19 em đạt loại giỏi, 354 em đạt loại khá, 44 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 em đạt giải học sinh giỏi Quốc gia. Tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng đạt 70%. Có 4 em học sinh được học lớp cảm tình Đảng. Với những thành tích đã đạt được, trường PTDTNT tỉnh được xếp thứ 2 trong hệ thống các trường PTDTNT toàn quốc. Song, quan trọng hơn nhà trường đã thực sự là chiếc nôi đào tạo học sinh trở thành cán bộ nguồn dân tộc thiểu số cho tỉnh nhà.

                                                                                               

                                                                            Đinh Hoà

Văn phòng - Sở GDĐT

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế

Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ

Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Mai Châu: Hiệu quả mô hình Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 90,04%. Mai Châu cũng là mảnh đất còn giữ được tương đối đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc Thái, Mông… Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến mô hình Câu lạc bộ (CLB) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Mai Châu.

Trường THPT Mường Chiềng tổ chức ngoại khoá tuyên truyền giáo dục pháp luật "Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11"

Ngày 07/11/2024, Trường THPT Mường Chiềng tổ chức thành công chương trình Ngoại khóa Tuyên truyền Giáo dục Pháp luật “Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11".

TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT HUYỆN TÂN LẠC - 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Sáng ngày 02/11/2024, trường PT DTNT THCS&THPT huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường( 2/11/1994 - 2/11/2024) kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TỔ CHỨC HỘI THI “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”

Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của trường THPT Kỳ Sơn, sáng ngày 19/10/2024, tổ Chuyên môn 3, trường THPT Kỳ Sơn đã tổ chức thành công chuyên đề ngoại khóa “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”.

TRƯỜNG THPT MƯỜNG BI- 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày 20/10/2024, trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (18/10/2014-18/10/2024).

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đoạt 56 huy chương tại Trại hè Hùng Vương

Ngày 4/8, Trại hè Hùng Vương lần thứ XVIII, năm 2024 được tổ chức tại Hòa Bình đã bế mạc.

Trường THPT 19-5 kết nạp Đảng viên cho Học sinh ưu tú

Thực hiện các Quyết định số: 28-QĐ/HU, Quyết định số 29-QĐ/HU, Quyết định số 30-QĐ/HU ngày 03/6/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, Chi bộ trường THPT 19-5 Kim Bôi tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 03 quần chúng ưu tú trong đó có 01 học sinh lớp 12 vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Huyện Đà Bắc: Đảm bảo các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, huyện Đà Bắc có 3 điểm thi tại các trường THPT: Đà Bắc, Yên Hòa và Mường Chiềng.