Tin từ các đơn vị :: 19/05/2024
Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ
Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Trẻ Trường mầm non Lạc Sỹ (Yên Thủy) nghe, xem tranh truyện chữ to sáng tạo của giáo viên kể về sự tích nhà sàn của người Mường.
Cô giáo Bùi Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng Trường mầm non Lạc Sỹ chia sẻ: "Giáo dục văn hóa truyền thống địa phương hiện trở thành môn học chính thức trong các trường học. Trong bối cảnh toàn cầu hoá với sự phát triển của công nghệ, khi văn hóa truyền thống có khả năng bị mai một thì vấn đề bảo tồn văn hóa càng trở nên cấp thiết. Nhận thức được điều này, Ban giám hiệu nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao kiến thức về giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Mường cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bậc phụ huynh.
Với mục tiêu vừa tạo không gian văn hóa hấp dẫn, phong phú, thu hút trẻ, làm điểm nhấn khi thực hiện mô hình giáo dục học gắn với văn hóa dân tộc địa phương, vừa giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc cho trẻ. Từ tháng 8/2023, nhà trường xây dựng kế hoạch tạo môi trường giáo dục trong, ngoài lớp học cho trẻ gắn với bản sắc văn hoá địa phương. Chỉ đạo các bộ phận phụ trách từng công việc như: Xây dựng nét truyền thống văn hóa "Độc đáo nhà sàn”, "Văn hóa ẩm thực”, "Văn hóa dân gian dân tộc”… Giáo viên sưu tầm tranh truyện và làm tranh truyện chữ to sáng tạo, như truyện: Sự tích nhà sàn, Ông Đùng bà Đoàng, Đẻ đất đẻ nước… để đưa vào chương trình dạy trẻ.
Trong khuôn viên nhà trường, giáo viên linh hoạt thiết lập các khu vực sáng tạo như khu vực phát triển thể chất được thiết kế phù hợp, an toàn, trẻ có thể chơi nhảy sạp, đi cà kheo, một số trò chơi dân gian như: ném còn, nhảy tích tắc, chơi ô ăn quan… Khu vực sân hoạt động chung, hàng ngày trẻ múa, hát tập thể, những bài hát, điệu múa mang đặc trưng riêng của địa phương. Ngoài ra, nhà trường còn khôi phục, tái hiện lại ngành nghề truyền thống của dân tộc như dệt thổ cẩm, quay sợi…
Không chỉ chú trọng xây dựng ở bên ngoài lớp học, nhà trường tập trung xây dựng môi trường bên trong lớp học cho trẻ với các góc như: "Góc truyền thống địa phương" trưng bày nhiều hiện vật theo chủ đề, được ghi chú đầy đủ. Như với chủ đề thời trang gồm khăn, vải, trang phục truyền thống. Ở chủ đề gia đình có mô hình nhà sàn, cồng chiêng, ép đựng cơm, rổ đựng trầu, cối chày giã gạo, ống đựng nước, đôi quang gánh… những hiện vật đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường.
Nhà trường đã phát động tới 100% phụ huynh về việc trang bị cho trẻ bộ trang phục dân tộc Mường mặc vào mỗi dịp lễ và thứ Hai đầu tuần, đến nay, 100% học sinh đều có đủ trang phục dân tộc theo đúng quy định.
Đồng chí Vũ Thị Kim Thoa, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thủy cho biết: Mô hình "Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa địa phương cho trẻ trong trường mầm non” tại Trường mầm non Lạc Sỹ giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về văn hóa địa phương; có khả năng cảm nhận và thể hiện cái hay, cái đẹp trong văn hóa; hình thành tình cảm đối với quê hương và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao năng lực sáng tạo văn hóa cho trẻ; bảo tồn, lan tỏa và phát triển văn hóa địa phương, đây cũng là bước thực hiện đổi mới trong giáo dục mầm non. Từ khi mô hình được áp dụng trẻ luôn hào hứng, vui tươi khi được trải nghiệm các trò chơi dân gian, thích được quan sát, trải nghiệm tại "không gian văn hóa Mường”, thích hát những bài hát dân ca Mường, mặc váy áo Mường; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và cả phụ huynh đều có sự thay đổi tích cực về nhận thức. Giáo viên là người dân tộc Mường thấy tự hào về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
Mô hình được phụ huynh, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Được UBND huyện Yên Thủy công nhận là mô hình điển hình tiên tiến cấp huyện, đang đề nghị tỉnh công nhận mô hình cấp tỉnh trong năm 2024. Từ mô hình của trường có thể áp dụng và nhân rộng ra nhiều trường trên địa bàn huyện, được nhiều đơn vị trường bạn đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
Xuân Thiên (Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)
Theo Báo Hoà Bình
Văn phòng - Sở GDĐT
Huyện Mai Châu tăng cường công tác quản lý giáo dục trường học
Phòng GD&ĐT huyện Mai Châu thực hiện hiệu quả đổi mới quản lý giáo dục, quản trị nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, hiệu quả.
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.
Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Mai Châu: Hiệu quả mô hình Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 90,04%. Mai Châu cũng là mảnh đất còn giữ được tương đối đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc Thái, Mông… Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến mô hình Câu lạc bộ (CLB) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Mai Châu.
Trường THPT Mường Chiềng tổ chức ngoại khoá tuyên truyền giáo dục pháp luật "Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11"
Ngày 07/11/2024, Trường THPT Mường Chiềng tổ chức thành công chương trình Ngoại khóa Tuyên truyền Giáo dục Pháp luật “Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11".
TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT HUYỆN TÂN LẠC - 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sáng ngày 02/11/2024, trường PT DTNT THCS&THPT huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường( 2/11/1994 - 2/11/2024) kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TỔ CHỨC HỘI THI “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”
Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của trường THPT Kỳ Sơn, sáng ngày 19/10/2024, tổ Chuyên môn 3, trường THPT Kỳ Sơn đã tổ chức thành công chuyên đề ngoại khóa “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”.
TRƯỜNG THPT MƯỜNG BI- 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 20/10/2024, trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (18/10/2014-18/10/2024).
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đoạt 56 huy chương tại Trại hè Hùng Vương
Ngày 4/8, Trại hè Hùng Vương lần thứ XVIII, năm 2024 được tổ chức tại Hòa Bình đã bế mạc.
Trường THPT 19-5 kết nạp Đảng viên cho Học sinh ưu tú
Thực hiện các Quyết định số: 28-QĐ/HU, Quyết định số 29-QĐ/HU, Quyết định số 30-QĐ/HU ngày 03/6/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, Chi bộ trường THPT 19-5 Kim Bôi tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 03 quần chúng ưu tú trong đó có 01 học sinh lớp 12 vào Đảng Cộng sản Việt Nam.