Tin từ các đơn vị :: 19/08/2021
Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị
Ngày 16/8/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký ban hành Công văn số 6666/BYT-MT về việc Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị. Trong Công văn, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị phải chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc COVID-19 (F0), nghi ngờ mắc COVID-19, tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) tại cơ quan, đơn vị - đảm bảo an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động của cơ quan/ đơn vị.
Ảnh minh họa
Các cơ quan, đơn vị phải xác định nhiệm vụ phòng, chống COVID-19 là trọng tâm, cấp bách và thường xuyên. Thực hiện nguyên tắc người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại đơn vị. Chủ động phương án hậu cần, cách ly, xét nghiệm, điều trị để ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả theo nguyên tắc 4 tại chỗ.
Các cơ quan thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ trưởng đơn vị làm Trưởng ban, có đầu mối tham mưu, tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch. Đồng thời thành lập các Tổ an toàn COVID của đơn vị gồm thành viên là đoàn viên công đoàn, Đoàn Thanh niên; mỗi Tổ an toàn COVID có từ 3-5 người, tổ trưởng là thủ trưởng công đoàn hoặc đoàn thanh niên. Xây dựng Kế hoạch và các phương án phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị phải bao gồm sơ đồ và bố trí phân luồng di chuyển trong đơn vị khi xuất hiện các trường hợp F0, F1, F2 và trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Quản lý người lao động về các thông tin gồm họ tên, năm sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ nơi ở, địa chỉ nơi trọ, số điện thoại; yêu cầu người lao động thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1. Trường hợp người lao động của đơn vị làm việc và lưu trú ở những địa phương khác nhau, thủ trưởng đơn vị phải có trách nhiệm thông báo cho Sở Y tế/Trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh của các địa phương liên quan để quản lý và theo dõi y tế đối với người lao động.
Tổ chức theo dõi sức khỏe của người lao động hằng ngày; không được bố trí làm việc đối với người có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động đi làm nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở... và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử trí theo qui định.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các đơn vị phải tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra vào đơn vị và khai báo y tế theo quy định tại Quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021 của Bộ Y tế. Trường hợp người ra vào không thể thực hiện việc quét mã QR, thì đơn vị bố trí nhân viên kiểm soát có điện thoại thông minh cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone/NCOVI) để thực hiện quét mã QR trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT/thẻ căn cước công dân hoặc được sinh ra bởi hệ thống phần mềm của người ra vào.
Tại khu vực cửa vào của đơn vị tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động, khách đến làm việc phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; bố trí khu vực vào đơn vị có kẻ vạch giãn cách giữa các khách theo quy định; kiểm soát và quản lý Thẻ khách vào đơn vị; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào đơn vị đảm bảo quy định phòng, chống dịch.
Trường hợp có nhiều đơn vị khác nhau trong cùng tòa nhà làm việc, người đứng đầu đơn vị hoặc Trưởng ban quản lý tòa nhà chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin người ra vào, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết; bố trí khu vực khai báo y tế, trang bị các bàn máy tính, ki-ốt, máy quét mã QR (tùy theo điều kiện cụ thể) và bố trí nhân viên kiểm soát (có điện thoại thông minh) người ra vào tại các vị trí ra, vào các toà nhà.
Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/khách có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... hoặc F0, hoặc F1, hoặc F2 khi đang làm việc tại đơn vị. Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc (nếu có thể). Phòng cách ly phải đảm bảo, thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng.
Bố trí và chỉ định khu vực giao nhận tài liệu, văn phòng phẩm, hàng hoá... gần cửa ra vào đơn vị; bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân lực để khử khuẩn tại khu vực giao nhận hàng hoá (nếu cần thiết); hạn chế tiếp xúc giữa người giao và người nhận; yêu cầu đơn vị và người giao thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, các yêu cầu phòng, chống dịch theo qui định và ghi lại thông tin người giao, người nhận, thời gian giao nhận hàng...
Bộ Y tế cũng hướng dẫn cần lắp đặt camera tại các khu vực công cộng có nguy cơ (trừ các khu vực nhà tắm, vệ sinh, khu vực thay đồ ...), đặc biệt là khu vực quét mã QR điểm kiểm dịch để theo dõi, giám sát và nhắc nhở tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Đối với đơn vị có bộ phận tiếp đón, làm việc với khách (lễ tân, bộ phận một cửa, giải quyết thủ tục hành chính, ngân hàng, kho bạc ...) phải thực hiện 5K, đặc biệt đeo khẩu trang, giãn cách, lắp đặt vách ngăn (nếu có thể). Khuyến khích giảm số người làm việc tại đơn vị, tăng cường làm việc, họp trực tuyến, làm việc tại nhà, làm việc từ xa.
Các cơ quan thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ trưởng đơn vị làm Trưởng ban, có đầu mối tham mưu, tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch. Đồng thời thành lập các Tổ an toàn COVID của đơn vị gồm thành viên là đoàn viên công đoàn, Đoàn Thanh niên; mỗi Tổ an toàn COVID có từ 3-5 người, tổ trưởng là thủ trưởng công đoàn hoặc đoàn thanh niên. Xây dựng Kế hoạch và các phương án phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị phải bao gồm sơ đồ và bố trí phân luồng di chuyển trong đơn vị khi xuất hiện các trường hợp F0, F1, F2 và trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Quản lý người lao động về các thông tin gồm họ tên, năm sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ nơi ở, địa chỉ nơi trọ, số điện thoại; yêu cầu người lao động thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1. Trường hợp người lao động của đơn vị làm việc và lưu trú ở những địa phương khác nhau, thủ trưởng đơn vị phải có trách nhiệm thông báo cho Sở Y tế/Trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh của các địa phương liên quan để quản lý và theo dõi y tế đối với người lao động.
Tổ chức theo dõi sức khỏe của người lao động hằng ngày; không được bố trí làm việc đối với người có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động đi làm nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở... và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử trí theo qui định.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các đơn vị phải tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra vào đơn vị và khai báo y tế theo quy định tại Quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021 của Bộ Y tế. Trường hợp người ra vào không thể thực hiện việc quét mã QR, thì đơn vị bố trí nhân viên kiểm soát có điện thoại thông minh cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone/NCOVI) để thực hiện quét mã QR trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT/thẻ căn cước công dân hoặc được sinh ra bởi hệ thống phần mềm của người ra vào.
Tại khu vực cửa vào của đơn vị tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động, khách đến làm việc phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; bố trí khu vực vào đơn vị có kẻ vạch giãn cách giữa các khách theo quy định; kiểm soát và quản lý Thẻ khách vào đơn vị; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào đơn vị đảm bảo quy định phòng, chống dịch.
Trường hợp có nhiều đơn vị khác nhau trong cùng tòa nhà làm việc, người đứng đầu đơn vị hoặc Trưởng ban quản lý tòa nhà chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin người ra vào, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết; bố trí khu vực khai báo y tế, trang bị các bàn máy tính, ki-ốt, máy quét mã QR (tùy theo điều kiện cụ thể) và bố trí nhân viên kiểm soát (có điện thoại thông minh) người ra vào tại các vị trí ra, vào các toà nhà.
Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/khách có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... hoặc F0, hoặc F1, hoặc F2 khi đang làm việc tại đơn vị. Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc (nếu có thể). Phòng cách ly phải đảm bảo, thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng.
Bố trí và chỉ định khu vực giao nhận tài liệu, văn phòng phẩm, hàng hoá... gần cửa ra vào đơn vị; bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân lực để khử khuẩn tại khu vực giao nhận hàng hoá (nếu cần thiết); hạn chế tiếp xúc giữa người giao và người nhận; yêu cầu đơn vị và người giao thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, các yêu cầu phòng, chống dịch theo qui định và ghi lại thông tin người giao, người nhận, thời gian giao nhận hàng...
Bộ Y tế cũng hướng dẫn cần lắp đặt camera tại các khu vực công cộng có nguy cơ (trừ các khu vực nhà tắm, vệ sinh, khu vực thay đồ ...), đặc biệt là khu vực quét mã QR điểm kiểm dịch để theo dõi, giám sát và nhắc nhở tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Đối với đơn vị có bộ phận tiếp đón, làm việc với khách (lễ tân, bộ phận một cửa, giải quyết thủ tục hành chính, ngân hàng, kho bạc ...) phải thực hiện 5K, đặc biệt đeo khẩu trang, giãn cách, lắp đặt vách ngăn (nếu có thể). Khuyến khích giảm số người làm việc tại đơn vị, tăng cường làm việc, họp trực tuyến, làm việc tại nhà, làm việc từ xa.
(Công văn số 6666/BYT-MT chi tiết đính kèm)
Văn Hùng
Văn phòng - Sở GDĐT
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Mai Châu: Hiệu quả mô hình Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 90,04%. Mai Châu cũng là mảnh đất còn giữ được tương đối đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc Thái, Mông… Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến mô hình Câu lạc bộ (CLB) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Mai Châu.
Trường THPT Mường Chiềng tổ chức ngoại khoá tuyên truyền giáo dục pháp luật "Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11"
Ngày 07/11/2024, Trường THPT Mường Chiềng tổ chức thành công chương trình Ngoại khóa Tuyên truyền Giáo dục Pháp luật “Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11".
TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT HUYỆN TÂN LẠC - 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sáng ngày 02/11/2024, trường PT DTNT THCS&THPT huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường( 2/11/1994 - 2/11/2024) kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TỔ CHỨC HỘI THI “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”
Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của trường THPT Kỳ Sơn, sáng ngày 19/10/2024, tổ Chuyên môn 3, trường THPT Kỳ Sơn đã tổ chức thành công chuyên đề ngoại khóa “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”.
TRƯỜNG THPT MƯỜNG BI- 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 20/10/2024, trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (18/10/2014-18/10/2024).
Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đoạt 56 huy chương tại Trại hè Hùng Vương
Ngày 4/8, Trại hè Hùng Vương lần thứ XVIII, năm 2024 được tổ chức tại Hòa Bình đã bế mạc.
Trường THPT 19-5 kết nạp Đảng viên cho Học sinh ưu tú
Thực hiện các Quyết định số: 28-QĐ/HU, Quyết định số 29-QĐ/HU, Quyết định số 30-QĐ/HU ngày 03/6/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, Chi bộ trường THPT 19-5 Kim Bôi tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 03 quần chúng ưu tú trong đó có 01 học sinh lớp 12 vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huyện Đà Bắc: Đảm bảo các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, huyện Đà Bắc có 3 điểm thi tại các trường THPT: Đà Bắc, Yên Hòa và Mường Chiềng.