Tin từ các đơn vị :: 26/05/2018

Nhân rộng mô hình “Phòng chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường”

Ngày 23/5/2018, tại huyện Lạc Thủy, Sở GD&ĐT tỉnh đã tổ chức Hội nghị nhân rộng mô hình “Phòng chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường”.

Nhà giáo Đinh Thị Hường - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu chỉ đạo Hội nghị

            Dự và chỉ đạo Hội nghị có Nhà giáo Đinh Thị Hường - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT. Dự Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Phó Trưởng Ban Thi đua khen thưởng tỉnh, các đồng chí đại diện phòng nghiệp vụ Ban Thi đua khen thưởng tỉnh, Hội đồng Thi đua, khen thưởng ngành GD&ĐT; đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, đại diện các nhà trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cùng các cơ quan, thông tấn, báo chí phát thanh truyền hình.
           Trong giai đoạn hiện nay, trẻ em tử vong do tai nạn thương tích nói chung, đặc biệt tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước ở Việt Nam vẫn còn rất cao. Theo số liệu của Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm, có trên 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Con số này cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao. Tỷ lệ này so với giai đoạn từ năm 2001- 2010 đã giảm đi một nửa. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ. Tai nạn đuối nước cũng một phần do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng bảo đảm an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối. Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên...
Quang cảnh đại biểu dự Hội nghị nhân rộng mô hình

             Để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là dạy trẻ học bơi. Hiện nay nhận thức của xã hội về tầm quan trọng phải dạy bơi cho trẻ đã nâng cao hơn trước. Một số địa phương, đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng phòng chống đuối nước cho học sinh. Trong đó nổi bật là Phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình với mô hình “Phòng chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường”. 
Nhà giáo Nguyễn Thanh Long - HUV, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy chia sẻ công tác
tham mưu, chỉ đạo việc xây dựng mô hình “Phòng chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường”

             Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Thanh Long – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tham mưu, chỉ đạo việc xây dựng mô hình “Phòng chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường”: Tăng cường công tác tuyên truyền về thực trạng và tầm quan trọng của việc phòng chống đuối nước cho học sinh tới cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, nhân dân và các đơn vị, trường học. Tham mưu việc đầu tư có trọng điểm tại 2 nhà trường trên địa bàn 2 thị trấn hệ thống bể bơi thông minh theo công nghệ Mỹ với thể tích 62,8m3, nguồn nước được xử lý bằng hệ thống lọc, bơm lọc tương ứng với lượng nước trong bể, xử lý nước bằng dung dịch clo theo đúng tỷ lệ quy chuẩn, nước được lọc sạch, tuần hoàn liên tục, đảm bảo an toàn vệ sinh cho học sinh. Nguồn kinh phí đầu tư hệ thống bể bơi trên 100 triệu đồng/bể trích từ nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho GD&ĐT hằng năm; các công trình phụ trợ như mái che, hàng rào bảo vệ, khu nhà tắm tráng, bảng biển, áo phao, kính lặn,... được huy động từ nguồn xã hội hóa. Công tác triển khai tổ chức khai thác bể bơi thông minh sao cho hiệu quả. Kết quả sau 01 năm triển khai thực hiện mô hình; sự đón nhận, đồng tình từ phía chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn đặt bể bơi; việc nhân rộng mô hình cũng được đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT chia sẻ.
Quần thể mô hình nhìn từ xa

            Cũng tại Hội nghị các nhà trường đã và đang triển khai mô hình đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc tổ chức xây dựng mô hình và tiến hành khai thác hệ thống bể bơi mang lại hiệu quả, đồng thời cũng nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong việc tiếp nhận và triển khai vận hành mô hình. Trường THCS thị trấn Thanh Hà huyện Lạc Thủy chia sẻ: ngay sau khi được đầu tư bể bơi di động, nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình “Phòng chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường”; phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên Ban chỉ đạo, đồng thời chia sẻ cụ thể kinh nghiệm trong việc quản lý chỉ đạo, công tác truyền thông, công tác xã hội hóa, công tác chuyên môn dạy bơi cho học sinh, công tác y tế đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh, công tác tài chính, công tác cơ sở vật chất, công tác bảo vệ sự an toàn cho bể bơi,… Năm học 2017-2018, trường THCS thị trấn Thanh Hà đã mở các lớp học bơi cho trên 50 em học sinh trong trường và các xã lân cận; các em được trang bị kiến thức cơ bản về bơi lội, phòng tránh đuối nước và được thực hành tại bể bơi, đến nay 100% học sinh tham gia các lớp học đều đã biết bơi và hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc học bơi để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ bản thân. Đồng thời các đại biểu dự hội nghị cũng đưa ra các ý kiến tham luận, đánh giá cao về nội dung, ý nghĩa của mô hình và khả năng áp dụng, nhân rộng tại các trường học khác thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.


Một số hình ảnh trong giờ dạy bơi cho học sinh tại trường THCS Thị trấn Thanh Hà huyện Lạc Thủy, Hòa Bình

             Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Nhà giáo Đinh Thị Hường – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT đánh giá cao ý nghĩa, giá trị, hiệu quả thực tiễn đối với mô hình, đồng thời biểu dương những kết quả tiêu biểu, nổi bật của Phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy trong công tác tham mưu, chỉ đạo xây dựng mô hình “Phòng chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường”; công tác quản lý, xây dựng và khai thác mô hình tại các trường được đầu tư xây dựng mô hình và nhân rộng mô hình. Đồng chí Phó Giám đốc Sở nhấn mạnh trong thời gian tới, Phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo trong việc duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình; Phòng GD&ĐT huyện, thành phố căn cứ vào điều kiện thực tiễn tại địa phương, tích cực tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương triển khai nhân rộng mô hình “Phòng chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường” góp phần ngăn chặn đẩy lùi tình trạng học sinh bị tử vong do đuối nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình./.

               Văn Hùng
Văn phòng - Sở GDĐT

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế

Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ

Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT Mai Châu: Hiệu quả mô hình Câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 90,04%. Mai Châu cũng là mảnh đất còn giữ được tương đối đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc Thái, Mông… Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến mô hình Câu lạc bộ (CLB) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Mai Châu.

Trường THPT Mường Chiềng tổ chức ngoại khoá tuyên truyền giáo dục pháp luật "Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11"

Ngày 07/11/2024, Trường THPT Mường Chiềng tổ chức thành công chương trình Ngoại khóa Tuyên truyền Giáo dục Pháp luật “Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11".

TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT HUYỆN TÂN LẠC - 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Sáng ngày 02/11/2024, trường PT DTNT THCS&THPT huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường( 2/11/1994 - 2/11/2024) kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

TRƯỜNG THPT KỲ SƠN TỔ CHỨC HỘI THI “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”

Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2024 – 2025 của trường THPT Kỳ Sơn, sáng ngày 19/10/2024, tổ Chuyên môn 3, trường THPT Kỳ Sơn đã tổ chức thành công chuyên đề ngoại khóa “RUNG CHUÔNG VÀNG - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC LIÊN MÔN”.

TRƯỜNG THPT MƯỜNG BI- 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày 20/10/2024, trường THPT Mường Bi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (18/10/2014-18/10/2024).

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đoạt 56 huy chương tại Trại hè Hùng Vương

Ngày 4/8, Trại hè Hùng Vương lần thứ XVIII, năm 2024 được tổ chức tại Hòa Bình đã bế mạc.

Trường THPT 19-5 kết nạp Đảng viên cho Học sinh ưu tú

Thực hiện các Quyết định số: 28-QĐ/HU, Quyết định số 29-QĐ/HU, Quyết định số 30-QĐ/HU ngày 03/6/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Bôi, Chi bộ trường THPT 19-5 Kim Bôi tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 03 quần chúng ưu tú trong đó có 01 học sinh lớp 12 vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Huyện Đà Bắc: Đảm bảo các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, huyện Đà Bắc có 3 điểm thi tại các trường THPT: Đà Bắc, Yên Hòa và Mường Chiềng.