Tin hoạt động ngành :: 20/08/2011

Triển khai công tác nghiên cứu khoa học năm 2010

Ngày 1/10/2010, tại Hội trường Sở GD&ĐT, Hội đồng Khoa học ngành GD&ĐT triển khai công tác nghiên cứu Khoa học năm học 2010 - 2011. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Minh Thành - Giám đốc sở GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học ngành GD&ĐT.
          Cùng dự Hội nghị có các đồng chí thành viên Hội đồng khoa học ngành, trưởng phó phòng, cán bộ chuyên viên các phòng chức năng, chuyên môn nghiệp Sở GD&ĐT; lãnh đạo phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, Hiệu trưởng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc, cán bộ , giáo viên trực tiếp theo dõi chỉ đạo công tác nghiên cứu Khoa học các đơn vị, trường học.


Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT,
Chủ tịch hội đồng Khoa học ngành GD&ĐT phát biểu khai mạc Hội nghị


          Đồng chí Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT , Chủ tịch Hội đồng Khoa học ngành GD&ĐT đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Hội nghị tập huấn viết Đề tài, SKKN năm học 2010 - 2011 là Hội nghị Khoa học đầu tiên của ngành GD&ĐT tổ chức trong năm học. Đây là Hội nghị tập huấn  có ý nghĩa quan trọng. Mục đích của Hội nghị tập huấn: Nhằm đánh giá lại  kết quả nghiên cứu khoa học, viết Đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong những năm qua, triển khai công tác nghiên cứu Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, các giải pháp khoa học năm học 2010 - 2011; tập huấn cụ thể về cách thức nghiên cứu, cách thức viết một đề tài, sáng kiến kinh nghiệm ở các cấp học.
          Trong những năm qua, cùng với việc giảng dạy, công tác và học tập, đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ công nhân viên trong các đơn vị trường học đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua viết Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, công tác dạy và học trong các trường học. Nhiều tập thể, cá nhân đã ý thức được công tác nghiên cứu khoa học, ý thức được tác dụng của việc viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm. Hằng năm, toàn ngành GD&ĐT đã có hàng trăm Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm thuộc các cấp học. Các Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của các tập thể, cá nhân từ cơ quan sở GD&ĐT đến các đơn vị, nhà trường đều tập trung vào nghiên cứu viết về các lĩnh vực có liên quan đến GD&ĐT, trọng tâm là đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, công tác dạy và học và các hoạt động ngoại khóa khác… Một số tập thể, cá nhân đã có các đề tài, SKKN được xếp loại cấp tỉnh, cấp ngành. Một số đề tài, SKKN đã có những  nét mới, phát hiện được những vấn đề mới từ đó giải quyết tốt những vấn đề đã và đang đặt ra trong những tình huống cụ thể. Nghiên cứu Khoa học, viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã  trở thành nhiệm vụ hằng năm đối với CBQLGD và đội ngũ Nhà giáo, đội ngũ công nhân viên ngành GD&ĐT.


TS. Đoàn Quốc Tuấn - Trưởng Phòng Chuyên Nghiệp Sở GD&ĐT
hướng dẫn công tác nghiên cứu, viết Đề tài, SKKN và Giải pháp Khoa học


          Từ những kết quả của nghiên cứu khoa học, viết Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của toàn ngành, những kết quả đó đã là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại, bình xét các tập thể, cá nhân đạt các danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, chiến sỹ Thi đua cấp tỉnh, các danh hiệu giáo viên giỏi và Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú… Tuy nhiên, công tác nghiên cứu khoa học, viết Đề tài sáng kiến kinh nghiệm còn rất nhiều bất cập. Việc đăng ký đề tài, chọn tên đề tài, SKKN để nghiên cứu còn lúng túng. Đầu năm không đăng ký, cuối năm nộp để đánh giá, xếp loại. Không có các bước chuẩn bị làm đề cương, duyệt đề cương, chọn tài liệu tham khảo. Thời gian dành cho nghiên cứu và viết Đề tài, SKKN ngắn. Cuối năm học mới dành 1,2 tuần để viết… Tên Đề tài, SKKN chọn nghiên cứu quá lớn, quá tầm nghiên cứu trong thời gian một năm vì vậy kết quả không đạt yêu cầu. Trong khi chúng ta chỉ cần chọn những vấn đề hết sức đơn giản chỉ là cải tiến, kinh nghiệm dạy một bài, một chương, một vấn đề … thì chúng ta lại chọn những vấn đề cần phải giải quyết trong 2 - 3 năm thậm chí 5 năm. Các Đề tài sáng kiến kinh nghiệm viết theo phong trào, chưa xuất phát từ tính thực tiễn cụ thể cần phải nghiên cứu, giải quyết mà chỉ là viết để đủ tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua hàng năm. Chính vì vậy mà tuy hằng năm có hàng trăm Đề tài, SKKN nhưng chất lượng không tương xứng, không có hiệu quả cao. Toàn ngành GD&ĐT chưa có một đề tài cấp Bộ, cấp tỉnh (trừ một số Đề tài năm học 2009 - 2010 Hội đồng Khoa học tỉnh đánh giá, xếp loại do chuẩn bị bình xét Nhà giáo ưu tú). Các Đề tài, SKKN xếp loại A rất ít, có một số xếp loại B còn chủ yếu là xếp loại C (loại trung bình). Việc nghiên cứu Khoa học, viết Đề tài SKKN chưa trở thành yêu cầu bức thiết cần giải quyết. Nhiều Đề tài, SKKN không ở lĩnh vực mình đang làm mà lại viết về những vấn đề không liên quan, hoặc liên quan rất ít đến bản thân người nghiên cứu vì vậy, hiệu quả cũng không cao. Một vấn đề nữa là, một số cá nhân không chịu nghiên cứu, sáng tạo tìm tòi còn đi nhờ làm Đề tài, đi chép đề tài, SKKN của người  khác, của tỉnh khác. Hoặc một đề tài lại dùng trong nhiều năm, trong nhiều lần… Một số ít CBQL, giáo viên của chúng ta không biết cách thức nghiên cứu một vấn đề, không biết viết một Đề tài, SKKN. Bố cục, kết cấu một Đề tài, SKKN lộn xộn, Đề tài chỉ có lý thuyết chung chung không có số liệu cụ thể, nhiều khi số liệu không sát với thực tế. Qua nghiên cứu Đề tài, SKKN không rút ra được vấn đề gì, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chuyên môn ra sao… Một vấn đề khác là việc nghiên cứu khoa học của CBQLGD và GV còn khó khăn, việc viết Đề tài SKKN của công nhân viên còn khó khăn hơn. Phần lớn CB công nhân viên không viết Đề tài, SKKN, hoặc chất lượng viết không tốt. Không biết viết về nội dung gì… Và đành chấp nhận danh hiệu lao động tiên tiến. Rất ít công nhân viên được danh hiệu chiến sỹ Thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh. Việc Hướng dẫn học sinh, sinh viên tập nghiên cứu Khoa học, tập viết bài tập lớn, khóa luận tốt nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều sinh viên sau khi ra trường kể cả sinh viên xếp loại khá giỏi cũng chỉ giỏi về kiến thức văn hóa còn kiến thức về nghiên cứu khoa học cũng rất hạn chế. Các đề tài, SKKN đã nghiên cứu chưa được nhân rộng và áp dụng rộng rãi trong ngành. Nhiều Đề tài, SKKN tốt chưa được phổ biến để giáo viên, lãng phí chất xám rất nhiều. Đó là những hạn chế của chúng ta trong nghiên  cứu Khoa học.


Toàn cảnh Hội nghị

          Xuất phát từ những bất cập trên, năm học 2010 - 2011, ngành GD&ĐT sẽ có một số cải tiến bước đầu trong việc nghiên cứu khoa học. Trước hết là việc đăng ký tên Đề tài, SKKN, phê duyệt tên đề tài, SKKN, sau đó viết đề cương nghiên cứu và tổ chức quá trình nghiên cứu viết Đề tài, SKKN.
          Tại Hội nghị tập huấn, Sở GD&ĐT hướng dẫn những nội dung cơ bản về nghiên cứu khoa học, viết đề tài, SKKN, trang bị thêm những kiến thức cơ bản về nghiên cứu Khoa học cho CBQLGD và Đội ngũ Nhà giáo các cấp học.
 
          Ngô Thị Oanh
Văn phòng - Sở GDĐT

Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024 – 2025

Ngày 11/1, Sở GD&ĐT tổ chức lễ tổng kết và trao giải Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai nhiệm vụ năm 2025, học kỳ II năm học 2024 – 2025

Ngày 9/1, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024, sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ năm 2025, học kỳ II năm học 2024 - 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, hệ thống giáo dục tỉnh Hoà Bình ngày càng hoàn thiện, mang lại những thành tựu đáng kể trong công tác dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), qua đó đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.

Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở Giáo dục mầm non cấp tỉnh năm học 2024 - 2025

Sáng 13/12/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở Giáo dục mầm non cấp tỉnh năm học 2024 - 2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn trang bị kiến thức về bình đẳng giới

Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình tổ chức tập huấn trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới trong việc thực hiện chương trình giáo dục cho cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn Dự án 8, năm 2024.

Khởi động dự án “Trường học an toàn, hạnh phúc" tại tỉnh Hoà Bình

Sáng 8/11, Sở GD&ĐT phối hợp với Tổ chức Taiwan Fund for Children and Families Việt Nam tổ chức lễ khởi động dự án "Trường học an toàn, hạnh phúc” tại tỉnh Hoà Bình.

SỞ GD&ĐT TỔ CHỨC HỘI THI TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC XOÁ MÙ CHỮ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VÀ NGƯỜI DÂN CÁC XÃ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NĂM 2024

Từ ngày 15 đến ngày 28 tháng 10 năm 2024, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thi tuyên truyền về công tác xóa mù chữ cho cán bộ quản lý, giáo viên, người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ (người dân, học sinh) các trường tiểu học, trường TH&THCS, Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Yên Thuỷ, Kim Bôi, Cao Phong.

Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 năm học 2024-2025

Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ” năm học 2024-2025

Hội thảo “Vai trò của nữ cán bộ quản lý trong đổi mới giáo dục”.

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục và Đào tạo - Công đoàn Giáo dục Hòa Bình