Tiêu điểm - Sự kiện :: 20/08/2011

Nhiều trường hợp gian lận thi bị xử lý

Trong buổi thi Toán sáng nay, chuông điện thoại buộc ở chân một thí sinh ĐH Xây dựng Hà Nội bỗng vang lên khiến em này bị đình chỉ. Nhiều trường hợp gian lận khác cũng đã bị xử lý. Theo nhiều thí sinh, đề thi khá khó.

Kết thúc buổi thi môn Toán, trao đổi với VnExpress.net, Hiệu phó Bùi Xuân Nhàn - Phó chủ tịch Hội đồng thi ĐH Thương mại cho biết, trường có 8 thí sinh bị đình chỉ thi, trong đó, 6 em mang theo điện thoại vào phòng, một em mang tài liệu và một em dán công thức Toán vào mặt sau máy tính cá nhân.

"Trước giờ làm bài, các giám thị đã nhắc nhở thí sinh lần cuối về việc mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi sẽ bị đình chỉ, nhưng vẫn có em mắc phải sai sót này", thầy Nhàn cho biết thêm.

Theo Hiệu phó Bùi Xuân Nhàn, năm nay, ĐH Thương mại có 22.300 thí sinh dự thi (đạt 66% tổng số hồ sơ đăng ký), giảm so với năm 2009. 1.400 sinh viên được huy động làm giám thị ở 43 điểm thi. Một thí sinh ngồi xe lăn đã được trường bố trí chỗ ngồi riêng, và được tăng cường giám thị.

Ảnh: Tiến Dũng.
Thí sinh nộp bài thi môn Toán tại ĐH Ngoại thương. Ảnh: Tiến Dũng.

Trong khi đó, thời gian làm bài thi môn Toán mới được 10 phút, giám thị ĐH Thủy lợi nhìn thấy ánh đèn nhấp nháy trong túi áo của một thí sinh nên yêu cầu em này đó bỏ vật dụng trong túi ra. Khi đưa ra chiếc điện thoại, thí sinh này liền bị lập biên bản, đình chỉ ngay ở môn thi đầu.

GS Phạm Ngọc Quý, ĐH Thủy lợi cho biết, tuy chưa sử dụng điện thoại, nhưng theo quy chế, cán bộ coi thi lập biên bản và đình chỉ thi. Cũng tại điểm thi của trường, sau 1 tiếng làm bài, một thí sinh nữ bị đau bụng phải xuống phòng y tế của trường. Sau khi nghỉ ngơi, uống thuốc, thí sinh này tiếp tục dự thi. Sáng nay, 3 thí sinh đến điểm thi muộn nhưng do còn 2 phút nữa mới tới giờ làm bài nên các em vẫn được vào thi.

Năm nay, số lượng thí sinh thi vào ĐH Thủy lợi tăng hơn năm trước, đạt 73% trên tổng số gần 15.500 hồ sơ đăng ký dự thi.

Còn tại THCS Tam Hiệp (điểm thi của ĐH Xây dựng), giám thị đã phát hiện một thí sinh (quê Sơn La) buộc điện thoại vào chân. Khi làm bài được một lúc, chuông điện thoại của thí sinh này bỗng reo lên. Lập tức, cán bộ coi thi lập biên bản và đình chỉ thi.

Do chỉ có gần 2.400 thí sinh dự thi khối A nên ĐH Ngoại thương đã bố trí gần 100 phòng thi tại trường để tạo thuận lợi cho cả thầy và trò. Hiệu phó Đàm Thị Thu Giang, Chủ tịch Hội đồng coi thi cho hay, hơn 30 phòng thi có trang bị điều hòa đều được bật để phục vụ sĩ tử, nhiều phòng có 2 quạt trần cũng được bố trí thêm quạt cây, tạo điều kiện tối đa cho thí sinh làm bài tốt.

Ảnh: Tiến Dũng.
Trao đổi bài sau giờ thi Toán. Ảnh: Tiến Dũng.

10h15 mới kết thúc giờ thi Toán nhưng tại điểm thi ĐH Thủy lợi, được 2/3 thời gian nhiều thí sinh đã ra khỏi khu vực thi. Là người ra khỏi phòng thi đầu tiên, Nguyễn Lê Huy cho biết, so với năm ngoái, đề có khó hơn nhưng không phải là không làm được. "Em làm gần hết, chỉ còn một chi tiết hơi băn khoăn thôi", Huy cho hay.

Sau Huy, sĩ tử bắt đầu lác đác ra ngoài, đến 9h50 có khoảng 30 thí sinh ra khỏi khu vực thi. Bảo vệ ở cổng trường ĐH Thủy Lợi cho biết, năm nay không nhiều thí sinh ra sớm. "Năm ngoái 9h đã có em xin ra nhưng năm nay 9h25 mới có thí sinh đầu tiên ra ngoài mà tâm trạng cũng không được vui lắm", một bảo vệ nói.

Tại điểm thi của trường ĐH Thương mại ở Tiểu học Thái Thịnh, cũng chỉ được 2/3 thời gian, Đinh Thị Huyền (quê Thanh Hóa) đã xin ra ngoài nhưng thí sinh này nhăn mặt vì đề khó. "Đề khó hơn năm ngoái nhiều. Em chỉ làm được phần đại số, còn phần hình thì bỏ, không đụng đến. Môn này chắc là điểm thấp, em sẽ phải cố hơn ở hai môn sau".

Ra sau Huyền 5 phút, một thí sinh ở Quảng Ninh cho hay, đề có 5 câu, phần thi chung và 2 câu phần thi riêng nhưng em chỉ làm được một chút. Đề khó ở câu 2 phần chung và câu 1 phần riêng, nhưng nếu ôn kỹ thì cũng làm được.

Ở điểm thi này, số thí sinh ra trước giờ không nhiều. Ba sĩ tử ra đầu tiên đều bỏ phần hình và cho hay "ra vì có ngồi lại em cũng không làm được".

Tại các điểm thi ĐH Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, ĐH Bách khoa, ĐH Công nghiệp..., được khoảng 2/3 thời gian bắt đầu có thí sinh ra ngoài. Đa số sĩ tử đều cho rằng đề ra có thể phân loại được thí sinh bởi có phần khó, phần dễ.

Tại hội đồng thi Nguyễn Thị Minh Khai (TP HCM), khoảng hơn 9h các phụ huynh đã nôn nóng đứng ngồi không yên, đi lại trước cổng trường mong chờ tin của con. 15 phút sau, thí sinh đầu tiên Nguyễn Ngọc Huyền bước ra khỏi cổng trường, nhiều người xúm lại hỏi han tình hình đề thi.

Huyền cho biết, đề thi tương đối khó, trong số 7 câu chỉ làm được 5 câu nhưng kết quả thì không chắc chắn đúng hết. "Vì không thể làm thêm được nữa nên em ra sớm, ngồi lại cũng không giải quyết được gì", thí sinh này nói.

Phụ huynh hỏi han tình hình làm bài thi của con. Ảnh: Hải Duyên.

Trước cổng trường, các chiến sí áo xanh xếp thành hàng đứng chào đón sĩ tử. Mỗi khi có thí sinh bước ra, các tình nguyện viên lại ào lên vỗ tay và reo mừng, trong khi phụ huynh cũng chen nhau hứng nắng để ngóng tìm con. Phần lớn các thí sinh đều đánh giá đề thi khó chỉ làm được khoảng 5, 6 điểm. "Các con số trong đề thi khá phức tạp nên việc tính toán cũng khó khăn", một thí sinh nam phân trần.

Thời tiết buổi trưa tại TP HCM trở nên nắng gắt hơn khiến phụ huynh và thí sinh cũng mệt mỏi. Nhiều gia đình ở xa, ngồi ăn cơm ngay trong ghế đá sân trường và nghỉ ngơi đợi đến môn thi buổi chiều.

Tại cụm thi Vinh , có gần 25.000 thí sinh dự thi (64%), trong đó, Học viện Ngoại giao có tỷ lệ dự thi thấp nhất (38%) và ĐH Vinh có tỷ lệ cao nhất (74%). ĐH Bách khoa, Thương mại, Xây dựng... có số thí sinh đến dự thi cao hơn năm trước.

Thời tiết nắng nóng gay gắt ở thành phố Vinh khiến cho các sĩ tử khá vất vả. Ngày 3/7, gần 800 thí sinh thi vào ĐH Nông nghiệp Hà Nội tại điểm thi huyện Hưng Nguyên đã rất lo lắng khi địa điểm này xảy ra tình trạng mất điện. Tuy nhiên, ngay trước buổi thi môn Toán, sự cố đã được khắc phục.

PGS TS. Nguyễn Ngọc Hợi, Chủ tịch hội đồng thi cụm Vinh cho biết, kết thúc buổi thi đầu, toàn cụm có một thí sinh bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi. Dù các giám thị đã căn dặn rất kỹ nhưng vì chủ quan, thí sinh dự thi vào ĐH Vinh vẫn để điện thoại đã tắt nguồn trong túi quần và bị phát hiện.

"Nhìn chung, buổi thi đầu tiên diễn ra tuyệt đối an toàn, nghiêm túc không có bất cứ sự cố đáng tiếc nào", PGS TS. Nguyễn Ngọc Hợi cho biết thêm.

Văn phòng - Sở GDĐT

Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025

Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.

Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục

Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”

Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.

Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.

Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường

Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.

Những quy định về miễn thi trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Trong đó, các chính sách về miễn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tiếp tục được áp dụng cùng với một số điểm mới liên quan đến việc miễn thi môn Ngoại ngữ và Ngữ Văn.