Tiêu điểm - Sự kiện :: 19/08/2021

Hòa Bình: Tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022; trao tặng Danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ XV.

Sáng 19/8/2021, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020- 2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022; trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ XV. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Sở GD&ĐT.

Đồng chí Nguyễn Văn Chương - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
Thừa Ủy quyền Chủ tịch nước trao tặng Danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 5 Nhà giáo

Năm học 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đây cũng là năm đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Ngành GD&ĐT đã tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ các cấp; đổi mới công tác quản lý, phương pháp và hình thức dạy học để từng bước khắc phục khó khăn nhằm triển khai thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp góp phần hoàn thành “nhiệm vụ kép” của toàn ngành đã đề ra.

Đồng chí Nguyễn Văn Chương - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Thừa Ủy quyền Thủ tướng Chính phủ
trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Nhà giáo Nguyễn Phú Thành - Chủ tịch Công đoàn
trường Trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình

Kết quả giáo dục mầm non, đã huy động trên 61 nghìn trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 72,7%, trong đó, trẻ tuổi mẫu giáo đạt tỷ lệ 98,2%. Các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn thể chất và tinh thần, không có ngộ độc, tai nạn thương tích xảy ra, 100% trẻ được học 02 buổi/ngày; chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi ở các độ tuổi đều giảm so với năm học trước.

Đồng chí Nguyễn Văn Chương - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
trao tặng Cờ Thi đua cho đơn vị dẫn đầu năm học 2020-2021

Đối với giáo dục phổ thông: Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 151 về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và Kế hoạch số 104 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Ngành GD&ĐT đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Chất lượng giáo dục tiểu học tiếp tục được giữ vững, tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,92%, riêng khối lớp 1 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới tỷ lệ hoàn thành chương trình là 96,5% (giảm 0,02 %). Chất lượng THCS, THPT có nhiều chuyển biến tích cực: Tỷ lệ học sinh THCS có học lực khá, giỏi đạt trên 52% và được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt trên 97%; tỷ lệ học sinh THPT có học lực khá, giỏi đạt trên 64%, xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt trên 96%. Tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp đạt 97,49% (cao hơn 2,34% so với năm 2020), điểm trung bình đạt 5,92 điểm (tăng 0,2 điểm so với năm 2020). Bên cạnh chất lượng giáo dục đại trà có sự chuyển biến rõ nét, Chất lượng mũi nhọn tiếp tục được duy trì và khẳng định. Năm học 2020-2021, có 1511 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh; 93 học sinh đoạt giải tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật tỉnh; 107 học sinh đoạt giải tại các cuộc thi: Olympic Tin học dành cho học sinh THPT khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Tìm hiểu Đại sứ Pháp ngữ, Khu vực Duyên Hải - Đồng bằng Bắc bộ và Trại hè Hùng Vương; 02 giải Triển vọng Cuộc thi KHKT cấp Quốc gia; 11 học sinh THPT đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (trong đó 01 giải nhì, 02 giải ba và 08 giải khuyến khích.
Đối với giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được nâng cao hiệu quả hoạt động, kết hợp dạy văn hóa với dạy nghề và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên. Công tác xây dựng xã hội học tập và xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD&ĐT tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo thực hiện, tính đến nay độ tuổi 15 đến 60 biết chữ mức độ 1 đạt tỉ lệ 99.7%, biết chữ mức độ 2 đạt tỉ lệ 98.46%; toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 48/129 xã đạt tiêu chí số 5 đạt 37.2% và 128/129 xã đạt tiêu chí số 14 đạt 99.2%. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở GD&ĐT, Hội Khuyến học tỉnh, Hội Người cao tuổi về khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. Công tác chăm lo giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn được quan tâm. Hệ thống các trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú được ổn định về quy mô, nâng cấp về cơ sở vật chất phấn đấu từng bước nâng cao tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số học trung học được học ở trường nội trú. Việc tuyển sinh học sinh dân tộc vào các trường PT DTNT đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ, có chất lượng thông qua hình thức xét tuyển. Các chính sách ưu đãi đối với đối với học sinh diện chính sách được thực hiện đầy đủ, đúng quy định.
Tiến sĩ Bùi Thị Kim Tuyến - TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT, Thừa Ủy quyền Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trao tặng
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các em học sinh đoạt giải Nhì, Ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

Năm học 2020-2021, là năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa GDPT mới đối với lớp 1 và chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện đối với lớp 2 và lớp 6. Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổng thể, triển khai đồng bộ các giải pháp theo đúng lộ trình, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập huấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Nhờ đó việc triển khai SGK và tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 được thực hiện đúng tiến độ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng trường đảm bảo tính thống nhất, kế thừa giữa chương trình lớp 1 với kế hoạch dạy học theo chương trình hiện hành, thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung dạy học với các hoạt động trải nghiệm để tăng cường giáo dục kỹ năng sống nhằm đảm bảo mục tiêu về hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Giáo viên được chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy; không bị ràng buộc bởi sách giáo khoa hay lo “cháy giáo án”. Thầy cô được tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực hiện các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với năng lực của bản thân và nhận thức của học sinh, để từ đó phát huy tính chủ động, tích cực của học trò; làm cho mỗi tiết học trở thành một giờ vui của các học sinh và ngay chính đối với giáo viên. Kết thúc năm học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp 1 trên địa bàn tỉnh đạt 96,5%. Đến thời điểm hiện nay, ngành GD&ĐT tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức và hoàn thành việc lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6; Chỉ đạo tổ chức biên soạn, thẩm định và tổ chức dạy thử nghiệm tài liệu giáo dục địa phương lớp 2, lớp 6 theo chương trình GDPT mới, dạy thực nghiệm SGK tiếng Anh ( lớp 3, lớp 7, Lớp 10), triển khai dạy thực nghiệm và góp ý tài liệu giáo dục địa phương lớp 8, lớp 9; Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục phổ thông đối với lớp 2, lớp 6.

Đồng chí Nguyễn Văn Chương - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
trao tặng Bằng  khen Thi đua cho đơn vị xếp thứ Nhì năm học 2020-2021

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ tiếp tục được quan tâm chú trọng. Tính đến 6/2021, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của cán bộ quản lý cấp học mầm non đạt 99,8%, cấp học tiểu học đạt 89,1%, cấp học THCS đạt 95,6%, cấp học THPT đạt 100%, khối Trung tâm GDNN-GDTX đạt 100%. Năm 2020, ngành GD&ĐT có 5 nhà giáo được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Công tác rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Năm học 2020-2021, toàn ngành có 532 đơn vị, trường học với với 233.110 học sinh, sinh viên; đã sáp nhập 10 trường TH, THCS thành 01 trường TH và 03 trường TH&THCS, thành lập mới 01 trường TH&THCS. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm chú cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Toàn ngành có 8.563 phòng học, trong đó có 7.313 phòng kiên cố chiếm 85,4%, 834 phòng học kiên cố xuống cấp chiếm 9,7%; 416 phòng học bán kiên cố, phòng học tạm, phòng khác chiếm 4,8%. Kết thúc năm học 2020-2021, số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh là 281/519 trường chiếm 54,14%. Trong đó, giáo dục mầm non có 117 trường đạt 52,7%; cấp tiểu học có 18 trường đạt 64,3%; cấp THCS có 133 trường có cấp THCS đạt 60,18%, cấp THPT có 13/48 trường đạt 27,08%.
Đồng chí Nguyễn Văn Chương - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
cho 05 giáo viên có học sinh đoạt giải Nhì, giải Ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021

Trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, Sở GD&ĐT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo được tăng cường. 100% giáo viên các trường THCS và THPT có tài khoản và tham gia sinh hoạt chuyên môn trên trang truongketnoi.edu.vn; học sinh tham gia các kỳ thi trên Internet đều có tài khoản trên trường học kết nối. Việc đảm bảo cơ sở vật chất cho các trường được đảm bảo. Năm học vừa qua, ngành GD&ĐT đã tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh mua sắm thiết bị dạy học cho 30 trường đặc biệt khó khăn trị giá 2,5 tỷ đồng; Các đơn vị cũng chủ động bố trí nguồn kinh phí mua sắm đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy. Việc rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả vẫn còn 1 số tồn tại hạn chế: Chất lượng giáo dục chuyển biến chậm và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là chất lượng của học viên chương trình GDTX cấp THPT và chất lượng học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Một số điểm trường lẻ vẫn còn phòng học tạm, chưa đủ điều kiện triển khai chương trình mới, một số trường vẫn chưa đảm bảo tỷ lệ 1 phòng học/lớp, tỷ lệ giáo viên tiểu học vẫn chưa đảm bảo để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, học tin học, tiếng Anh còn thấp; một số đơn vị chưa đủ giáo viên, tỷ lệ giáo viên thấp. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia so với tỷ lệ chung của toàn quốc còn thấp do kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học còn hạn hẹp. Cơ sở vật chất của một số nhà trường chưa đảm bảo cho việc thực hiện Chương trình mới; diện tích và cơ sở vật chất của các trường do sáp nhập còn gặp nhiều khó khăn; việc kiểm tra công nhận lại trường chuẩn quốc gia sau 5 năm chưa đảm bảo. Kết quả đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2 chưa thật sự bền vững. Năng lực một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt còn hạn chế. Thiếu giáo viên giảng dạy các môn mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; một số cán bộ, giáo viên vùng sâu, vùng xa còn hạn chế trong việc tiếp cận Chương trình GDPT mới.
Tại Hội nghị tổng kết năm học, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nghi lễ trao tặng Danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” cho 05 Nhà giáo gồm: Nhà giáo Đinh Lâm Anh – Nguyên giáo viên trường THCS Hữu Nghị, Nhà giáo Nguyễn Thị Minh – Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám, Nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Ngà – Hiệu trưởng trường Mầm non Suối Hoa, thành phố Hòa Bình; Nhà giáo Nguyễn Thị Tuyết – Nguyên Hiệu trưởng trường THCS xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy; Nhà giáo Phạm Thị Thu – Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 01 cá nhân; Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu của UBND cho 03 tập thể: Trường PTDTNT THPT tỉnh; THPT Tân Lạc và THPT Đoàn Kết; ; Bằng khen thi đua đơn vị xếp thứ Nhì cho 06 tập thể; Bằng khen thi đua đơn vị xếp thứ 3 cho 04 tập thể. Trao tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT, của Chủ tịch UBND tỉnh cho 03 học sinh đoạt giải Nhì, giải Ba; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 06 giáo viên trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển có học sinh đoạt giải Nhì, giải Ba Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021.
Đ/c Nguyễn Văn Chương - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
cho 03 học sinh đoạt giải Nhì, giải Ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021

Năm học mới 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh khó lường, ngành GD&ĐT tỉnh yêu cầu các địa phương triển khai kế hoạch năm học sao cho linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, tận dụng tối đa thời gian vàng để dạy trực tiếp. Đồng thời, linh hoạt trong quá trình thực hiện kế hoạch năm học, linh hoạt trong thực hiện chương trình và triển khai nội dung dựa theo chuẩn đầu ra và yêu cầu nội dung cốt lõi chương trình học. Đặc biệt tiếp tục phát huy tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với công nghệ, môi trường làm việc trực tuyến và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên nhằm hoàn thành 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhóm giải pháp cơ bản năm học 2021-2022:
* 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm:
1. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học, công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên
2. Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học;
3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
4. Quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục
6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; phân cấp, tăng cường tự chủ đối với các cơ sở giáo dục
7. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
8. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo
9. Rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả
* 5 nhóm giải pháp cơ bản
1. Đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
3. Tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo
4. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo
Tại hội nghị, các đại biểu đã bày tỏ sự đồng thuận và nhất trí cao với nội dung báo cáo kết quả tổng kết năm học 2020-2021; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021-2022 đã được truyền tải theo 2 hình thức: gửi tài liệu dạng văn bản điện tử và phóng sự xem trực tiếp tại hội nghị. Các đại biểu đại diện cho các điểm cầu đã báo cáo tham luận làm rõ thêm các nội dung báo cáo, trong đó tập trung vào việc đánh giá và đề xuất các giải pháp triển khai tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật của ngành đã đạt được trong năm học 2020-2021. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành giáo dục và đào tạo cần bám sát các nhiệm vụ, giải pháp theo Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ sau: Trước hết triển khai đồng bộ, toàn diện, mạnh mẽ, sâu sắc hơn nữa Nghị quyết số 29-NQ/TW, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về nâng cao chất lượng giáo dục. Trong thực hiện chương trình GDPT mới, cần chú trọng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt - quản lý tốt”. Thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình GDPT lớp 2 và lớp 6. Tích cực tham mưu và phối hợp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài. Đặc biệt, trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đề nghị các nhà trường chủ động xây dựng phương án, kịch bản cụ thể, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học để ứng phó với tác động của dịch bệnh.

Văn Hùng
Văn phòng - Sở GDĐT

Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học Trường TH&THCS Thái Thịnh

Trường TH&THCS Thái Thịnh (TP Hoà Bình) vừa tổ chức Hội chợ quê - Ngày hội học sinh tiểu học. Hội chợ có những hoạt động hấp dẫn như trưng bày các gian hàng ẩm thực là các sản vật, món ăn truyền thống của dân tộc Mường.

Triển khai nhiệm vụ ngành Giáo dục và đào tạo quý II/2025

Ngày 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.

Luật Nhà giáo sẽ tạo không khí mới cho nhà giáo và ngành giáo dục

Chiều 27/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo.

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông”

Ngày 28/3, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT”.

Tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Ngay sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các đơn vị, trường học quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng giáo dục nhìn chung đã, đang được tăng cường theo hướng tích cực.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 và 27-6

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra ngày 26, 27/6/2025.

Bảo vệ trẻ trước tình trạng quà vặt "bủa vây" ngoài cổng trường

Tình trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém vệ sinh được bày bán tràn lan bên ngoài các cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, khó giải quyết triệt để. Chính vì vậy, nhà trường và phụ huynh học sinh nên phối hợp chặt chẽ để chủ động bảo vệ con em mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành Giáo dục “phủ xanh” thông tin tích cực trên không gian mạng

Trong bối cảnh thời đại số, công nghệ thông tin và mạng xã hội (MXH) bùng nổ mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội. Người dùng dễ dàng kết nối, chia sẻ, tiếp cận thông tin, bao gồm cả những thông tin chính thống, tích cực và thông tin xấu, độc, sai trái, bịa đặt. Mô hình "Chủ động lan toả thông tin tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc” trên không gian mạng được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh triển khai bước đầu mang lại nhiều kết quả nổi bật.

Những nhà giáo ưu tú tận tụy gieo chữ “trồng người”

Trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ của quê hương, đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình phấn khởi với những thành tích và kết quả đạt được trong năm vừa qua. Đóng góp vào thành tích chung của ngành không thể không kể đến những tấm gương nhà giáo tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo; những nhà giáo ưu tú (NGƯT) hàng ngày đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, lan tỏa sự nhiệt tình, trách nhiệm trong sự nghiệp "trồng người".

Tuyên dương 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất

Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.