Thi đua - khen thưởng :: 09/09/2015
Người thầy tật nguyền “thắp lửa” gieo chữ cho trẻ em nghèo
Không được đào tạo qua bất kỳ trường lớp sư phạm nào nhưng chàng trai Bùi Văn Bình thực sự trở thành “thầy giáo” trong mắt đám trẻ nhỏ và người dân trong vùng.
“Còn sống ngày nào tôi sẽ vẫn làm tròn với cái tâm của người thầy” Gần 30 năm làm cô giáo không lương Cảm động tình yêu cổ tích của "người thầy da cam"
Chưa một lần được đứng trên bục giảng đường theo đúng nghĩa, không may mắn có được đôi chân và đôi tay khỏe mạnh như những người bình thường khác, chàng trai Bùi Văn Bình (sinh năm 1978) ở thôn Yên, xã Kim Truy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã thực sự trở thành “thầy giáo” trong mắt đám trẻ nhỏ và người dân trong vùng.
Tuổi thơ dữ dội
Giữa không gian yên tĩnh của núi rừng vang lên những tiếng ê a tập đọc, làm toán của các em nhỏ trong ngôi nhà của anh Bùi Văn Bình.
Ngôi nhà chỉ rộng khoảng 15m2, có hơn 20 em học sinh ở các độ tuổi khác nhau ngồi vây quanh chiếc giường của người thầy tật nguyền để học chữ.

Anh Bình bên lớp học của mình
Trở lại quá khứ, anh Bình là học sinh giỏi nhiều năm liền. Năm học lớp 4, tai họa bỗng nhiên ập xuống bủa vây lấy anh khi trong một lần sốt cao, co giật, da tím tái, nằm liệt giường suốt 3 tháng mà không rõ nguyên nhân.
Anh Bình may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” nhưng oái oăm thay đôi chân và đôi tay bị tê liệt, mất phản xạ, co quắp không thể vận động và làm việc một cách dễ dàng được như trước. Ước mơ vào giảng đường Đại học tan biến, anh Bình nuốt nước mắt đắng cay vào lòng.
Thiếu hơi ấm của cha, lòng bao dung của mẹ từ lúc thơ dại, song hai anh em anh Bình còn có bà con xóm làng tốt bụng che chở.
Người dân trong thôn cảm thông trước hoàn cảnh khó khăn của hai anh em nên đã hỗ trợ từ gạo, rau, củ để sống qua ngày. Lúc đó, trường học ở xa, gia đình lại khó khăn đủ bề, nhiều người khuyên anh Bình nghỉ học nhưng anh nhất quyết không chịu.
Những ngày đầu chân tay đau nhức, co quắp không thể vận động được do bị biến chứng, anh Bình phải “bò” đến lớp. Đầu gối sưng vù, rớm máu, bàn tay bỏng rát.
Cảm phục trước tinh thần hiếu học của cậu học trò nhỏ, các thầy cô giáo trường THCS Kim Truy đã vận động, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để anh Bình tới lớp.
Hàng ngày, các bạn ở lớp thay phiên nhau cõng, dìu anh Bình đến trường. Bị khuyết tật nhưng bù lại anh Bình lại có trí thông minh và đức tính cần cù. Trong suốt những năm sau đó, anh luôn là học sinh khá giỏi của trường.
Sau một thời gian dài chạy chữa, anh Bình qua khỏi nhưng trận ốm đã thực sự cướp đi đôi bàn chân của anh, anh liệt hẳn không thể đi lại, bàn tay co quắp không thể cử động làm việc ngay cả việc đơn giản nhất là vệ sinh cá nhân. Anh Bình đành bỏ dở việc học hành trong nước mắt.
Cuộc sống tưởng chừng như chấm dứt với anh Bình. Anh rơi vào trạng thái chán nản, suy sụp. Gia đình, bạn bè động viên chia sẻ giúp anh vơi đi nỗi buồn, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Những ngày sau đó, tư tưởng ổn định, anh Bình quyết tâm đứng dậy để khẳng định rằng dù tàn tật thì vẫn phải sống có ích cho xã hội.
Anh Bình chia sẻ: “Chính vào lúc bế tắc nhất của cuộc đời, tôi đã nhận được sự quan tâm của bạn bè, thầy cô giáo và những người thân quanh mình. Tôi hiểu rằng với một người khuyết tật ở cả đôi chân và đôi tay nhưng chưa phải là đã chấm hết, tôi vẫn còn cái đầu minh mẫn suy nghĩ, đôi mắt sáng thì tôi vẫn còn có thể cống hiến được cho xã hội”.
Sống đâu chỉ cho riêng mình
Anh Bình nhận thấy nhiều gia đình còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn,nhiều em nhỏ không thể đến trường để theo đuổi ước mơ học chữ. Trong đầu anh nảy lên ý tưởng mở lớp học dạy tại nhà cho trẻ em nghèo trong thôn.

Mọi hoạt động của anh Bình đều diễn ra trên chiếc xe lăn
nhưng anh vẫn miệt mài dạy chữ miễn phí cho trẻ trong thôn
Ban đầu, nhiều người lo ngại cho rằng anh Bình còn không tự làm việc bản thân như ăn uống, vệ sinh cá nhân thì làm sao dạy dỗ các em học được. Tuy nhiên, việc mở lớp của anh Bình nhận được sự ủng hộ của một số người bạn, người thân trong gia đình.
Mở đầu lớp học có 3 em là con của những người bạn thân cảm phục trí thông minh và sự nỗ lực của anh đã đưa con em đến nhờ anh kèm cặp việc học tập.
Chỉ sau một thời gian ngắn, dưới sự chỉ dẫn của anh Bình, các em đã học hành tiến bộ rõ rệt. Sau đó, tiếng lành đồn xa, lớp học của anh đã thu hút khá nhiều học sinh trong thôn, chủ yếu là con em các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Để đảm bảo việc học tập có hiệu quả, anh Bình chia lớp thành 3 ca từ sáng đến tối với các em từ lớp 1 đến lớp 5. Với mỗi lứa tuổi anh có phương pháp kèm cặp riêng.
Những cháu đang học lớp 1, lớp 2 được anh cho tập luyện chữ, lớp 3 đọc bài, lớp 4, lớp 5 làm toán. Giờ đây, ngoài dạy kiến thức, anh Bình còn giảng giải cho các em về những kiến thức cuộc sống, xã hội, kỹ năng sống, đạo lý làm người qua những câu chuyện, trang báo...
Với lối sống giản dị và chất giọng dễ nghe truyền cảm anh Bình luôn tạo không khí thoải mái, cởi mở được học sinh đón nhận bài nhanh và hào hứng.
Anh Bình cho biết:
“Có những em học sinh lớp 1, nhiều từ chữ cái phổ thông các em không hiểu, đến đây mình giảng lại; lớp lớn có thể giảng lại những bài toán, bài văn khó mà các em chưa hiểu. Kiến thức và phương pháp giảng dạy mỗi ngày một khác nên mình cũng phải học hỏi, đọc thêm tài liệu để làm sao cách học phù hợp với các em”.
Chia sẻ kinh nghiệm dạy học, anh Bình tâm sự: “Không được đào tạo qua nghiệp vụ Sư phạm nên ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, nhưng tôi luôn cố tìm ra những phương pháp dạy hay, dễ hiểu, gần gũi nhất cho học sinh của mình. Không gây áp lực về mặt điểm số, thành tích học nên các em cởi mở hơn, không giấu dốt và từ đó tiến bộ lên”.
Để có được những bài văn hay, đề toán tốt và những phương pháp giảng dạy tốt nhất cho bài giảng của mình, anh Bình đã phải lặn lội đi tìm và học hỏi những trang giáo án của các thầy cô trong Nhà trường và những thế hệ đi trước đồng thời cặm cụi mày mò qua sách báo, Internet.
Chỉ trong thời gian ngắn, anh Bình đã tích lũy kinh nghiệm cho riêng mình được học trò và phụ huynh yên tâm tin tưởng.
Quá trình dạy học, anh Bình không thu học phí. Thương thầy giáo làng khó khăn thiếu thốn, nhiều gia đình hàng tháng tự nguyện đóng góp 50.000 đồng để làm kinh phí dạy học. Anh Bình dùng số tiền đó để mua sách vở, bút mực và những món quà nhỏ để thưởng cho các em học tốt.
“Khi dạy học cho các em, tôi nhận thấy rằng các em đa số là người dân tộc Mường,ở nhà giao tiếp bằng tiếng Mường, khi đi học thì nói tiếng Kinh chưa sõi nên đôi khi học không theo nổi chương trình, dẫn đến học yếu.
Từ đó, tôi mở lớp học tại nhà là muốn giúp đỡ các em khắc phục điều đó và vươn lên để không bị mù chữ, rồi thoát nghèo, làm giàu cho quê hương” – Anh Bình chia sẻ.

Anh Bình vinh dự nhận được giấy khen của Uỷ ban nhân dân huyện Kim Bôi
Niềm vui đến với anh Bình khi mới đây, anh được chọn là tấm gương điển hình trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của huyện Kim Bôi tổ chức.
Chị Bùi Thị Hằng (ở thôn Yên, xã Kim Truy) cho biết: “Tôi có con trai học lớp 3, gửi học chỗ thầy Bình đã được 6 tháng. Trước học lực của cháu nó yếu lắm, nhưng từ khi nhờ thầy Bình kèm cặp mà nay đã lên học lực khá.
Có nhiều học sinh khác nhờ học thầy Bình mà từ chỗ không thuộc bảng chữ cái, mà năm vừa rồi đã là học sinh giỏi. Thầy Bình rất nhiệt tình, bà con ai cũng quý mến. Tôi hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi gửi gắm con mình ở đây”.
Trao đổi với chúng tôi về tinh thần nghị lực và việc làm của anh Bình, ông Bùi Quang Vinh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kim Truy cho biết:
“Anh Bùi Văn Bình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã. Bản thân lại liệt cả hai chân, hai tay nhưng mở lớp học tại nhà kèm cặp cho các em học sinh trong thôn từ chỗ yếu kém nay đã trở thành học sinh khá giỏi. Mong rằng công việc tốt đẹp của anh Bình sẽ được nhân rộng trong cộng đồng và mọi người noi theo”.
Chưa một lần được đứng trên bục giảng đường theo đúng nghĩa, không may mắn có được đôi chân và đôi tay khỏe mạnh như những người bình thường khác, chàng trai Bùi Văn Bình (sinh năm 1978) ở thôn Yên, xã Kim Truy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã thực sự trở thành “thầy giáo” trong mắt đám trẻ nhỏ và người dân trong vùng.
Tuổi thơ dữ dội
Giữa không gian yên tĩnh của núi rừng vang lên những tiếng ê a tập đọc, làm toán của các em nhỏ trong ngôi nhà của anh Bùi Văn Bình.
Ngôi nhà chỉ rộng khoảng 15m2, có hơn 20 em học sinh ở các độ tuổi khác nhau ngồi vây quanh chiếc giường của người thầy tật nguyền để học chữ.
Anh Bình bên lớp học của mình
Trở lại quá khứ, anh Bình là học sinh giỏi nhiều năm liền. Năm học lớp 4, tai họa bỗng nhiên ập xuống bủa vây lấy anh khi trong một lần sốt cao, co giật, da tím tái, nằm liệt giường suốt 3 tháng mà không rõ nguyên nhân.
Anh Bình may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” nhưng oái oăm thay đôi chân và đôi tay bị tê liệt, mất phản xạ, co quắp không thể vận động và làm việc một cách dễ dàng được như trước. Ước mơ vào giảng đường Đại học tan biến, anh Bình nuốt nước mắt đắng cay vào lòng.
Thiếu hơi ấm của cha, lòng bao dung của mẹ từ lúc thơ dại, song hai anh em anh Bình còn có bà con xóm làng tốt bụng che chở.
Người dân trong thôn cảm thông trước hoàn cảnh khó khăn của hai anh em nên đã hỗ trợ từ gạo, rau, củ để sống qua ngày. Lúc đó, trường học ở xa, gia đình lại khó khăn đủ bề, nhiều người khuyên anh Bình nghỉ học nhưng anh nhất quyết không chịu.
Những ngày đầu chân tay đau nhức, co quắp không thể vận động được do bị biến chứng, anh Bình phải “bò” đến lớp. Đầu gối sưng vù, rớm máu, bàn tay bỏng rát.
Cảm phục trước tinh thần hiếu học của cậu học trò nhỏ, các thầy cô giáo trường THCS Kim Truy đã vận động, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để anh Bình tới lớp.
Hàng ngày, các bạn ở lớp thay phiên nhau cõng, dìu anh Bình đến trường. Bị khuyết tật nhưng bù lại anh Bình lại có trí thông minh và đức tính cần cù. Trong suốt những năm sau đó, anh luôn là học sinh khá giỏi của trường.
Sau một thời gian dài chạy chữa, anh Bình qua khỏi nhưng trận ốm đã thực sự cướp đi đôi bàn chân của anh, anh liệt hẳn không thể đi lại, bàn tay co quắp không thể cử động làm việc ngay cả việc đơn giản nhất là vệ sinh cá nhân. Anh Bình đành bỏ dở việc học hành trong nước mắt.
Cuộc sống tưởng chừng như chấm dứt với anh Bình. Anh rơi vào trạng thái chán nản, suy sụp. Gia đình, bạn bè động viên chia sẻ giúp anh vơi đi nỗi buồn, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Những ngày sau đó, tư tưởng ổn định, anh Bình quyết tâm đứng dậy để khẳng định rằng dù tàn tật thì vẫn phải sống có ích cho xã hội.
Anh Bình chia sẻ: “Chính vào lúc bế tắc nhất của cuộc đời, tôi đã nhận được sự quan tâm của bạn bè, thầy cô giáo và những người thân quanh mình. Tôi hiểu rằng với một người khuyết tật ở cả đôi chân và đôi tay nhưng chưa phải là đã chấm hết, tôi vẫn còn cái đầu minh mẫn suy nghĩ, đôi mắt sáng thì tôi vẫn còn có thể cống hiến được cho xã hội”.
Sống đâu chỉ cho riêng mình
Anh Bình nhận thấy nhiều gia đình còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn,nhiều em nhỏ không thể đến trường để theo đuổi ước mơ học chữ. Trong đầu anh nảy lên ý tưởng mở lớp học dạy tại nhà cho trẻ em nghèo trong thôn.
Mọi hoạt động của anh Bình đều diễn ra trên chiếc xe lăn
nhưng anh vẫn miệt mài dạy chữ miễn phí cho trẻ trong thôn
Ban đầu, nhiều người lo ngại cho rằng anh Bình còn không tự làm việc bản thân như ăn uống, vệ sinh cá nhân thì làm sao dạy dỗ các em học được. Tuy nhiên, việc mở lớp của anh Bình nhận được sự ủng hộ của một số người bạn, người thân trong gia đình.
Mở đầu lớp học có 3 em là con của những người bạn thân cảm phục trí thông minh và sự nỗ lực của anh đã đưa con em đến nhờ anh kèm cặp việc học tập.
Chỉ sau một thời gian ngắn, dưới sự chỉ dẫn của anh Bình, các em đã học hành tiến bộ rõ rệt. Sau đó, tiếng lành đồn xa, lớp học của anh đã thu hút khá nhiều học sinh trong thôn, chủ yếu là con em các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Để đảm bảo việc học tập có hiệu quả, anh Bình chia lớp thành 3 ca từ sáng đến tối với các em từ lớp 1 đến lớp 5. Với mỗi lứa tuổi anh có phương pháp kèm cặp riêng.
Những cháu đang học lớp 1, lớp 2 được anh cho tập luyện chữ, lớp 3 đọc bài, lớp 4, lớp 5 làm toán. Giờ đây, ngoài dạy kiến thức, anh Bình còn giảng giải cho các em về những kiến thức cuộc sống, xã hội, kỹ năng sống, đạo lý làm người qua những câu chuyện, trang báo...
Với lối sống giản dị và chất giọng dễ nghe truyền cảm anh Bình luôn tạo không khí thoải mái, cởi mở được học sinh đón nhận bài nhanh và hào hứng.
Anh Bình cho biết:
“Có những em học sinh lớp 1, nhiều từ chữ cái phổ thông các em không hiểu, đến đây mình giảng lại; lớp lớn có thể giảng lại những bài toán, bài văn khó mà các em chưa hiểu. Kiến thức và phương pháp giảng dạy mỗi ngày một khác nên mình cũng phải học hỏi, đọc thêm tài liệu để làm sao cách học phù hợp với các em”.
Chia sẻ kinh nghiệm dạy học, anh Bình tâm sự: “Không được đào tạo qua nghiệp vụ Sư phạm nên ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, nhưng tôi luôn cố tìm ra những phương pháp dạy hay, dễ hiểu, gần gũi nhất cho học sinh của mình. Không gây áp lực về mặt điểm số, thành tích học nên các em cởi mở hơn, không giấu dốt và từ đó tiến bộ lên”.
Để có được những bài văn hay, đề toán tốt và những phương pháp giảng dạy tốt nhất cho bài giảng của mình, anh Bình đã phải lặn lội đi tìm và học hỏi những trang giáo án của các thầy cô trong Nhà trường và những thế hệ đi trước đồng thời cặm cụi mày mò qua sách báo, Internet.
Chỉ trong thời gian ngắn, anh Bình đã tích lũy kinh nghiệm cho riêng mình được học trò và phụ huynh yên tâm tin tưởng.
Quá trình dạy học, anh Bình không thu học phí. Thương thầy giáo làng khó khăn thiếu thốn, nhiều gia đình hàng tháng tự nguyện đóng góp 50.000 đồng để làm kinh phí dạy học. Anh Bình dùng số tiền đó để mua sách vở, bút mực và những món quà nhỏ để thưởng cho các em học tốt.
“Khi dạy học cho các em, tôi nhận thấy rằng các em đa số là người dân tộc Mường,ở nhà giao tiếp bằng tiếng Mường, khi đi học thì nói tiếng Kinh chưa sõi nên đôi khi học không theo nổi chương trình, dẫn đến học yếu.
Từ đó, tôi mở lớp học tại nhà là muốn giúp đỡ các em khắc phục điều đó và vươn lên để không bị mù chữ, rồi thoát nghèo, làm giàu cho quê hương” – Anh Bình chia sẻ.
Anh Bình vinh dự nhận được giấy khen của Uỷ ban nhân dân huyện Kim Bôi
Niềm vui đến với anh Bình khi mới đây, anh được chọn là tấm gương điển hình trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của huyện Kim Bôi tổ chức.
Chị Bùi Thị Hằng (ở thôn Yên, xã Kim Truy) cho biết: “Tôi có con trai học lớp 3, gửi học chỗ thầy Bình đã được 6 tháng. Trước học lực của cháu nó yếu lắm, nhưng từ khi nhờ thầy Bình kèm cặp mà nay đã lên học lực khá.
Có nhiều học sinh khác nhờ học thầy Bình mà từ chỗ không thuộc bảng chữ cái, mà năm vừa rồi đã là học sinh giỏi. Thầy Bình rất nhiệt tình, bà con ai cũng quý mến. Tôi hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi gửi gắm con mình ở đây”.
Trao đổi với chúng tôi về tinh thần nghị lực và việc làm của anh Bình, ông Bùi Quang Vinh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kim Truy cho biết:
“Anh Bùi Văn Bình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã. Bản thân lại liệt cả hai chân, hai tay nhưng mở lớp học tại nhà kèm cặp cho các em học sinh trong thôn từ chỗ yếu kém nay đã trở thành học sinh khá giỏi. Mong rằng công việc tốt đẹp của anh Bình sẽ được nhân rộng trong cộng đồng và mọi người noi theo”.
Nguồn Giaoduc.net.vn
Văn phòng - Sở GDĐT
Hoà Bình đoạt 16 giải tại cuộc thi Câu lạc bộ Văn - Toán tuổi thơ toàn quốc
Từ ngày 8 - 10/6, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, Viện nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi Câu lạc bộ Văn - Toán tuổi thơ toàn quốc năm 2024.
Chi bộ trường THPT Yên Thuỷ A tổ chức kết nạp Đảng cho 3 Đoàn viên học sinh ưu tú
Những năm gần đây, công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên mới luôn được Chi bộ trường THPT Yên Thủy A chú trọng. Năm học 2023-2024, đối tượng bồi dưỡng nhận thức về Đảng của nhà trường không còn giới hạn trong cán bộ, giáo viên, nhân viên mà đã mở rộng đến đối tượng học sinh. Đây là cơ hội để các em phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành để có được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Nữ hiệu trưởng tận tâm với nghề
Là cán bộ quản lý, cô giáo Vũ Thị Như Hoa, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Hòa A (TP Hòa Bình) đã khơi dậy tiềm năng sáng tạo và đổi mới trong phong trào dạy và học của nhà trường. Nhiều năm liền cô là tấm gương sáng trong phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Cô giáo Bùi Thị Hạnh - Tấm gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” tại trường THPT Lạc Thuỷ C
Cô giáo Bùi Thị Hạnh Chủ tịch Công đoàn, giáo viên môn Địa lí trường THPT Lạc Thuỷ C được đánh giá là một giáo viên có chuyên môn tốt, năng động, sáng tạo, luôn tâm huyết và đam mê với nghề. Đồng nghiệp, học sinh và các bậc phụ huynh luôn dành cho cô sự tin yêu, quý trọng là tấm gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”
Hòa Bình có 6 Nhà giáo được phong tặng Nhà giáo ưu tú năm 2023 (Đợt 1)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 1582/QĐ-CTN, ngày 25/12/2023 về việc phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú” cho 1.031 nhà giáo trên cả nước. Trong đó, tỉnh Hòa Bình có 6 thầy, cô vinh dự được phong tặng danh hiệu đợt này.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long chúc mừng các Nhà giáo ưu tú nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Chiều 17/11, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đã đến thăm, chúc mừng 2 Nhà giáo ưu tú đang sinh sống trên địa bàn TP Hòa Bình.
Trường THPT Nam Lương Sơn phát huy truyền thống dạy tốt - học tốt
Đối với thầy và trò trường THPT Nam Lương Sơn, huyện Lương Sơn, dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay thật đặc biệt. Hòa chung khí thế hân hoan của cả nước hướng tới chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), trường phấn khởi tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (1992 - 2022). Trong niềm vui chung của ngày hội truyền thống, có những niềm vui rất riêng.
Học sinh Hòa Bình đạt 3 huy chương vàng tại cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới lần thứ 11 WICO 2022
Vừa qua, cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới lần thứ 11 WICO 2022 đã được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đây là cuộc thi do Hiệp hội phát minh và sáng chế các trường đại học Hàn Quốc tổ chức hằng năm và được Quốc hội Hàn Quốc bảo trợ. Với vai trò là sự kiện khoa học thường niên tầm cỡ quốc tế dành cho học sinh phổ thông trên toàn thế giới, WICO năm nay thu hút 1.480 học sinh và giáo viên đến từ 22 quốc gia; số lượng 853 phát minh, sáng chế dự thi. Trong đó, có sự tham gia của đại diện các nước thuộc nhóm phát triển giáo dục hàng đầu thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Singapore…
Hòa Bình: Trên 9.000 thí sinh trong toàn tỉnh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Cùng với trên 1 triệu thí sinh trên cả nước, sáng nay 7/7 trên 9.600 thí sinh của tỉnh Hòa Bình bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với môn thi Ngữ văn (buổi sáng) và Toán (buổi chiều).
Kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại huyện Lạc Thủy
Ngày 27/6/2022, đoàn công tác Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại huyện Lạc Thủy.