Thi đua - khen thưởng :: 28/08/2013

Nhìn lại 68 năm phong trào Bình dân học vụ tỉnh Hòa Bình

Nhìn lại phong trào Bình dân học vụ 68 năm qua, chúng ta có quyền tự hào về giáo dục thường xuyên của tỉnh đã đóng góp nhiều thành tích quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh Hòa Bình và ngành GD&ĐT.


           Tháng 9 năm 1945 khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, cả nước có 95% dân số bị mù chữ. Trước tình hình đó, ngày 3 tháng 9 năm 1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã đề ra 6 việc cấp bách phải giải quyết, trong đó có việc chống nạn mù chữ. Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để trông coi việc học trên toàn cõi Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày 8/9/1945 trở thành ngày khai sinh ra hệ thống Giáo dục Thường xuyên hiện nay.
            Cùng với cả nước, phong trào Bình dân học vụ tỉnh Hòa Bình đã có bước phát triển mạnh. Công tác xóa mù chữ đã trở thành một bộ phận của cách mạng và gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của tỉnh. Phong trào “Đi học là yêu nước - Dạy học là yêu nước”, “Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến“, “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương diệt giặc dốt“, “Chống nạn mù chữ đi đôi với sản xuất tăng gia” bước đầu đã động viên, cổ vũ, khích lệ cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình tích cực, hăng hái hưởng ứng mạnh mẽ. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã nô nức đi học các lớp xóa mù chữ với phương châm: con dạy cha, vợ dạy chồng, người biết chữ dạy người không biết chữ. Do làm tốt công tác xóa nạn mù chữ, đến tháng 11/1948, xã Thanh Nông được Bác Hồ gửi thư khen. Trong thư có đoạn viết:
           “Xã Thanh Nông có vinh hạnh là xã đầu tiên đã xoá xong nạn mù chữ, tôi khuyên đồng bào cố gắng học thêm và hăng hái xung phong thi đua ái quốc để diệt giặc đói và giặc ngoại xâm cũng như đồng bào đã hăng hái diệt giặc dốt vậy. Tôi lại mong đồng bào các xã khác trong tỉnh Hoà Bình cố gắng thi đua với xã Thanh Nông làm cho tỉnh ta tiến bộ và vẻ vang”.



            Thực hiện lời dạy của Bác, đến năm 1960, Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên xoá xong nạn mù chữ, được Nhà nước tặng thưởng tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Ngày 1/7/1961 Bác Hồ đã gửi thư cho đồng bào cán bộ, giáo viên trong tỉnh Hòa Bình, trong đó Người dạy: “Tôi rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ gửi lời khen ngợi tỉnh nhà, là tỉnh miền núi đầu tiên xoá xong nạn mù chữ... Thắng lợi vẻ vang đó là do sự cố gắng của toàn thể đồng bào và cán bộ, do chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ ta... Nhưng đồng bào và cán bộ ta chớ vì thắng lợi mà tự mãn. Chúng ta phải cố gắng hơn nữa, đẩy mạnh phong trào Bổ túc văn hóa để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân… ”.
             Phát huy thành tích đạt được trong công tác xoá nạn mù chữ, trong những thập kỷ 60, 70 toàn tỉnh lại dấy lên phong trào Bổ túc Văn hóa với những nội dung đa dạng, phong phú, từ công sở đến các hợp tác xã, từ thành thị đến nông thôn, từ nhà máy đến ruộng đồng, cán bộ, thanh niên, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình lại thi đua đi học các lớp Bổ túc văn hóa. Hàng năm, tỉnh Hòa Bình đã huy động được 1.500 người tới các lớp học vào ban ngày cũng như ban đêm. Trong thời kỳ này, đã xuất hiện nhiều khẩu hiệu “ Sản xuất là khoá, Bổ túc văn hóa là chìa”, “Sắc tay bút, súng cao nòng, tốt ruộng đồng, diệt thắng Mỹ”. Bổ túc văn hóa đã được đưa lên vị trí hàng đầu trong công tác giáo dục thời bấy giờ.
               Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Hòa Bình lần thứ IV nêu rõ: “Trong toàn bộ công tác giáo dục phải thực sự đưa Bổ túc văn hóa lên hàng đầu, nhất là Bổ túc văn hóa cho cán bộ xã và hợp tác xã để góp phần tích cực vào đào tạo cán bộ phát triển sản xuất”.
                Thời kỳ này, các điển hình tiên tiến xuất sắc xuất hiện khá nhiều. Tiêu biểu là xã Thu Phong (Cao Phong) là đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, trở thành lá cờ đầu Bổ túc văn hóa miền núi. Xã Định Cư huyện Lạc Sơn là nơi một thời vang vọng lời ca:
                                                                                      “Định cư chín xóm ba vòng
                                                                               Một tuần hai buổi song song học đều”
            Ngoài ra, còn có các đơn vị tiêu biểu cho phong trào Bổ túc văn hóa như xã Địch Giáo (Tân Lạc ), xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), nông trường Quốc doanh 2/9 (Yên Thuỷ), trường Bổ túc văn hóa cấp II, III thị xã Hòa Bình, trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, trường cấp II, III Hoàng Văn Thụ... Đặc biệt, là phong trào Giáo dục xã Ngổ Luông (Tân Lạc) đã hoàn thành phổ cập cấp II trong toàn xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.



              Trong những năm đầu của thập kỷ 80, thực hiện Chỉ thị 115/CT-CP của Chính phủ và chương trình ánh sáng văn hoá miền núi, huyện Yên Thuỷ là đơn vị có nhiều thành tích dẫn đầu trong toàn tỉnh về phổ cập cấp II cho cán bộ và thanh niên trong huyện. Từ đầu thập niên 90, bước sang giai đoạn cách mạng mới, nhu cầu học tập của các đối tượng ngày càng tăng, hệ thống Giáo dục thường xuyên trong tỉnh được củng cố và phát triển, nhất là từ khi tái lập tỉnh tháng 10/1991 đến nay. Ban chỉ đạo xóa mù chữ từ tỉnh xuống đến các xã, phường, thị trấn được thành lập. Từ đó đến nay, hàng năm tỉnh đã huy động được trên 20 ngàn lượt người đi học các lớp xóa mù chữ. Năm 1995 tỉnh Hoà Bình đã được Nhà nước công nhận đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH-CMC, là tỉnh miền núi thứ 2 và là tỉnh thứ 13 trong cả nước đạt chuẩn về công tác này.
                Trong quá trình thực hiện xóa mù chữ, xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu cho phong trào như xã Hoà Sơn (Lương Sơn), xã Đông Lai (Tân Lạc), xã Đồng Nghê (Đà Bắc), xã Hương Nhượng (Lạc Sơn), xã Thống Nhất (TXHB)... Hình ảnh thày giáo Thương binh Bùi Văn Tròn, với một bàn chân gỗ kiên trì vận động học viên ra lớp xoá mù chữ, thày giáo Nguyễn Trịnh Kiền (Kỳ Sơn) đã nghỉ mất sức vì đau yếu bệnh tật, hai lần mổ dạ dày, một mắt hỏng vẫn hăng hái tham gia dạy các lớp xóa mù chữ đã dày công nghiên cứu, sáng tạo phương pháp dạy học qua lời bài hát đã thu hút nhiều người học sẽ mãi mãi là những hình ảnh ghi đậm trong trang sử chống mù chữ của tỉnh.



              Công tác xóa mù chữ hiện nay là sự kế thừa và phát huy cao độ phong trào Bình dân học vụ những năm xưa. Hiện nay, biết chữ phải hiểu là đã hết mức III (tương đương với trình độ lớp 3 tiểu học), đối tượng xóa mù chữ là người trong độ tuổi 15-35; phương pháp giảng dạy xóa mù chữ được chú ý nâng cao chất lượng theo hướng phát huy cao vai trò chủ thể của người học, nội dung thiết thực do cuộc sống đặt ra.
              Với những kết quả đã đạt được, năm 2003, Hòa Bình được Nhà nước công nhận đạt chuẩn PCGDTHCS. Năm 2005, Hòa Bình được Nhà nước công nhận đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi.
            Từ tháng 10/1991 đến nay, được sự quan tâm của tỉnh, của ngành, hệ thống các Trung tâm GDTX tỉnh, huyện, thành phố và Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp hướng nghiệp trong tỉnh được thành lập, củng cố, đi vào hoạt động ổn định với chất lượng ngày càng tốt hơn, tạo cơ hội cho mọi người được học tập văn hóa và học nghề. Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tích cực tham gia, tư vấn, giảng dạy công tác xóa mù chữ và các lớp Bổ túc văn hóa, ngoại ngữ, tin học, dạy nghề, truyền thông giáo dục dân số KHHGĐ, phòng chống tai tệ nạn xã hội... Hoạt động của các Trung tâm GDTX đã thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao dân trí, phổ biến khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng phù hợp với thực tế địa phương, tích cực góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của địa phương… Ngoài hệ thống các trung tâm GDTX, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 100% xã, phường, thị trấn thành lập các Trung tâm học tập cộng đồng đã đi vào hoạt động ngày càng bài bản, nền nếp và chất lượng góp phần rất quan trong thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn tỉnh.
                 Tháng 7 năm 2012, Hòa Bình đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi. Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên và là tỉnh thứ hai trong cả nước đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Hiện nay Hòa Bình đang tích cực xây dựng xã hội học tập. Tập trung chỉ đạo triển khai nội dung Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.



             Phát huy truyền thống phong trào Bình dân học vụ, hiện nay toàn ngành GD&ĐT đang tích cực củng cố duy trì và nâng cao chất lượng PCGDTH - CMC, PCGDTH đúng độ tuổi, PCGDTHCS và từng bước thực hiện PCGD bậc Trung học ở những nơi có điều kiện, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường.
            Nhìn lại phong trào Bình dân học vụ 68 năm qua, chúng ta có quyền tự hào về giáo dục thường xuyên của tỉnh đã đóng góp nhiều thành tích quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh Hòa Bình và ngành GD&ĐT. Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhận công lao, thành tích của các chiến sĩ Bình dân học vụ năm xưa, những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của GDTX nói riêng và sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Hòa Bình nói chung.
            Kỷ niệm 68 năm ngày Bình dân học vụ, đặt ra yêu cầu đối với Giáo dục thường xuyên những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Trước hết cần bám sát định hướng KTXH của địa phương, phải có cách học mới, hình thức mới, nội dung mới; tích cực chủ động tham gia thực hiện PCGD. Tập trung thực hiện cập nhật kiến thức, công tác dạy nghề, chuyển giao công nghệ, chú ý phát triển ngoại ngữ, tin học cho mọi đối tượng trong đó tập trung cho đối tượng là hàng vạn nông dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh. Kỷ niệm 68 năm ngày Bình dân học vụ, chúng ta có quyền tự hào, tin tưởng Giáo dục thường xuyên tỉnh nhà tiếp tục góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên quê hương Hòa Bình.

                Hồng Mạc
Văn phòng - Sở GDĐT

Hoà Bình đoạt 16 giải tại cuộc thi Câu lạc bộ Văn - Toán tuổi thơ toàn quốc

Từ ngày 8 - 10/6, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, Viện nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi Câu lạc bộ Văn - Toán tuổi thơ toàn quốc năm 2024.

Chi bộ trường THPT Yên Thuỷ A tổ chức kết nạp Đảng cho 3 Đoàn viên học sinh ưu tú

Những năm gần đây, công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên mới luôn được Chi bộ trường THPT Yên Thủy A chú trọng. Năm học 2023-2024, đối tượng bồi dưỡng nhận thức về Đảng của nhà trường không còn giới hạn trong cán bộ, giáo viên, nhân viên mà đã mở rộng đến đối tượng học sinh. Đây là cơ hội để các em phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành để có được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Nữ hiệu trưởng tận tâm với nghề

Là cán bộ quản lý, cô giáo Vũ Thị Như Hoa, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Hòa A (TP Hòa Bình) đã khơi dậy tiềm năng sáng tạo và đổi mới trong phong trào dạy và học của nhà trường. Nhiều năm liền cô là tấm gương sáng trong phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cô giáo Bùi Thị Hạnh - Tấm gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” tại trường THPT Lạc Thuỷ C

Cô giáo Bùi Thị Hạnh Chủ tịch Công đoàn, giáo viên môn Địa lí trường THPT Lạc Thuỷ C được đánh giá là một giáo viên có chuyên môn tốt, năng động, sáng tạo, luôn tâm huyết và đam mê với nghề. Đồng nghiệp, học sinh và các bậc phụ huynh luôn dành cho cô sự tin yêu, quý trọng là tấm gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”

Hòa Bình có 6 Nhà giáo được phong tặng Nhà giáo ưu tú năm 2023 (Đợt 1)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 1582/QĐ-CTN, ngày 25/12/2023 về việc phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú” cho 1.031 nhà giáo trên cả nước. Trong đó, tỉnh Hòa Bình có 6 thầy, cô vinh dự được phong tặng danh hiệu đợt này.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long chúc mừng các Nhà giáo ưu tú nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Chiều 17/11, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đã đến thăm, chúc mừng 2 Nhà giáo ưu tú đang sinh sống trên địa bàn TP Hòa Bình.

Trường THPT Nam Lương Sơn phát huy truyền thống dạy tốt - học tốt

Đối với thầy và trò trường THPT Nam Lương Sơn, huyện Lương Sơn, dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay thật đặc biệt. Hòa chung khí thế hân hoan của cả nước hướng tới chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), trường phấn khởi tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (1992 - 2022). Trong niềm vui chung của ngày hội truyền thống, có những niềm vui rất riêng.

Học sinh Hòa Bình đạt 3 huy chương vàng tại cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới lần thứ 11 WICO 2022

Vừa qua, cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới lần thứ 11 WICO 2022 đã được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đây là cuộc thi do Hiệp hội phát minh và sáng chế các trường đại học Hàn Quốc tổ chức hằng năm và được Quốc hội Hàn Quốc bảo trợ. Với vai trò là sự kiện khoa học thường niên tầm cỡ quốc tế dành cho học sinh phổ thông trên toàn thế giới, WICO năm nay thu hút 1.480 học sinh và giáo viên đến từ 22 quốc gia; số lượng 853 phát minh, sáng chế dự thi. Trong đó, có sự tham gia của đại diện các nước thuộc nhóm phát triển giáo dục hàng đầu thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Singapore…

Hòa Bình: Trên 9.000 thí sinh trong toàn tỉnh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Cùng với trên 1 triệu thí sinh trên cả nước, sáng nay 7/7 trên 9.600 thí sinh của tỉnh Hòa Bình bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với môn thi Ngữ văn (buổi sáng) và Toán (buổi chiều).

Kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại huyện Lạc Thủy

Ngày 27/6/2022, đoàn công tác Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại huyện Lạc Thủy.