Thi đua - khen thưởng :: 20/08/2011
Ngành GD&ĐT Hòa Bình tổng kết 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg
Ngày 24/11/2010, Sở GD&ĐT, BCĐ cuộc vận động đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và cuộc vận động “Hai không” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Bùi Ngọc Đảm -
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; đồng chí Nguyễn Minh Thành - Giám đốc sở
GD&ĐT; các đồng chí lãnh đạo UBND các huyện, Thành phố; thành viên BCĐ cuộc
vận động hai không của tỉnh; các đồng chí cán bộ quản lý giáo dục; đại diện cán
bộ, chuyên viên trong ngành GD&ĐT.
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu khai mạc Hội nghị
Trong gần 25 năm đổi mới, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước và của nhân dân, ngành Giáo dục đã có
những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, sự nghiệp GD&ĐT Hòa
Bình đã có nhiều tiến bộ dành được nhiều
kết quả quan trọng trên khắp các lĩnh vực của sự nghiệp GD&ĐT. Tuy nhiên, ở
thời điểm cách đây gần 5 năm, chúng ta còn những hạn chế và thiếu sót cần khắc
phục, trong đó tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là hai
vấn đề bức xúc nhất mà toàn ngành GD&ĐT cả nước, của tỉnh và toàn xã hội
quan tâm. Xuất phát thực tiễn trên, đòi hỏi ngành GD&ĐT phải tìm mọi biện
pháp chấn chỉnh mạnh mẽ, cương quyết làm lành mạnh hoá môi trường giáo dục;
khuyến khích các thầy cô giáo, các em học sinh hoạt động dạy và học sáng tạo.
Phải dạy thật, học thật, thi thật thì mới nâng cao chất lượng giáo dục một cách
thực chất, bền vững lâu dài. Tại thời điểm đó, trong khi ở nhiều trường học
việc thi cử, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được thực hiện nghiêm
túc, còn có những vi phạm về quy chế thi, kiểm tra. Việc vi phạm luật pháp, đạo
đức nghề nghiệp của một số giáo viên ngày càng tăng như việc nâng điểm, sửa
điểm, thêm điểm của học sinh; tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp; tình hình một
bộ phận học sinh tiểu học chưa đọc thông viết thạo đã là vấn đề cấp thiết của
toàn ngành và toàn xã hội…
Đ/c Đặng Quang Ngàn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg
Trong khi thực hiện các chỉ tiêu thi đua
không sát thực tế, mang tính áp đặt, chưa lấy cơ sở đơn vị, nhà trường làm gốc.
Nguyên nhân do căn bệnh chạy theo thành tích mà việc phấn đấu bằng mọi cách để
đạt bằng được các chỉ tiêu thi đua đề ra. Thành tích và kết quả nhiều đơn vị,
nhà trường đạt được chưa phản ánh đúng thực chất của việc thi đua và chưa phản
ánh đúng kết quả thực chất của việc dạy và học. Sự tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong ngành giáo dục do một số nguyên nhân chính sau:
Đ/c Trịnh Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình phát biểu tham luận về
công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hòa Bình
Trước hết là nhận thức sai lệch của một
bộ phận phụ huynh học sinh và học sinh, sinh viên cho rằng các em mất công học
hành bấy nhiêu năm trời nên cần có một tấm bằng tốt nghiệp THCS, THPT để
làm “giấy thông hành vào đời”. Không cấp
cho các em giấy chứng nhận đó, các em biết đi đâu, làm gì. Để có điểm số cao,
có bằng tốt nghiệp trong khi năng lực học sinh, sinh viên chưa đạt yêu cầu về
chất lượng chuẩn kiến thức; một số phụ huynh học sinh sinh viên sẵn sàng có một
số việc làm chưa đúng để tạo điều kiện cho con em lên lớp trong khi con em mình
học kém và chưa có sự cố gắng cao. Do sự yếu kém trong thực hành dân chủ, sự
thiếu kiểm tra thực tế của lãnh đạo một số nhà trường nên việc thi đua, khen
thưởng thiếu các tiêu chí đánh giá đúng, chính xác, cụ thể so với sự nỗ lực,
sáng tạo lao động của các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên và của các cơ sở giáo dục. Một bộ phận cán
bộ, giáo viên trung thực, nỗ lực trong
việc chấp hành luật pháp, trong thực hiện đạo đức nghề nghiệp, giảng dạy và
quản lý lại bị đánh giá là kém, thua những người làm giả, nói dối, kém hiệu
quả.
Đ/c Hà Việt Thùa - Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu phát biểu tham luận về
công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Mai Châu
Trước tình hình thực tế trên, Thủ tướng
Chính phủ đã ra Chỉ thị số 33/CT- về “Nói không với tiêu cực và khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục” và Bộ GD&ĐT đã phát động cuộc vận động Hai không
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Sau 4
năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng và cuộc vận động Hai không
do Bộ GD&ĐT phát động, cuộc vận động đã đi vào đời sống các nhà trường, có
ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến nhận thức hành động việc làm của hệ thống
giáo dục cả nước, của đội ngũ nhà giáo và CBQLGD các cấp trong hệ thống giáo
dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Đại tá Nguyễn Văn Sử - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình phát biểu tham luận về
công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ về công tác chống tiêu cực trong ngành GD&ĐT
Cùng với cả nước, ngành GD&ĐT Hòa
Bình được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; sự
phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố;
sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cuộc vận động “Hai không” đã
triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn ngành và đã dành được nhiều kết quả
bước đầu hết sức quan trọng. Đạt được những kết quả trong việc thực hiện Chỉ
thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ là do ngành GD&ĐT đã làm tốt công tác
tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện,
thành phố trong triển khai thực hiện. Xác định rõ mục tiêu của hai vấn đề bức
xúc là tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đây là hai nội
dung chính cần khắc phục, ngành GD&ĐT đã chỉ đạo toàn ngành:
NGƯT. Hà Đức Thạch - Hiệu trưởng trường THPT Công Nghiệp phát biểu tham luận tại Hội nghị
Thứ nhất, ngành GD&ĐT chỉ đạo quyết
liệt việc nói không với tiêu cực trong thi cử và tình trạng học sinh ngồi nhầm
lớp. Chỉ đạo loại bỏ các chỉ tiêu lên lớp, chỉ tiêu đỗ tốt nghiệp. Không coi
các chỉ tiêu đỗ tốt nghiệp làm kết quả đánh giá các nhà trường. Các chỉ tiêu %
học sinh đạt loại giỏi, khá, trung bình, yếu đối với các môn học, đối với các
lớp và nhà trường kiên quyết không áp đặt từ cấp trên xuống mà là kế hoạch tự
đề xuất của các lớp, các trường, trên cơ sở có sự đánh giá trình độ học sinh
đầu năm học và sự thảo luận thống nhất giữa các thầy cô, học sinh của các lớp.
Việc đánh giá nỗ lực dạy và học tốt của mỗi lớp, mỗi trường cần xem xét đầy đủ
các biện pháp cụ thể mà tập thể giáo viên và học sinh đã thực hiện để khắc phục
khó khăn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Bỏ tiêu chí % học sinh lưu ban.
Các chỉ tiêu này là kết quả thảo luận và thống nhất phấn đấu với các ý kiến của
học sinh, giáo viên, phụ huynh và địa phương. Không khống chế tỷ lệ phần trăm
đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua ở một tập thể.
Đ/c Nguyễn Kim Oanh - Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Kỳ Sơn phát biểu tham luận tại Hội nghị
Thứ hai, xác định những tiêu chí thi đua
nào, cách chỉ đạo của cấp nào trong thời gian qua đã dẫn tới việc để các thầy
cô, các nhà quản lý ở cơ sở phải nói dối, làm dối? Cách đánh giá thi đua nào đã
khuyến khích các thầy cô, các đơn vị cơ sở phải làm những việc không hiệu quả,
lãng phí thời gian, sức khoẻ, nguồn lực của ngành và xã hội. Phải làm thế nào
để tạo sự chủ động sáng tạo dẫn tới việc nâng cao hiệu quả công tác thi đua của
giáo viên, các trường? Cần loại bỏ các chỉ tiêu nào, cần thay đổi các chỉ tiêu
nào, cần thêm các chỉ tiêu nào khi đánh giá học sinh, sinh viên, nhà giáo và cơ
sở nhà trường để loại bỏ bệnh thành tích, khuyến khích dạy và học sáng tạo,
hiệu quả? Cần thay đổi việc đưa ra các tiêu chuẩn, danh hiệu thi đua cho cá
nhân, tập thể, địa phương và thay đổi cách đánh giá như thế nào cho phù hợp.
Mục đích công tác thi đua là khuyến khích lao động sáng tạo, có hiệu quả, là
phổ biến gương tốt, cách làm hay cho nhiều người, nhiều tập thể, nhiều địa
phương. Những gì ngăn cản, trái với mục đích của thi đua cần phải được loại bỏ.
Đ/c Bùi Ngọc Đảm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
trao tặng Bằng Khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc
Từ cách chỉ đạo cụ thể quyết liệt trên
trong 4 năm qua, ngành GD&ĐT, các nhà trường đã triển khai cuộc vận động có
hiệu quả đã mang lại nhiều yếu tố tích cực. Chất lượng giáo dục được đánh giá
ngày càng đúng và thực chất hơn, không mang tính áp đặt. Tình trạng vi phạm về
thi cử, kiểm tra giảm hẳn; tình trạng ngồi nhầm lớp của học sinh từng bước được
khắc phục. Tình trạng vi phạm quy chế thi của học sinh, sinh viên giảm đáng kể.
Chất lượng giáo dục được nâng lên và ngày càng đi vào thực chất. Tình trạng
chạy theo thành tích đã được khắc phục đáng kể. Thi đua đã trở thành động lực
xuất phát từ mỗi thầy cô giáo, mỗi nhà trường. Thi đua xuất phát từ yêu cầu
khách quan không mang bệnh thành tích. Các tập thể, cá nhân tốt xuất hiện ngày
càng nhiều hơn, được tập thể đánh giá, suy tôn đúng bản chất hơn. Tình trạng
chạy theo thành tích, làm giả dối bị chặn đứng và giảm đáng kể, tạo thêm nhiều
cách làm mới phù hợp, hiệu quả hơn.
Đ/c Bùi Ngọc Đảm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
trao tặng Bằng Khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc
Chỉ thị số 33/CT-TTg của thủ tướng về “Nói
không với tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và cuộc vận
động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do
Bộ GD&ĐT phát động đã triển khai thực hiện qua 4 năm đã thực sự mang lại
hiệu quả thiết thực trong toàn ngành GD&ĐT, đặc biệt là trong các đơn vị,
nhà trường trong mỗi cán bộ, giáo viên, CBQLGD, trong các em học sinh, sinh
viên. Cuộc vận động đã thấm sâu vào các nhà trường và đã trở thành mục tiêu
phấn đấu của các đơn vị, trường học trong suốt 4 năm qua. Cuộc vận động đã mang
lại nhiều nét mới trong các nhà trường. Bệnh thành tích và tiêu cực trong thi
cử, trong kiểm tra đã được khắc phục đáng kể đã thực sự mang lại hiệu quả, chất
lượng trong các nhà trường.
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT
trao tặng Giấy khen cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc
Tuy nhiên, đây là cuộc vận động lâu dài,
khó khăn, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và toàn xã hội
trong một thời gian dài mới khắc phục được triệt để. Tình trạng tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích tuy đã bị chặn đứng nhưng không phải các tiêu cực và
bệnh thành tích đã hết. Các tiêu cực và bệnh thành tích vẫn còn len lỏi trong
việc làm kể cả trong nhận thức của một số CBQLGD và đội ngũ Nhà giáo. Cuộc vận
động cần tiếp tục được thực hiện trong thời gian tiếp theo với hình thức và
chất lượng cao hơn mới đem lại kết quả thực chất và bền vững. Trong giai đoạn
tới, thực hiện cuộc vận động đi vào bản chất hơn, ở mức cao hơn, trên nhiều
khía cạnh, lĩnh vực không chỉ ở tiêu cực trong thi cử mà chống tiêu cực ở tất
cả các lĩnh vực của GD&ĐT; không chỉ khắc phục bệnh thành tích trong thi
đua mà khắc phục bệnh thành tích ở tất cả các tiêu chí đánh giá GD&ĐT. Cuộc
vận động tiếp tục cần sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự phối hợp của UBND các
huyện, thành phố cuộc vận động mới đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn, góp phần
nâng cao chất lượng GD toàn diện trong các nhà trường.
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT
trao tặng Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu khai mạc Hội nghị
Đ/c Đặng Quang Ngàn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg
Đ/c Trịnh Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình phát biểu tham luận về
công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hòa Bình
Đ/c Hà Việt Thùa - Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu phát biểu tham luận về
công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Mai Châu
Đại tá Nguyễn Văn Sử - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình phát biểu tham luận về
công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ về công tác chống tiêu cực trong ngành GD&ĐT
NGƯT. Hà Đức Thạch - Hiệu trưởng trường THPT Công Nghiệp phát biểu tham luận tại Hội nghị
Đ/c Nguyễn Kim Oanh - Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Kỳ Sơn phát biểu tham luận tại Hội nghị
Đ/c Bùi Ngọc Đảm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
trao tặng Bằng Khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc
Đ/c Bùi Ngọc Đảm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
trao tặng Bằng Khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT
trao tặng Giấy khen cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT
trao tặng Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc
Hồng Mạc
Văn phòng - Sở GDĐT
Hoà Bình đoạt 16 giải tại cuộc thi Câu lạc bộ Văn - Toán tuổi thơ toàn quốc
Từ ngày 8 - 10/6, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, Viện nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi Câu lạc bộ Văn - Toán tuổi thơ toàn quốc năm 2024.
Chi bộ trường THPT Yên Thuỷ A tổ chức kết nạp Đảng cho 3 Đoàn viên học sinh ưu tú
Những năm gần đây, công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng viên mới luôn được Chi bộ trường THPT Yên Thủy A chú trọng. Năm học 2023-2024, đối tượng bồi dưỡng nhận thức về Đảng của nhà trường không còn giới hạn trong cán bộ, giáo viên, nhân viên mà đã mở rộng đến đối tượng học sinh. Đây là cơ hội để các em phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành để có được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Nữ hiệu trưởng tận tâm với nghề
Là cán bộ quản lý, cô giáo Vũ Thị Như Hoa, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Hòa A (TP Hòa Bình) đã khơi dậy tiềm năng sáng tạo và đổi mới trong phong trào dạy và học của nhà trường. Nhiều năm liền cô là tấm gương sáng trong phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Cô giáo Bùi Thị Hạnh - Tấm gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” tại trường THPT Lạc Thuỷ C
Cô giáo Bùi Thị Hạnh Chủ tịch Công đoàn, giáo viên môn Địa lí trường THPT Lạc Thuỷ C được đánh giá là một giáo viên có chuyên môn tốt, năng động, sáng tạo, luôn tâm huyết và đam mê với nghề. Đồng nghiệp, học sinh và các bậc phụ huynh luôn dành cho cô sự tin yêu, quý trọng là tấm gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”
Hòa Bình có 6 Nhà giáo được phong tặng Nhà giáo ưu tú năm 2023 (Đợt 1)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 1582/QĐ-CTN, ngày 25/12/2023 về việc phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú” cho 1.031 nhà giáo trên cả nước. Trong đó, tỉnh Hòa Bình có 6 thầy, cô vinh dự được phong tặng danh hiệu đợt này.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long chúc mừng các Nhà giáo ưu tú nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Chiều 17/11, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đã đến thăm, chúc mừng 2 Nhà giáo ưu tú đang sinh sống trên địa bàn TP Hòa Bình.
Trường THPT Nam Lương Sơn phát huy truyền thống dạy tốt - học tốt
Đối với thầy và trò trường THPT Nam Lương Sơn, huyện Lương Sơn, dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay thật đặc biệt. Hòa chung khí thế hân hoan của cả nước hướng tới chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), trường phấn khởi tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (1992 - 2022). Trong niềm vui chung của ngày hội truyền thống, có những niềm vui rất riêng.
Học sinh Hòa Bình đạt 3 huy chương vàng tại cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới lần thứ 11 WICO 2022
Vừa qua, cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới lần thứ 11 WICO 2022 đã được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Đây là cuộc thi do Hiệp hội phát minh và sáng chế các trường đại học Hàn Quốc tổ chức hằng năm và được Quốc hội Hàn Quốc bảo trợ. Với vai trò là sự kiện khoa học thường niên tầm cỡ quốc tế dành cho học sinh phổ thông trên toàn thế giới, WICO năm nay thu hút 1.480 học sinh và giáo viên đến từ 22 quốc gia; số lượng 853 phát minh, sáng chế dự thi. Trong đó, có sự tham gia của đại diện các nước thuộc nhóm phát triển giáo dục hàng đầu thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Singapore…
Hòa Bình: Trên 9.000 thí sinh trong toàn tỉnh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Cùng với trên 1 triệu thí sinh trên cả nước, sáng nay 7/7 trên 9.600 thí sinh của tỉnh Hòa Bình bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với môn thi Ngữ văn (buổi sáng) và Toán (buổi chiều).
Kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại huyện Lạc Thủy
Ngày 27/6/2022, đoàn công tác Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại huyện Lạc Thủy.