Print (Ctrl+P)

Nắm bắt Thời cơ, Vận hội mới xây dựng nền Giáo dục tiên tiến trên quê hương Hoà Bình

Năm 2015 đã kết thúc thắng lợi, năm mới Bính Thân đã đến. Thời cơ và vận hội mới đã, đang và sẽ đặt ra cho chúng ta cách nhìn mới về Giáo dục và Đào tạo để đề xuất ra những phương hướng, giải pháp mới nhằm phát triển triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà trong tương lai. Tuy nhiên, đứng trước thềm năm mới, đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo tỉnh miền núi Hoà Bình nhiều thách thức, khó khăn mới.
            Trước hết, cần xác định rõ vai trò, vị trí của Giáo dục và Đào tạo với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Vì vậy, mục đích của Giáo dục và Đào tạo cần phải chuyển tri thức của mọi người dân, của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trở thành trí lực và suy rộng ra là nâng cao dân trí phải trở thành nhân lực, nhân tài của địa phương. Đó là hướng chủ yếu, tổng quát nhất của Giáo dục và Đào tạo đi vào phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trên quê hương Hoà Bình.



             Có thể khẳng định, kết quả giáo dục đối với mỗi người phải thành nội lực của cá nhân và toàn xã hội. Giáo dục và Đào tạo trong tình hình mới cần phải tạo ra giá trị mới - Giá trị vật chất, giá trị tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, tất cả những người làm giáo dục và cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, chúng ta rất cần phải có một cách tiếp cận mới, tư duy mới để phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
              Giáo dục và Đào tạo phải tiếp tục đổi đổi mới mạnh mẽ về tư duy giáo dục cũng như cách làm giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI và tới đây là Nghị quyết XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI và Nghị quyết Đảng bộ Sở GD&ĐT lần thứ XVII đã đề ra.
              Trước hết, chúng ta phải nâng cao nhận thức và coi trọng thực hiện giáo dục suốt đời, học tập suốt đời trên cơ sở giáo dục nhân cách theo tinh thần giáo dục nhân văn, nhân bản. Phải hết sức coi trọng điều kiện học tập theo phương pháp cá thể hoá, phương pháp tự học suốt đời, coi đây là Văn hoá học tập mới. Tri thức phải trở thành kỹ năng, thành tay nghề thành thạo của cán bộ, nhân dân và học sinh, sinh viên. Vì vậy, phải hết sức chú ý đến giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên và người lao động.
             Bên cạnh các môn khoa học cơ bản, chúng ta cần chú ý đến các môn học khác nhằm hình thành và phát triển năng lực chung cho học sinh, sinh viên. Chú ý đặc biệt đến các kỹ năng sống, rèn luyện cho học sinh, sinh viên tư duy khoa học, mạch lạc, lô gic, khả năng biểu đạt thông tin, hình thành thái độ đúng đắn cho học sinh, sinh viên đối với môi trường sống; có thái độ với bản thân, chú ý giáo dục lòng tự tin, tự lý giải các vấn đề của đời sống, khả năng thích nghi với xã hội, năng lực sáng tạo trong cuộc sống...
             Ngoài ra, Giáo dục và Đào tạo phải coi trọng mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên một cách bền vững; rèn luyện cho học sinh, sinh viên khả năng giao tiếp, ứng xử nhanh nhạy; chú ý giáo dục văn hoá, tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc Văn hoá dân tộc cho học sinh, sinh viên...
            Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đòi hỏi phải phát huy, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên phát triển ở mức cao, coi trọng cá tính và bản lĩnh, phát huy tiềm năng, nội lực cực kỳ to lớn, phong phú của trên 22.000 giáo viên và trên 203.000 học sinh, sinh viên trong tỉnh đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa giáo dục của tỉnh.



             Để thực hiện tốt mục tiêu trên, chúng ta cần coi trọng cả giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội. Trong đó giáo dục nhà trường, phải chú ý coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; hiện đại hoá các phương tiện dạy và học, thực hiện dân chủ hoá, bao gồm: Dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường, dân chủ hoá công tác quản lý giáo dục. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thực hiện tốt quan điểm: “Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Mọi người cùng làm giáo dục, nhà nước và xã hội cùng làm giáo dục, tỉnh và ngành cùng làm giáo dục, tạo nên phong trào to lớn ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ giáo dục.
            Gia đình - Nhà trường- Xã hội động viên tinh thần vật chất tạo thêm động lực cho giáo dục phát triển. Xã hội hoá giáo dục tăng thêm nguồn lực cho giáo dục, trước mắt là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại, phục phụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...
            Bước sang năm mới Bính Thân 2016, toàn ngành GD&ĐT tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Năm 2016 đã đến, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà đứng trước nhiều vận hội và thời cơ mới, những cách làm mới, tư duy mới về phát triển giáo dục và Đào tạo. Phát huy những thành tựu đã đạt được trong năm 2015, toàn ngành chủ dộng, sáng tạo nắm bắt thời cơ, vận hội mới tiếp tục đưa sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo lên một tầm cao mới, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quê hương Hoà Bình.

             Nhà giáo Bùi Trọng Đắc - TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT
Sở GDĐT
Văn phòng