Đ/c Hoàng Thanh Mịch - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên
giáo,
trưởng đoàn kiểm tra phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Tham
gia đoàn có đồng chí Bùi Ngọc Lâm - Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
đồng chí Hoàng Thanh Mịch - Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên
giáo, trưởng đoàn kiểm tra; đồng chí Trần Đức Trường - Phó trưởng ban Văn hóa
xã hội và Dân tộc HĐND tỉnh cùng các đồng chí thành viên Ban VHXH&DT. Dự
buổi khảo sát, giám sát có đồng chí Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT,
các đồng chí phó Giám đốc, trưởng, phó các phòng CN,CM,NV Sở.
Thực
hiện chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”,
yêu cầu các nhà trường xây dựng kế hoạch đổi mới công tác quản lý Giaos dục. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác pháp chế.
Trong năm học 2010-2011, Sở GD&ĐT đã soạn thảo và tham mưu với UBND tỉnh
ban hành 5 Văn bản quy phạm pháp luật theo đúng trình tự, thủ tục ban hành văn
bản theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức rà soát và hệ thống
hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục và đào
tạo. Việc kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm, chú
trọng, góp phần loại bỏ những văn bản không còn phù hợp, nâng cao chất lượng và
hiệu quả quản lý văn bản Nhà nước. Tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và học
sinh, sinh viên. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện
Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà
trường giai đoạn 2010-2012. Tổ chức tốt việc giảng dạy các kiến thức pháp luật
theo chương trình đối với các cấp học và trình độ đào tạo. Xây dựng đội ngũ báo
cáo viên pháp luật, tủ sách pháp luật phục vụ thiết thực cho công tác của
ngành.
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT báo cáo một số nội dung về công tác GD&ĐT tại buổi làm việc
Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục giai
đoạn 2000-2010. Công tác
chống mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ được duy trì, củng cố và
phát huy hiệu quả. Kết thúc năm học 2010-2011, đã huy động được 2.158 học viên
XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi
15-25 là 179.332/179.798 đạt 99,74%; tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 26-35 là
140.086/141.134 đạt 99,26%; tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 36 trở lên:
290.083/304.776 đạt tỷ lệ 95,2%; số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH-XMC:
210/210 đơn vị, đạt tỷ lệ 100%. Tập trung nâng cao chất lượng PCGD: 208/210 xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH-ĐĐT, đạt tỷ lệ 99,04% (xã Hang Kia huyện Mai
Châu và xã Hợp Đồng huyện Kim Bôi chưa đạt); 209/210 xã, phường, thị trấn đạt
PCGDTHCS, đạt tỷ lệ 99,5% ( xã Hang Kia huyện Mai Châu chưa đạt). Kết thúc năm
2010, toàn tỉnh có 11/11 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTHĐĐT và PCGDTHCS. Tính
đến tháng 7 năm 2011, thành phố Hòa Bình đã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ em 5 tuổi.
Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo Kế hoạch của UBND tỉnh; Chỉ đạo
các Phòng GD&ĐT, các trường học xây dựng kế hoạch, có những giải pháp, biện
pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương phấn đấu đạt chuẩn
PCGD cho trẻ mầm non 5 tuổi của tỉnh vào năm 2012. Chỉ đạo phát triển số lượng
quy mô trường lớp, giáo viên và học sinh. Năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 220
trường mầm non với 2.529 nhóm, lớp, riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi là 868 lớp. Huy
động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, ưu tiên cho trẻ 5 tuổi, đồng thời quan
tâm đến vùng khó khăn để tất cả trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo một năm
trước khi vào lớp 1. Toàn tỉnh đã huy động 51.713/72.992 trẻ trong độ tuổi ra
lớp, đạt tỉ lệ chung 70,85%, trong đó trẻ nhà trẻ ra lớp đạt tỉ lệ 41,05%; trẻ
Mẫu giáo ra lớp đạt tỉ lệ 96,1%. Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 99,9%. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên
một bước. Trẻ được ăn tại trường đạt tỷ lệ 74,8% (tăng 8,7% so với năm học
2009-2010), tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tuổi nhà trẻ chiếm 7,5%, tuổi
mẫu giáo chiếm 7,7%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi tuổi nhà trẻ chiếm
7,6%, tuổi mẫu giáo chiếm 6,9%.
Toàn tỉnh
đã huy động 58.007 học sinh đi học, trong đó tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt
99,9%. Tiếp tục chỉ đạo việc nâng cao chất lượng dạy học các khối lớp. Toàn
tỉnh có 36.585 học sinh được học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 63,1%; có 345 lớp ghép
với 2.819 học sinh; huy động 76,14% học sinh khuyết tật ra lớp học hòa nhập. Kết thúc năm học, toàn tỉnh có
11.601/11.631 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,7%. Tổ chức thi
cấp chứng chỉ nghề phổ thông cho 8.385 học sinh các trường THPT trong toàn
tỉnh. Tỷ lệ học sinh xét tốt nghiệp
THCS đạt 99,6 %. Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2011, toàn tỉnh có 46 học sinh đoạt giải (tăng 6 giải so
với năm học 2009-2010), trong đó có 5 giải Nhì, 14 giải Ba và 27 giải Khuyến khích. Toàn tỉnh có 9 học
sinh dân tộc đoạt giải. Kết quả kỳ thi học
sinh giỏi Quốc gia tiếp tục khẳng định chất lượng ổn định về giáo dục mũi nhọn trong các nhà
trường. Tham dự kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay khu vực tổ chức tại
Tuyên Quang đạt giải đặc biệt toàn đoàn với 27 giải trong đó có 01 giải Nhất, 3
giải Nhì, 14 giải Ba và 9 giải khuyến khích. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm
2011, toàn tỉnh có 8.505 học sinh dự thi kết quả có 8.255 học sinh đỗ tốt
nghiệp, đạt tỷ lệ 97,06%. Trong đó có xếp loại giỏi có 72 học sinh, đạt tỷ lệ
0,87%; xếp loại khá có 632 học sinh, đạt tỷ lệ 7,66%. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2011 tăng 1,61% so với năm 2010.
Tiếp tục
thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục ở các cơ sở GDTX. Đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức học tập
GDTX. Tăng cường bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu người
học. Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Quyết
định số 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án Xây dựng xã hội học
tập giai đoạn 2011-2015. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của
các TTHTCĐ: Năm học 2010-2011, toàn tỉnh đã
huy động được 344.973 lượt người tham gia học tập chuyên đề tại TTGDTX và
TTHTCĐ. Các chuyên đề tập trung vào 5 lĩnh vực nội dung: Kinh tế-thu nhập;
chính trị-pháp luật; văn hóa-xã hội; bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe.
Kết thúc năm học, toàn tỉnh có 1724 câu lạc bộ phát triển cộng đồng với 3.340
nhóm thành viên. Tính đến tháng 5/2011, toàn tỉnh có 82/210 TTHTCĐ có
trụ sở làm việc riêng, 159/210 TTHTCĐ có tủ sách riêng, 153/210 trung tâm có
trang thiết bị nghe nhìn, máy vi tính; tổ chức Hội thi Câu lạc bộ phát triển
cộng đồng giỏi các cấp. Kỳ thi tốt nghiệp cấp THPT đối với Giáo dục thường
xuyên năm 2011, Hoà Bình có 1400 học viên dự thi, kết quả có 1.380 học viên đỗ
tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 98,57%. Trong đó có xếp loại giỏi có 1 học viên, đạt tỷ
lệ 0,072%; xếp loại khá có 15 học viên, đạt tỷ lệ 1,08%. Kết quả kỳ thi tốt
nghiệp GDTX năm 2011 tăng 2,82% so với năm 2010.
Đ/c Đặng Quyang Ngàn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010-2011
Tăng cường củng cố, ổn định và phát triển các trường
TCCN trên địa bàn; quy hoạch và mở rộng các trường TCCN theo hướng đa cấp, đa
ngành, hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng và TCCN năm 2010. Tiếp tục củng cố Trường Cao đẳng Sư
phạm, xây dựng Đề án nâng cấp Trường TH Kinh tế - Kỹ thuật thành Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật vào năm 2011.
Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt
công tác tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Năm 2010,
toàn tỉnh có 10.854 lượt thí sinh đăng kí dự thi vào các trường đại học, cao
đẳng, giảm 21,4% so với năm 2009 (Trong đó đại học: 8.106 thí sinh đăng kí dự
thi; các trường cao đẳng trung ương: 1.343 thí sinh đăng kí dự thi; Trường Cao
đẳng Sư phạm Hoà Bình: 1.405 thí sinh đăng kí dự thi). Theo thống kê của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh tỉnh Hoà Bình đỗ vào các trường ĐH, CĐ năm
2010 là: 3.460 đạt tỉ lệ: 33,54%. Toàn tỉnh có 21 học sinh được ưu tiên xét
tuyển thẳng vào các trường đại học, có 3 học sinh được ưu tiên xét tuyển thẳng
vào các trường cao đẳng.
Công tác Giáo dục dân tộc tiếp tục
được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo. Toàn tỉnh có 10 trường PTDTNT,
trong đó có 1 trường PTDTNT tỉnh, 7 trường PTDTNT huyện và 2 trường PTDTNT liên
xã. Hệ thống các trường PTDTNT trong tỉnh ngày càng hoàn thiện hơn. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong
nhà trường phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Tiếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục dân tộc, dạy học trong trường phổ thông dân tộc nội trú. Triển
khai công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh; thực hiện tốt công tác
hướng nghiệp, dạy nghề trong trường PTDTNT, tăng cường công tác tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và THPT. Triển khai, tổ chức thực hiện việc
dạy tiếng Thái và tiếng Mông cho đội ngũ cán bộ, công chức, sỹ quan, chiến sỹ
công tác ở vùng núi của tỉnh Hòa Bình. Tại TTGDTX tỉnh đã mở 01 lớp tiếng Thái
với 36 học viên, 01 lớp tiếng Mông với 38 học viên. Tài liệu chữ, tiếng dân tộc
Thái, Mông được triển khai giảng dạy theo Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh
Hòa Bình về việc ban hành bộ tài liệu tiếng dân tộc Thái và tiếng dân tộc
H’Mông. Chỉ đạo TTGDTX tỉnh tổ chức 01 lớp đào tạo giáo viên dạy tiếng Thái với
48 học viên đặt tại huyện Đà Bắc. Phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng các
xã Trung Thành (Đà Bắc), Mai Hịch (Mai Châu) tổ chức các lớp học bảo tồn, phát
triển chữ Thái cổ với số học viên tham gia là 50 người.
Công tác tài chính
được tăng cường thêm nguồn lực. Các nguồn vốn đầu tư năm 2010 là 293.911 triệu
đồng, so với năm 2009 tăng 85.239 triệu đồng, tỷ lệ 40,8 %. Trong đó: Chương trình mục tiêu Quốc gia: 75.180
triệu đồng; chương trình xây dựng cơ bản tập trung: 37.427 triệu đồng; Chương
trình 135: 6.735 triệu đồng; Dự án giảm nghèo: 3.500 triệu đồng; Dự án THPT:
430 triệu đồng; Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục (SEQAP): 3.411 triệu
đồng; tiết kiệm chi ngân sách cho cơ sở vật chất: 21.192 triệu đồng; Chương
trình kiên cố hóa: 143.691 triệu đồng; Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: 2.345
triệu đồng. Triển khai Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho
giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008
của Chính phủ với tổng số 2.704 phòng học và 1.405 phòng công vụ cho giáo viên
với tổng kinh phí đầu tư dự kiến 572.533 triệu đồng (Trung ương 515.280 triệu
đồng; Ngân sách địa phương 57.253 triệu đồng). Tính từ năm 2008 đến nay toàn
tỉnh đã xây dựng 2.095 phòng học kiên cố,
trong đó đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 1.988 phòng học; 848 nhà công vụ giáo
viên, giải ngân là 407.369 triệu đồng
đạt 100% so với kế hoạch vốn được giao. Năm 2010, có 329 phòng học đã
hoàn thành đưa vào sử dụng đạt 72,23% kế hoạch, 184 phòng công vụ đã hoàn thành
đưa vào sử dụng đạt 81,416% kế hoạch. Đã giải
ngân 143.691 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch vốn được giao. Sở Giáo
dục và Đào tạo làm chủ đầu tư các công trình thuộc các Trung tâm GDTX, các
trường THPT với tổng số 70 phòng học và 216 phòng công vụ với tổng mức đầu tư
dự kiến các công trình 20.396 triệu đồng (2008-2012). Tập trung chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường.
Quan tâm, chú trọng xây dựng các phòng chức năng, nhà ở giáo viên, phòng thư
viện, thí nghiệm, phòng làm việc hội đồng. Toàn tỉnh hiện có 8.508 phòng
học trong đó có 5.947 phòng kiên cố chiếm 69,9%; 1.659 phòng bán kiên cố chiếm
19,5%; 968 phòng tạm, phòng khác chiếm 10,6%, có 1.172 phòng ở của giáo viên;
564 phòng thư viện, 394 phòng thí nghiệm và
phòng học bộ môn. Năm 2010 từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, Sở
Giáo dục và Đào tạo đã mua sắm SGK, thiết bị dạy học cho công tác phổ cập giáo
dục THĐĐT, THCS là 45,76 triệu đồng; mua sắm trang thiết bị tin học phục vụ
công tác quản lý và giảng dạy 3.800 triệu đồng; mua sắm thiết bị cho 8 trường
mầm non mới với tổng kinh phí 2.000 triệu đồng; mua sắm bổ sung thiết bị dạy
học tối thiểu cho cấp THCS và 6 trường THPT mới thành lập với tổng kinh phí
2.300 triệu đồng. Triển khai phần mềm quản lý trường học đến 100% các trường
TH, THCS, PTCS, THPT trong toàn tỉnh. Chỉ đạo Phòng GD&ĐT lắp đặt phòng họp
trực tuyến kết nối với Sở GD&ĐT. Phối hợp với Viettel kết nối Internet tới
92,75% các cơ sở giáo dục, 1500 giáo viên đã kết nối DCOM 3G, 5000 giáo viên
kết nối mạng ưu đãi VNPT. Ngoài ra, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính
hướng dẫn các đơn vị trực thuộc mua sắm thiết bị dạy học, thiết bị phục vụ công
tác chuyên môn từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị với kinh phí
khoảng 5.600 triệu đồng.
Tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết
định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và Quyết
định số 3463/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” tỉnh Hoà Bình giai đoạn
2005 – 2010. Xây dựng kế hoạch để thực hiện công tác điều động, luân chuyển
CBQL theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/11/2002 của Bộ chính trị
(khoá IX) và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQLGD nhiệm kỳ 2010 - 2015. Kiên quyết
không bổ nhiệm lại CBQL năng lực yếu; không bố trí giáo viên yếu hoặc chưa qua
đào tạo giảng dạy. Thực hiện thường xuyên việc đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm
giữa nhiệm kỳ đối với CBQLGD. Kiên quyết rà soát, bố trí, sắp xếp lại những
giáo viên không đáp ứng được yêu cầu bằng các giải pháp có hiệu quả như: bồi
dưỡng, đào tạo lại, điều chuyển, giải quyết chế độ hưu trước tuổi, bố trí lại
công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng
giáo viên trẻ có đủ điều kiện và năng lực để tránh hẫng hụt. Trình độ đào tạo
và chất lượng của đội ngũ nhà giáo từng bước đã được nâng cao. Tỷ lệ giáo viên
đạt chuẩn và vượt chuẩn là: Giáo dục Mầm non có 96,3% đạt trình độ chuẩn trở
lên trong đó trên chuẩn đạt 18%, chưa đạt chuẩn chiếm 3,7%; Giáo
dục Tiểu học có 100% đạt trình độ chuẩn trở lên trong đó trình độ trên chuẩn
đạt 46,3%; Cấp THCS có 100% đạt trình độ chuẩn trở lên trong đó trên chuẩn đạt
27,9%; Giáo viên các trường PTDTNT huyện, liên xã: 100% đạt trình độ chuẩn trở
lên, trong đó trên chuẩn đạt 52,2%; Giáo dục THPT có 100% đạt trình độ chuẩn
trở lên, trong đó trình độ trên chuẩn đạt 4,9%; Giáo dục Thường xuyên có 100%
đạt trình độ chuẩn trong đó trên chuẩn đạt 0,5%; Giảng viên Trường Cao đẳng sư
phạm đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 48%; giáo viên Trường Trung học
Kinh tế - Kỹ thuật 100% đạt chuẩn trở lên trong đó trên chuẩn đạt 46,3%. Tiếp
tục thực hiện Chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác giáo dục chính trị; củng cố các tổ chức Đảng,
đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới trong các
trường học. Đến nay, toàn ngành GD&ĐT đã có 5 đảng bộ và 687 chi bộ trường
học. Kết quả năm học 2010 - 2011 toàn ngành có 8.802 đảng viên đạt tỷ lệ 43,3%
so với tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên trong toàn ngành, trong đó có
6.141 đảng viên nữ chiếm 69,7%, 3686 đảng viên người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ
lệ 41,8%.
Quang cảnh buổi làm việc
Năm học
2010 - 2011, công tác thi đua, khen thưởng của ngành đã đi vào nền nếp. Phong
trào thi đua yêu nước trong ngành đã tạo thêm động lực mới thực hiện tốt các
nhiệm vụ GD&ĐT. Năm học 2010 - 2011, ngành GD&ĐT đã hoàn thành thành
xuất sắc 13/16 lĩnh vực công tác (Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục
trung học, Giáo dục thường xuyên, Giáo dục chuyên nghiệp, Giáo dục dân tộc,
Công tác Thanh tra, Công tác Pháp chế, Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản
lý và giảng dạy, Công tác tổ chức cán bộ, Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục, Công tác tăng cường cơ sở vật chất và quy hoạch mạng
lưới trường lớp, trang thiết bị dạy học, “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” công tác ngoại khóa, y tế trường học). Sở GD&ĐT được Bộ
GD&ĐT tặng Cờ thi đua tiêu biểu xuất sắc năm học 2010-2011 và tặng Bằng
khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”. Năm
2011, Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Hoà Bình đã xét và trình Hội đồng Thi
đua khen thưởng Trung ương đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập
hạng Nhì cho Sở GD&ĐT Hoà Bình.