Print (Ctrl+P)

Kết quả thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Năm học 2009 - 2010 ngành Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần quan trọng thực hiện chủ đề năm học: “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh.
gghjj
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2009 - 2010 là ngành GD&ĐT đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Sở GD&ĐT đã ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, tích cực tham mưu cho lãnh đạo địa phương chỉ đạo và triển khai phong trào thi đua.          
     Có kế hoạch cụ thể phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và Ban đại diện cha, mẹ học sinh phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện phong trào thi đua. 100% học sinh, sinh viên nắm được nội dung phong trào thi đua; có kế hoạch và các giải pháp sáng tạo nâng cao chất lượng các hoạt động văn nghệ; đưa các bài hát, điệu múa, âm nhạc truyền thống dân tộc vào nhà trường một cách hiệu quả. Mỗi trường có ít nhất 01 đội văn nghệ của học sinh, sinh viên. 100% các trường phổ thông nhận và thực hiện việc chăm sóc và phát huy giá trị các công trình di tích lịch sử, văn hoá; xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường          
     Chỉ đạo các đơn vị, trường học làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; học sinh nhìn chung có quan hệ ứng xử văn minh lịch sự, trang phục gọn gàng, có tinh thần tương thân, tương ái. 100% các đơn vị trường học có kế hoạch và biện pháp tích cực hiệu quả chống hành vi gian lận trong học tập và rèn luyện.          
    Chỉ đạo đổi mới việc dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh và gắn với điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của học sinh; góp phần hình thành trong học sinh khả năng tự học, khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học, coi trọng việc giảng dạy tích hợp, dạy lồng ghép các môn khoa học tự nhiên theo hướng lồng ghép việc giải thích các quy luật Hóa học, Vật lý, Sinh học, Toán học… với việc giới thiệu các hoạt động văn hoá dân gian, di tích, cảnh quan thiên nhiên phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và của nhà trường.



Chăm sóc nghĩa trang Liệt sỹ

Tổ chức các hoạt động triển khai phong trào thi đua: Tổ chức Lễ khai giảng năm học mới có phần “Lễ” và phần “Hội”; Quyên góp, giúp đỡ về sách giáo khoa, vở viết, sách tham khảo, quần áo, đồ dùng học tập cho học sinh  các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn; Ủng hộ việc góp phần tôn tạo di tích lịch sử Đền thờ Nhà giáo Chu Văn An và Đền thờ nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ với số tiền là 20 triệu đồng; chỉ đạo giới thiệu, tôn vinh Danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất”; tập huấn và chỉ đạo các đơn vị tổ chức “Lễ tri ân và trưởng thành” cho học sinh lớp 12.
     Tổ chức giới thiệu các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian và lựa chọn, phối hợp, hướng dẫn việc tổ chức đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian vào  nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện, thành phố và lứa tuổi học sinh. Tổ chức các Hội nghị tại Cao Phong, Đà  Bắc hướng dẫn các đơn vị, trường học đưa một số trò chơi dân gian, các bài hát dân ca vào các nhà trường cho phù hợp.  Chỉ đạo tổ chức kết nghĩa điểm giữa trường thuận lợi và khó khăn tại xã Nật Sơn huyện Kim Bôi. Phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh chỉ đạo tổ chức điểm Tết Trung thu “Đêm hội trăng rằm” cho thiếu nhi tại Lương Sơn.
     Tổ chức “Tuần về nguồn” vào trung tuần tháng 11/2009: Tổ chức “Báo công dâng Bác” tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên công trình Thủy điện Hòa Bình với 245 lượt cán bộ, giáo viên và học sinh của 02 huyện Tân Lạc và Cao Phong và 90 lượt cán bộ, giáo viên và học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Lương Sơn. Tổ chức “Ngày về nguồn” cho trên 90 đồng chí là lãnh đạo ngành, lãnh đạo các đơn vị giáo dục trong tỉnh tại Đền thờ Chu Văn An tỉnh Hải Dương vào ngày 24/11/2009.
     Phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền chủ trương “ 3 đủ”: Đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở và vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường học. Vận động CB, GV, NV, HS trường thuận lợi tạo mọi điều kiện giúp đỡ, ủng hộ trường khó khăn bằng nhiều hình thức.Thống kê theo số liệu báo cáo từ các đơn vị, trường học, đến nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chưa ghi nhận trường hợp học sinh nào phải bỏ học do thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở và đồ dùng học tập.
    Tập trung chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Có kế hoạch mở rộng diện tích các trường chật hẹp. Tăng cường xây tường bao, cổng biển trường đảm bảo mỹ quan, an toàn. Xây dựng phòng học an toàn, thoáng mát; tăng cường bàn ghế, đồ dùng, thiết bị dạy học. Xây dựng sân chơi, trồng cây trong khu vực trường, đảm bảo có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường Mầm non, các lớp tiểu học bán trú, các trường PT DTNT…
    Các cuộc vận động và phong trào thi đua trong năm học 2009 - 2010 đã góp phần rất quan trọng thực hiện chủ đề năm học: “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”  trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh.

Ngô Thị Oanh

Sở GDĐT
Văn phòng