Print (Ctrl+P)

Hòa Bình 5 năm thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ GD&ĐT phát động, trong 5 năm qua, tỉnh Hòa Bình đã triển khai thực hiện có kết quả phong trào thi đua, góp phần rất quan trọng thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT. Sau 5 năm triển khai thực hiện, Hòa bình đã giành nhiều thành tích nổi bật.

                                        Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện
                                                     phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"


           Nhận thức và sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp ngày càng sâu sắc hơn. Nhận thức và sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo ở một số địa phương đã đi vào chiều sâu. Tất cả các địa phương đều có văn bản chỉ đạo triển khai Phong trào thi đua. Nhiều nơi mở rộng diện tích các trường, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị. Nhiều hình thức triển khai cụ thể khác nhau ở mỗi nơi đã có sự phối hợp của nhiều ngành, thu hút được sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội.


                                                                          Quang cảnh Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện
                                                        phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"


            Sự chủ động tham mưu với Lãnh đạo địa phương của ngành Giáo dục là nhân tố khởi đầu cho sự phối hợp liên ngành để xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phong trào. Cảnh quan, môi trường nhà trường được cải thiện. Điểm nổi bật nhất nhận thấy ở mỗi nhà trường là cảnh quan ngày càng khang trang, sạch đẹp, an toàn hơn. Hầu hết các trường đã đảm bảo trồng cây xanh, hoa, cây cảnh, thảm, tường rào được củng cố, phòng học được trang trí thêm hình ảnh, lời hay ý đẹp phù hợp lứa tuổi và môi trường giáo dục. Các trường đều có nhà vệ sinh. Tỉ lệ trường có nhà vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh tăng.



                                Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình trồng cây tại Cụm tượng đài 10 nữ liệt sỹ TNXP Ngã ba Đồng Lập

             Mối quan hệ trong và ngoài nhà trường thân thiện hơn. Hầu hết các sở giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn và triển khai đồng bộ việc xây dựng Quy tắc ứng xử trong nhà trường. Nhiều nơi đã có sự bàn bạc dân chủ của học sinh, cán bộ, giáo viên, phụ huynh trong phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng tổ, phòng tư vấn học sinh trong nhà trường bước đầu được chú ý. Đảm bảo “Ba đủ” tốt hơn, giảm tỉ lệ bỏ học. Việc vận động hỗ trợ để học sinh không phải bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc thiếu sách vở là chủ trương hợp lòng dân. Nhiều nơi có cách làm sáng tạo và đạt hiệu quả cao. Sự tham gia, phối của các ngành Phụ nữ, Khuyến học, Thanh niên, Giáo dục với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương đã đem lại kết quả ngày càng cao.


                                                                       Ngành GD&ĐT tỉnh Hòa Bình chăm sóc di tích lịch sử

            Đổi mới phương pháp dạy và học là khâu then chốt năng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bước phát triển mới của Phong trào thi đua là việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đội ngũ giáo viên được tập trung vào đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Ở hầu hết các trường có điều kiện cơ sở vật chất ở mức khá, việc ứng dụng CNTT đều được coi là khâu đột phá như: xây dựng Website của trường, giáo án điện tử, triển khai sử dụng phần mềm quản lý giáo dục một cách đồng bộ, hệ thống và tiện ích, sổ liên lạc điện tử … Hầu hết cán bộ, giáo viên có sử dụng CNTT trong dạy học và hoạt động giáo dục, hạn chế tình trạng dạy đọc – chép.



            Ở nhiều nơi tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp tự học của học sinh, nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh trong xây dựng THTT, HSTC, xây dựng tài liệu bổ trợ kiến thức cho học sinh yếu kém đã đem lại hiệu quả thiết thực.



              Hoạt động tập thể được đổi mới theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh. Các hoạt động tập thể của học sinh được duy trì và phát triển với nhiều hình thức phong phú, thiết thực như: Tổ chức Khai giảng vừa có phần lễ và phần hội, Tuần sinh hoạt công dân - học sinh đầu năm học, kỉ niệm ngày lễ lớn, tổ chức trò chơi dân gian, tham quan, giao lưu… Học sinh rất hào hứng và tự giác tham gia trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi phát triển tư duy, phát triển tri thức. Đa số các trường học đã tổ chức cho học sinh tham gia thể dục giữa giờ, các môn thể dục, thể thao thường xuyên góp phần nâng cao thể lực, tác phong nhanh nhẹn, lối sống thân thiện, lành mạnh, hợp tác giữa các học sinh. Phong trào tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp đã thực sự là ngày hội thể thao văn hóa của học sinh toàn quốc. Việc đưa dân ca vào trường học bước đầu có sự phát triển tốt với sự tham gia của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua các chương trình “Sân khấu học đường” ở một số tỉnh, thành phố. Ở một số tỉnh đã biên soạn và đưa vào trường học tài liệu văn hóa của địa phương, trò chơi dân gian.



           Bước đầu tổ chức rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng sống đã được đưa vào dạy ở chương trình phổ thông với hình thức tích hợp nội dung vào một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc phối hợp với giáo dục an toàn giao thông, phòng chống nghiện chơi game online hoặc chơi game có nội dung không lành mạnh, đánh nhau trong và ngoài trường học được các nhà trưòng chú trọng. Kết hợp với năm An toàn giao thông, các nhà trường đã tích hợp, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, giao lưu để qua đó nâng cao nhận thức rèn luyện kĩ năng đảm bảo an toàn cho mỗi người và an toàn cho trường học. Tỉ lệ đánh nhau, vi phạm an toàn giao thông, tai nạn thương tích, vi phạm kỉ luật trong học sinh giảm. Thông qua rèn luyện kĩ năng phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường học sinh tự tin, chủ động ứng xử phù hợp và tốt hơn trong các mối quan hệ và xử lí công việc.



               Học sinh rất hào hứng khi tham quan di tích, bảo tàng, làng nghề, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm và tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở hầu hết các địa phương đã giới thiệu cho các nhà trường về các di tích, di sản văn hóa. Ở tất cả các tỉnh, thành phố đông đảo học sinh đã tham gia bầu chọn cho Vịnh Hạ Long là kì quan thiên nhiên của thế giới.



                Tất cả các huyện, thành phố đều đã có văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai chỉ đạo phối hợp thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nên phong trào đã được hưởng ứng và thực hiện một cách đồng bộ, vững chắc. Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các địa phương tham gia tích cực. Ở nhiều nơi trong Ban Chỉ đạo có sự tham gia của Hội Cựu chiến binh, Đài Phát thanh và truyền hình, Hội Nông dân, …Khi tham gia phong trào, mỗi ban ngành, đoàn thể đều dựa trên chức năng nhiệm vụ của mình và kết quả của sự tham gia không chỉ có lợi cho sự phát triển của phong trào mà còn là có lợi cho sự phát triển của chính tổ chức của mình. Chủ trương xây dựng THTT, HSTC được sự đồng thuận của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, phụ huynh học sinh và cộng đồng. Phong trào xã hội hóa được phát triển mạnh mẽ. Cán bộ, giáo viên ủng hộ chủ trương và tham gia tích cực phong trào thi đua. Việc thực hiện các nội dung của phong trào cũng chính là thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của mỗi người trong điều kiện có sự hỗ trợ về tinh thần của lãnh đạo các cấp và đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh. Nhiều nơi phát động phong trào mỗi cán bộ, giáo viên có ít nhất 1 sáng kiến trong xây dựng THTT,HSTC. Kết quả nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các nơi là có sự góp phần của phong trào thi đua.



              Ngày 19/7/2013, tại thàng phố Đà Lạt tỉnh Lâm đồng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Hòa Bình là một trong những tỉnh được Bộ GD&ĐT đánh giá cao về kết quả triển khai phong trào. Tại Hội nghị Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua 5 năm qua gồm các tập thể Văn phòng Sở GD&ĐT, trường tiểu học Sông Đà thành phố Hòa Bình và 2 cá nhân tiêu biểu là Nhà giáo Nguyễn Minh Thành - Giám đố Sở GD&ĐT và Cô giáo Bùi Thị Mai - Hiệu trưởng trường Tiểu học Phong Phú huyện Tân Lạc.



             Kết quả triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong 5 năm qua là tiền đề rất quan trọng để toàn ngành GD&ĐT tiếp triển khai thực hiện phong trào trong giai đoạn tới ở mức độ cao hơn, chất lượng hơn.

             Hồng Mạc
Sở GDĐT
Văn phòng