Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan “ Đầu não” của ngành GD&ĐT kể từ khi thành lập đến nay các thế hệ cán bộ, chuyên viên trong cơ quan Sở luôn phát huy truyền thống với tinh thần trách nhiệm tâm huyết với sự nghiệp “Trồng người”, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân.
Cùng với việc tái lập tỉnh Hoà Bình, tháng 10/1991 Sở GD&ĐT
chính thức được thành lập theo Quyết định số 3112/QĐ-UB ngày 20/9/1991
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình. Cơ
quan Sở GD&ĐT có vai trò, vị trí rất quan trọng trong ngành GD&ĐT, - là
cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh; là cơ quan “ Đầu não” của ngành GD&ĐT có chức năng tham mưu và
giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Giáo
dục và Đào tạo trong phạm vi địa phương; quản lý các lĩnh vực GD&ĐT theo quy định của pháp
luật; chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự phối kết
hợp giữa các cơ quan ban ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố,
sự chăm lo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Hoà
Bình đã dành nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Trong những thành tích chung của
ngành GD&ĐT có sự đóng góp rất quan trọng của cán bộ, công chức, viên chức
cơ quan Sở GD&ĐT.
Ngay những năm đầu mới thành lập, cơ quan Sở GD&ĐT gặp
không ít khó khăn, trước hết là địa điểm làm việc. Năm 1991, trụ Sở làm việc cơ quan Sở được tỉnh giao một đơn
nguyên 10 phòng làm việc đóng tại đồi 79 khu chuyên gia sông Đà ( bờ trái sông
Đà); điều kiện làm việc, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác
lãnh đạo, chỉ đạo, công tác chuyên môn hết sức thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ quản
lý ngành GD&ĐT Hoà Bình sau chia tách từng bước được kiện toàn. UBND tỉnh
đã có Quyết định bổ nhiệm Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bạch Đằng, Hiệu trưởng trường
Phổ thông Trung học Năng khiếu Hoàng Văn Thụ giữ chức vụ Giám đốc Sở GD&ĐT;
Nhà giáo ưu tú Phạm Văn Hùng, Trưởng
phòng GD&ĐT huyện Lạc Thuỷ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở GD&ĐT; đồng chí
Nguyễn Thị Lợi, Phó hiệu trưởng trường phổ thông trung học Kỳ Sơn A giữ chức vụ
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT.
Cơ cấu tổ chức cơ quan Sở GD&ĐT có 8 phòng chức năng
gồm phòng TCCB, phòng KHTV, Thanh tra Sở, phòng HC-TH-TĐ, phòng Mầm non, phòng
Phổ thông, phòng Giáo dục Thường xuyên, phòng giáo dục Chuyên nghiệp. Đồng chí
Trần Mạnh Hoà được bổ nhiệm làm Trưởng phòng TCCB; đồng chí Trần Đình Tiếp -
Trưởng phòng KHTV; đồng chí Hồ Xuân Khai - Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT; đồng
chí Hà Thị Hảo - Trưởng phòng Giáo dục mầm non;
đồng chí Phạm Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trực tiếp làm Trưởng
phòng phổ thông; đồng chí Nguyễn Huyền trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và
đồng chí Nguyễn Đức Hải - Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên. Đến năm 1994,
phòng Kế hoạch tài vụ tách ra thành phòng Kế hoạch Tài chính và Phòng HC-TH-
TĐ. Đồng chí Nguyễn Văn Song được bổ
nhiệm làm trưởng phòng HC-TH-TĐ.
Tổng số cán bộ, công nhân viên chức cơ quan Sở GD&ĐT
thời kỳ mới thành lập tháng 10/1991 gồm 23 đồng, trong đó có 6 đồng chí được Sở
GD&ĐT Hà Tây điều chuyển tăng cường cho Giáo dục Hoà Bình gồm các đồng chí:
Trần Mạnh Hoà, Bạch Kim Khánh, Bùi Quang Phán, Nguyễn Huyền, Đỗ Tỵ, Trần Thị
Bắc. Để tăng cường thêm đội ngũ Cán bộ quản lý, Sở GD&ĐT đã điều động một
số đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên giỏi từ các đơn vị, trường học trong tỉnh
về cơ quan Sở GD&ĐT.
Các
tổ chức Đảng, đoàn thể cũng được kiện toàn. Tháng 12-1991, Đảng bộ Sở Giáo dục
và Đào tạo tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ X. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng
bộ gồm 7 đồng chí: Đồng chí Nguyễn Bạch Đằng, Giám đốc sở làm Bí thư; đồng chí
Trần Mạnh Hòa, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục
làm Phó Bí thư; các đồng chí Đảng ủy viên gồm: đồng chí Nguyễn Thị Lợi- Phó Giám đốc Sở; Bùi Ngọc Dảo - Phó Trưởng
phòng Giáo dục chuyên nghiệp; Bùi Quang Phán -
Giám đốc Công ty sách và Thiết bị trường học.
Tổ
chức Công đoàn giáo dục Hòa Bình cũng được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ban chấp hành Công đoàn
giáo dục Hà Sơn Bình Khoá V (1991-1993)
gồm 10 đồng chí do đồng chí Trần Mạnh Hòa làm Chủ tịch; đồng chí Trịnh Công
Thái làm Phó Chủ tịch. Tại Đại hội Công đoàn giáo dục Hoà Bình tháng 12/1992, đồng chí Trịnh Công Thái được
bầu làm Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hoà Bình thay đồng chí Trần Mạnh Hoà được
nghỉ hưu theo Quyết định của Nhà nước.
Ngay năm học 1991 - 1992, năm học đầu tiên sau tái lập tỉnh, cơ quan sở
GD&ĐT đã có nhiều giải pháp, biện pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng học
sinh thất học, bỏ học; chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học. Có kế hoạch đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, tạo những tiền
đề hết sức quan trọng phát triển GD&ĐT giai đoạn tiếp theo.
Đến năm 1993, trụ sở cơ quan Sở
GD&ĐT chuyển về khu nhà lắp máy 10 gồm 2 đơn nguyên. Phòng làm việc của Sở
GD&ĐT tuy nhiều hơn so với khu làm việc trên đồi 79 khu chuyên gia sông Đà,
song vẫn trong tình trạng chật hẹp; các phòng làm việc là nhà ở của gia đình
công nhân sông Đà trước đây, bố trí không hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của trụ sở cơ quan
Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh. Do yêu cầu
phát triển sự nghiệp GD&ĐT, đáp ứng
yêu cầu của tình hình mới, được
sự quan tâm của UBND tỉnh và các cơ quan chức năng, năm 1996, cơ quan Sở GD&ĐT
đã chuyển về địa điểm mới tại Ban A Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Thời gian đầu,
cơ quan Sở nhận một nửa đơn nguyên ngôi nhà 4 tầng, sau đó 2 năm đã nhận lại
toàn bộ ngôi nhà 4 tầng Ban A nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Điều kiện làm việc
của cán bộ, công chức viên chức cơ quan được cải thiện đáng kể; các phòng ban chức năng rộng rãi, thoáng
đãng hơn; các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đựơc
đầu tư tăng cường thêm một bước, tạo điều kiện thuận lợi hơn để cơ quan sở
GD&ĐT hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Được sự đầu tư của nhà nước.
Đến tháng 6/2003 thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về việc sửa chữa, nâng cấp cơ quan, Văn phòng Sở chuyển
về làm việc tạm thời trong thời gian thi công nâng cấp Sở tại trường tiểu học
Sông Đà thị xã Hoà Bình. Tháng 8/1999,
cơ quan Sở GD&ĐT đã hoàn
thành việc tu sử và nâng cấp trụ Sở làm việc khang trang sạch đẹp, đảm bảo tốt
hơn yêu cầu làm việc của cán bộ, công chức viên chức. Tháng 11/2008, Hạng mục
công trình cổng, tường rào, phòng thường trực, nhà xe cơ quan Sở GD&ĐT đã hoàn thành tạo cảnh quan, khuôn viên làm
việc mới đẹp, khang trang.
Năm
1997, sau khi đồng chí Nguyễn Bạch Đằng, Giám đốc Sở được nghỉ hưu theo chế độ
của Nhà nước, năm 1998, UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định bổ nhiệm đồng chí Phạm
Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo giữ chức vụ Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo ; bổ nhiệm đồng chí Bùi Ngọc Dảo, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học và
đồng chí Nguyễn Sỹ Đức, Trưởng phòng giáo dục phổ thông giữ chức vụ Phó Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Công tác tổ chức các phòng ban chức năng, các cơ
quan chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc sở cũng được kiện toàn một bước, bảo đảm
thực hiện có hiệu quả việc lãnh đạo phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục.
Năm 2000, sau khi đồng chí Phạm Văn Hùng, Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước, tháng 7-2000,
UBND tỉnh Hòa Bình Quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Lợi, Tỉnh ủy viên,
giữ chức vụ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Năm 2003, đồng chí Nguyễn Sỹ Đức -
Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo chuyển công tác về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đồng chí Nguyễn Minh Thành, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ được Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm giữ chức
vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Năm 2005, đồng chí Đặng Quang Ngàn, Phó
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ được Uỷ ban nhân
dân tỉnh điều động bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Năm 1993, thực hiện Nghị quyết Đảng
cấp trên, ngành GD&ĐT chính thức thành lập Ban cán sự Đảng trong ngành GD&ĐT. Đồng chí Nguyễn
Bạch Đằng, Tỉnh uỷ viên, được bầu làm Bí thư Ban cán sự Đảng ngành GD&ĐT.
Đến
năm 2008, cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo
được cơ cấu tương đối đầy đủ các phòng ban chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ,
bao gồm: Phòng giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học, giáo dục Phổ thông, giáo
dục Thể chất, giáo dục Thường xuyên, giáo dục Chuyên nghiệp, Kế hoạch Tài
chính, Tổ chức cán bộ, Thanh tra Sở, Hành chính - Thi đua - Tổng hợp. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan Sở Giáo và Đào tạo gồm 1
Giám đốc Sở và 3 phó Giám đốc Sở. Đồng chí Nguyễn Thị Lợi, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo; các Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo gồm: đồng chí Nguyễn Minh
Thành, đồng chí Bùi Ngọc Dảo, đồng chí Đặng Quang Ngàn.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã kiện toàn các phòng
ban chuyên môn. Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo
gồm 10 phòng chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ: đồng chí Nguyễn Hồng Mạc,
Chánh Văn phòng; đồng chí Vũ Trấn Phương, Chánh Thanh tra Sở; đồng chí Nguyễn
Thị Đình, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ; đồng chí Nguyễn Thị Bắc, Trưởng phòng
Phòng Giáo dục mầm non; đồng chí Bùi Văn Ngụi, Trưởng phòng giáo dục tiểu học;
đồng chí Phùng Văn Thụ, Trưởng phòng giáo dục Trung học; đồng chí Nguyễn Đức
Hải, Trưởng phòng giáo dục Thường xuyên; đồng chí Đoàn Quốc Tuấn, Trưởng phòng
giáo dục Chuyên nghiệp; đồng chí Nguyễn Quang Vinh, Phó trưởng phòng Khảo thí
và quản lý chất lượng giáo dục; đồng chí Phan Văn Sỹ, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tài chính; đồng chí Bùi Đức Ngọc,
Phó trưởng phòng Giáo dục Tiểu học; đồng chí Đinh Thị Hường, Phó trưởng phòng
Giáo dục Trung học; đồng chí Hoàng Ngọc ánh, Phó trưởng phòng Giáo dục Chuyên
nghiệp; đồng chí Đinh Vũ Thiêm, Phó
Chánh Thanh tra Sở ; đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Chánh Thanh tra Sở, đồng
chí Trần Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ.
Giai đoạn 1991 - 2008, Đảng bộ Sở GD&ĐT đã
tổ chức 6 kỳ Đại hội. Đại hội Đảng bộ Sở GD&ĐT lần thứ 16 nhiệm kỳ 2005 -
2008 đã bầu Ban chấp hành Đảng uỷ gồm 9
đồng chí, trong đó Thường vụ Đảng uỷ gồm 3 đồng chí: Đồng chí Nguyễn Thị Lợi -
Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Nguyễn Minh Thành, Uỷ viên Đảng uỷ khối cơ quan Dân chính Đảng tỉnh , Phó bí thư
Đảng uỷ; đồng chí Nguyễn Thị Đình, Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ; các đồng chí
Đảng uỷ viên gồm: đồng chí Bùi Ngọc Dảo, đồng chí Đặng Quang Ngàn, đồng chí Hà
Đức Hạnh, đồng chí Nguyễn Hồng Mạc, đồng chí Nguyễn Văn Sử, đồng chí Vũ Trấn
Phương. Bí thư Đảng uỷ Đảng uỷ Sở Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định chuẩn y
chức danh Bí thư chi bộ đối với các đồng chí: Nguyễn Thị Đình, Bí thư chi bộ
phòng Tổ chức cán bộ; đồng chí Hà Đức Hạnh, Bí thư Chi bộ văn phòng Công đoàn ngành; đồng chí
Nguyễn Hồng Mạc, Bí thư chi bộ Văn Phòng
Sở; đồng chí Vũ Trấn Phương, Bí thư chi bộ Thanh tra Sở; đồng chí Trần Thị
Bắc, Bí thư chi bộ phòng Giáo dục mầm
non; đồng chí Bùi Văn Ngụi, Bí thư chi
bộ phòng Giáo dục tiểu học; đồng chí Phùng Văn Thụ, Bí thư chi bộ phòng Giáo
dục Trung học; đồng chí Nguyễn Quang Vinh,
Bí thư chi bộ phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục; đồng chí Nguyễn
Đức Hải, Bí thư chi bộ phòng Giáo dục thường xuyên; đồng chí Đoàn Quốc Tuấn, Bí
thư chi bộ phòng Giáo dục chuyên nghiệp; đồng chí Phan Văn Sỹ , Bí thư chi bộ
phòng Kế hoạch Tài chính.
Đại hội Công đoàn Giáo dục Hoà Bình lần thứ X
nhiệm kỳ 2008 - 2013 đã bầu 23 đồng chí vào Ban chấp hành công đoàn khoá X. Ban
chấp hành Công đoàn khoá X đã bầu 7 đồng chí trong Ban Thường vụ gồm: Đồng chí Hà Đức Hạnh, Chủ
tịch Công đoàn Giáo dục Hoà Bình; đồng chí Nguyễn Văn Sử, Phó Chủ tịch Công
đoàn Giáo dục Hoà Bình; đồng chí Trần Thị Hằng, Uỷ viên Thường vụ, Trưởng ban
nữ công; các uỷ viên gồm: đồng chí Nguyễn Minh Thành; đồng chí Phùng Văn Thụ;
đồng chí Trần Thị Bắc và đồng chí Nguyễn Văn Chắp.
Tại Đại hội Công đoàn cơ quan Sở Giáo dục và Đào
tạo nhiệm kỳ 2006 - 2008 đã bầu 7 đồng
chí trong Ban chấp hành công đoàn cơ quan gồm các đồng chí: Đồng chí Nguyễn Thị
Đình; đồng chí Nguyễn Hồng Mạc; đồng chí Đinh Vũ Thiêm; đồng chí Đinh Thị
Hường; đồng chí Đoàn Quốc Tuấn; đồng chí
Bùi Đức Ngọc và đồng chí Phan Văn Sỹ.
Ban chấp hành đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Đình làm Chủ tịch Công đoàn cơ quan
Sở; đồng chí Nguyễn Hồng Mạc làm phó chủ tịch.
Cơ quan
Sở GD&ĐT đã làm tốt chức năng tham mưu với UBND tỉnh phát triển sự nghiệp
GD&ĐT trên địa bàn, tiếp tục phát huy truyền thống dành nhièu thành tựu rất
quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của sự nghiệp GD&ĐT. Quy mô trường lớp
phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong
tỉnh. Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường về số lượng
và nâng cao về chất lượng. Chất lượng dạy học, hiệu quả đào tạo được nâng cao.
Chất lượng đài trà có nhiều chuyển biến rõ nét; chất lượng mũi nhọn tiếp tục
được khẳng định, liên tục đứng đầu các tỉnh miền núi Tây nguyên và đồng bằng
sông Cửu Long. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác Phổ cập Giáo dục. Năm 1995,
Hoà Bình được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn Quốc gia về Chống mù chữ và Phổ
cập Giáo dục tiểu học. Hoà Bình là tỉnh miền núi thứ 2 và là tỉnh thứ 13 trong cả nước đạt chuẩn Phổ
cập. Năm 2003, Hoà Bình đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Trung học cơ sở, là tỉnh
miền núi thứ 4 và là tỉnh thứ 18 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ
sở. Năm 2005, Hoà Bình đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Hiện
nay, Hoà Bình đang xây dựng Đề án Phổ cập bậc Trung học. Cơ sở vật chất trang
thiết bị dạy học được đầu tư tăng cường, bộ mặt các nhà trường thay đổi hẳn so
với trước kia, ngày càng khang trang sạch đẹp hơn.
Với
những thành tích xuất sắc đã đạt được từ năm
1991 - 2008, ngành Giáo dục và Đào tạo đã
vinh dự được Nhà nước, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng nhiều danh hiệu cao quý. Ngày 15/12/1995, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Bình đã ký Quyết định số 721 KT/CTN về
việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho cán bộ, công nhân viên
ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã
có thành tích xuất sắc trong công tác Giáo dục và Đào tạo góp phần vào
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 20/10/2000, Chủ
tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã ký Quyết định số
528/KT/CTN về việc phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động cho trường mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình.
Đây là trường mầm non nông thôn miền núi đầu tiên của cả nước được nhà nước tặng thưởng Danh hiệu cao quý. Ngày 26/11/2003, Chủ tịch
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã ký Quyết định số
886/2003/QĐ/CTN về việc tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Hoà Bình đã có nhiều thành tích
xuất sắc trong công tác Giáo dục và Đào tạo, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 16/5/2005, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã ký Quyết định số
460/2005/QĐ/CTN về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho bà Nguyễn
Thị Lợi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Hoà Bình đã có thành tích xuất sắc trong
công tác Giáo dục và Đào tạo, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm học 1997 -
1998, Ngành Giáo dục và Đào tạo Hoà Bình được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ “
Đơn vị dẫn đầu” toàn quốc về Giáo dục và Đào tạo. Năm học 1998 - 1999, Ngành
Giáo dục và Đào tạo Hoà Bình được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ “ Đơn vị tiến tiến xuất sắc”. Năm học 2000 - 2001 và năm học 2001 - 2002, ngành
Giáo dục và Đào tạo được Bộ Giáo dục và
Đào tạo tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu” toàn quốc về Giáo dục và Đào tạo. Từ năm học
2002 - 2003 đến năm học 2007 - 2008, hàng năm ngành Giáo dục và Đào tạo đều
hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác, nhiều chỉ tiêu công tác đạt xuất
sắc, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng
Bằng khen.
Giai đoạn 2001
- 2008, nhiều tập thể trong ngành Giáo dục và Đào tạo được tặng thưởng Huân
chương Lao động, Bằng khen của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều nhà giáo tiêu biểu được Nhà
nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, được tặng Huy
chương vì sự nghiệp Giáo dục, đạt danh hiệu cán bộ quản lý giỏi, giáo viên dạy
giỏi cấp quốc gia, cấp ngành, bậc học, cấp học. Đội ngũ cán bộ, nhà giáo tiên
phong đó cùng với nhiều tập thể, đơn vị cá nhân tiên tiến xuất sắc đã góp phần
tạo nên diện mạo mới cho tỉnh Hòa Bình trong phát triển sự nghiệp Giáo dục
và Đào tạo, phản ánh một trong những thành
tựu rất quan trọng mà Hòa Bình đạt được trong những năm đổi mới, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê
hương.
Trong
thời kỳ đổi mới, ngành Giáo dục và Đào
tạo Hoà Bình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học, được Bộ Giáo dục và Đào
tạo khen thưởng là địa phương hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác của
ngành. Ngành Giáo dục và Đào tạo Hoà Bình vinh dự đứng đầu các tỉnh miền núi,
Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long về số lượng và chất lượng giải Quốc gia.
Ngành Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng được nhiều điển hình tiên tiến xuất sắc
về giáo dục, trong đó điển hình là Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh là
điểm sáng về mô hình giáo dục phổ thông dân tộc nội trú; Trường Trung học phổ
thông Chuyên Hoàng Văn Thụ, Trường Trung học phổ thông Lương Sơn, Trường Trung
học cơ sở Hữu Nghị, Trường Tiểu học Sông Đà, Trường Mầm non Đồng Tiến, trường
mầm non Sơn Ca Thành phố Hoà Bình là những đơn vị tiêu biểu xuất sắc của ngành
Giáo dục Hoà Bình, Phòng Giáo dục và Đào tạo Mai Châu, phòng Giáo dục và Đào
tạo thành phố Hoà Bình và rất nhiều đơn vị, trường học khác đã đạt các danh
hiệu thi đua xuất sắc trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Đó là những bông hoa đẹp
trong sự nghiệp “trồng người” của tỉnh. Những phần thưởng cao quí đó là sự
khẳng định và tôn vinh thành tích, công lao của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên,
của ngành Giáo dục và Đào tạo Hoà Bình trong sự nghiệp trồng người.
Giai
đoạn từ 1991 - 2008, Đảng bộ Sở Giáo dục
và Đào tạo Hoà Bình liên tục đạt danh hiệu: “ Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”.
Năm 2000, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà
Bình tặng Bằng khen cho Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo đạt tiêu chuẩn “ Tổ chức
cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh” giai
đoạn 1996 - 2000. Năm 2005, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình tặng Cờ cho
Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo (thuộc Đảng bộ khối cơ quan Dân chính Đảng tỉnh)
đạt tiêu chuẩn “Đảng bộ trong sạch vững
mạnh” giai đoạn 2001 - 2005. Năm
2006, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình tặng Bằng khen cho Đảng bộ Sở Giáo
dục và Đào tạo (thuộc Đảng bộ khối cơ quan Dân chính Đảng
tỉnh) đã có thành tích xuất sắc thực
hiện công tác đổi thẻ Đảng viên.
Trong suốt
chặng đường phát triển từ khi tái lập tỉnh đến nay, cơ quan Sở GD&ĐT đã di
chuyển 3 địa điểm làm việc khác nhau từ
khu đồi 79 đến khu lắp máy 10 và khu làm việc của Ban A nhà máy Thuỷ điện Hoà
Bình. Trong những điều kiện , hoàn cảnh hết sức khó khăn, song với tinh thần
trách nhiệm tâm huyết với sự nghiệp “Trồng người”, cán bộ, công chức viên chức
cơ quan đã vượt lên hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ GD&ĐT hằng năm, xứng
đáng với sự tin yêu của ngành GD&ĐT, của các đơn vị, trường học, của các
thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, sinh viên trong tỉnh, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân
tộc trong tỉnh.