Print (Ctrl+P)

Quê hương Mường Bi nổi tiếng cồng báo hiệu đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em năm tuổi

Lãnh đạo cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các cấp, các ngành quan tâm đến công tác phổ cập giáo dục, xác định công tác phổ cập giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng.

Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

            Tân Lạc là huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình có diện tích tự nhiên khoảng 52.300 ha gồm 18824 hộ với hơn 8 vạn dân, gồm có 23 xã và 01 thị trấn trong đó có 7 xã vùng đặc biệt khó khăn và 15 xã vùng khó khăn; toàn huyện có khoảng 15.000 em trong độ tuổi đi học, trong đó mầm non có trên 8.000 trẻ. Huyện có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, có nền văn hoá tương đồng; chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, không có hiện tượng du canh du cư. Lãnh đạo cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các cấp, các ngành quan tâm đến công tác phổ cập giáo dục, xác định công tác phổ cập giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng. Ban chỉ đạo phổ cập các cấp hoạt động có hiệu quả. Có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành đoàn thể, công tác tuyên truyền vận động trẻ ra lớp được thực hiện tốt. Nhận thức bà con nhân dân, phụ huynh học sinh và người lao động về hiệu quả của công tác phổ cập nói chung, phổ cập GDMN nói riêng được nâng lên.


                     Đ/c Nguyễn Hồng Mạc - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT phát biểu tại buổi làm việc

           Công tác phổ cập đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đưa vào kế hoạch hàng năm. Các địa phương đều có ban chỉ đạo phổ cập và được kiện toàn kịp thời khi có thay đổi nhân sự. Công tác phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em năm tuổi do đó đã được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp các ngành từ trung ương đến các đơn vị cơ sở, được coi là nhiệm vụ chính trị của các địa phương. Đặc biệt được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của BCĐ PCGD tỉnh Hoà Bình, sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể các cấp. Ban chỉ đạo PCGD các cấp của toàn huyện được kiện toàn và hoạt động thường xuyên. Chế độ chính sách đối với giáo viên đã được quan tâm. Đội ngũ giáo viên mầm non từng bước được đào tạo đạt chuẩn và vượt chuẩn. 100% xã có trường mầm non; cơ sở vật chất được tăng cường, thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu dạy học. Phần lớn các nhà trường đã đầu tư theo hướng nhằm thu hút sự hứng thú đến trường và đảm bảo an toàn cho trẻ. Chất lượng GDMN ngày càng nâng lên đáp ứng yêu cầu chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1. Đời sống của nhân dân đã được cải thiện, nhu cầu gửi con ngày càng cao. Đó chính là những yếu tố tác động tích cực đến công tác PCGD mầm non cho trẻ em năm tuổi.


                      Đ/c Trần Thị Bắc - Trưởng phòng GDMN, Sở GD&ĐT phát biểu tại buổi làm việc

             Quy mô trường lớp, học sinh phát triển. Tổng số trường mầm non: 25 trường. Tổng số nhóm lớp: 183 nhóm, lớp, trong đó: Nhà trẻ: 26 nhóm; mẫu giáo 157 lớp. Tổng số học sinh: 4315 /8395cháu, đạt 52%. Nhà trẻ 547/3049 cháu, đạt 17,9% so với độ tuổi huy động. Mẫu giáo3768/3968 cháu, đạt 95%.


                                                                   Quang cảnh buổi làm việc

             Đội ngũ Nhà giáo phát triển cả về số lượng và chất lượng. 100% giáo viên hợp đồng đã được hưởng lương theo bằng cấp, được nâng lương theo định kỳ, được đóng bảo hiểm, được hưởng các chế độ như giáo viên biên chế. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 480; biên chế: 181; hợp đồng: 299 người. Trình độ đào tạo chuyên môn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Cán bộ QL: 66, trong đó Đại học 9, đạt 13,6% ; Cao đẳng 28, đạt 42,4%; Trung học: 29, đạt 44%. Giáo viên 37, trong đó Đại học 10, đạt 2,6%; Cao đẳng: 61, đạt 16%; Trung học 261, đạt 69%.


                      Đ/c Bùi Đức Ngọc - Trưởng phòng GDTH, Sở GD&ĐT kiểm tra tình hình thực tế

             Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư tăng cường đầu tư, trong đó đã huy động từ các nguồn lực toàn xã hội. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường mầm non được nâng lên. Tổng số phòng học/lớp 5 tuổi: 55/55 lớp, trong đó Phòng học kiên cố 33; bán kiên cố 22 phòng. Đồ dùng, đồ chơi: Năm 2011 phòng GD&ĐT đã tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện mua sắm đồ dùng đồ chơi thiết bị tối thiểu, máy vi tính, cài đặt phần mềm cho tất cả các trường mầm non trị giá hơn 3 tỉ đồng, nguồn kinh phí được sử dụng từ nguồn vốn sự nghiệp. Với số thiết bị được cấp và việc làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục của các địa phương hiện tại có (đối chiếu với danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị tối thiểu theo thông tư 02/2010/TT -BGD&ĐTngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Đồ dùng: 1300 bộ, trong đó 5 tuổi: 1050 bộ. Thiết bị dạy học, đồ chơi và học liệu: 7304 bộ, trong đó 5 tuổi: 4400 bộ. Sách tài liệu, học liệu: 2300 bộ, trong đó 5 tuổi: 754 bộ. Đồ chơi ngoài trời 30 bộ. Thiết bị hiện đại: Máy tính 35; Máy chiếu 3. Ti vi kết nối cây vi tính: 26. 100% các trường được kết nối intenet và cài đặt phần mềm quản lý.


                           Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng đoàn kiểm tra
                          chúc mừng huyện Tân Lạc đã đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em năm tuổi

             Chất lượng GDMN nhất là đối với mẫu giáo nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo, tỷ lệ chuyên cần đạt khá cao. Số trẻ được học theo chương trình GDMN mới gần 100%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 100%. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống rõ rệt so với đầu năm học. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được coi trọng. Học 02 buổi/ngày theo chương trình GDMN mới 4200/4315 lớp, đạt 97%. Tỉ lệ chuyên cần 4150/4315 cháu, đạt 96%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 312/4315 cháu, chiếm 7,2%. Suy dinh dưỡng thể thấp còi: 267/4315 cháu, chiếm 6,2%.









           Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh. Huyện đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác phổ cập và huy động trẻ ra lớp đồng thời ủng hộ bằng vật liệu của địa phương, ngày công lao động và tiền mặt. Trong thời gian thực hiện công tác phổ cập GDMN đã có 8/25 trường thụ hưởng về công tác xã hội hoá chính quyền địa phương, nhân dân, phụ huynh học sinh. Số trường được làm mới bếp ăn 8. Số trường được cải tạo 6. Nâng cấp đường vào trường bằng bê tông 01. Huy động được từ phụ huynh học sinh, đoàn thanh niên: 2085 công. Kinh phí trị giá 1,2 tỷ đồng.








           Một số hoạt động của các cháu Mầm non năm tuổi tại các trường Mầm non huyện Tân Lạc

         Đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi huyện Tân Lạc đã đạt chuẩn theo đúng kế hoạch, thời gian. Với kết quả đã đạt được, quê hương Mường Bi đã nổi tiếng cồng báo hiệu đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em năm tuổi. Đây là thành tích rất quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc, góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT toàn diện trên địa bàn huyện.

               Đức Ngọc - Hồng Mạc
Sở GDĐT
Văn phòng