Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, trưởng đoàn kiểm tra phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc Cao Phong là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, huyện có diện tích tự nhiên 25.437 ha, dân số hiện có 41.899 người với 9790 hộ, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 70%. Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính (12 xã và 01 thị trấn), có 2 xã và 14 xóm thuộc khu vực đặc biệt khó khăn. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13,5%, thu nhập bình quân 15,5 triệu/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo còn chiếm 24%.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội, mặt trận tổ quốc ngành giáo dục đã quán triệt và triển khai đầy đủ các Quyết định, Kế hoạch, Chỉ thị của cấp trên về công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đến tất cả các xã, thị trấn, đến các đơn vị trường học trong toàn huyện. Công tác phổ cập giáo dục mầm non được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ và chính quyền các cấp nên đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, trong chương trình, kế hoạch của các cấp chính quyền. Tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, tổ thư ký cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình địa phương và cơ cấu cán bộ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời công tác phổ cập trong phạm vi toàn huyện.
Đ/c Phạm Ngọc Nhất - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cao Phong báo cáo kết quả thực hiện công tác PCGDMN cho trẻ em năm tuổi đối với huyện Cao Phong Triển khai đầy đủ các văn bản của Bộ Chính trị, của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ban ngành đoàn thể của huyện về công tác phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi.
Phát triển quy mô trường, lớp. Toàn huyện có 14 trường mầm non /13 xã, thị trấn; Tổng số trẻ đến trường, lớp: 2694/4467 trẻ, đạt tỷ lệ 60,3%, tăng so với năm học trước 135 cháu bằng 5,3%. Trong đó: Nhà trẻ huy động được 619/2355 trẻ, đạt tỷ lệ 26,2%; Mẫu giáo huy động được 2075/2112 trẻ đạt tỷ lệ 98,2%. Riêng mẫu giáo 5 tuổi đã huy động được 666/666 đạt tỷ lệ 100%. 100% trẻ được học 02 buổi/ ngày và học theo chương trình giáo dục mầm non mới. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động để đưa trẻ đến trường. Bố trí các lớp tại các điểm chính, chi lẻ phù hợp. Tạo các điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi, học tập.
Quang cảnh buổi làm việc Xây dựng, phát triển mạnh đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tổng số CBQL, GV, NV: 339 người, trong đó: CBQL: 36; GV: 256; NV: 47. Giáo viên dạy lớp 5 tuổi: 72, có trình độ trên chuẩn: 19 (tỉ lệ 26,3%), đạt chuẩn có 53 (tỉ lệ 73,7%).
Xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tập trung các biện pháp, giải pháp, tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo huyện; bằng các nguồn vốn, chương trình, dự án để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các trường mầm non. Trong năm 2012 xây dựng 01 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Năm 2012, với nhiều nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia, Dự án ChildFun đã đầu tư cho các trường mầm non xây dựng các phòng và công trình phụ trợ, mua sắm thiết bị, đồ dùng đồ chơi. Xây dựng phòng chức năng, công trình phụ trợ: Nguồn vốn kiên cố hóa trường lớp học: 1,5 tỉ đồng. Nguồn Ngân sách huyện: 4,3 tỉ đồng. Nguồn Dự án (ChildFund): 1,6 tỉ đồng. Mua sắm thiết bị đồ dùng đồ chơi. Tổng số tiền từ Chương trình mục tiêu quốc gia dành cho huyện và từ ngân sách huyện: 2,4 tỉ đồng. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: Xây dựng 01 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Kinh phí hỗ trợ các công trình phụ trợ: 500 triệu đồng. Tổng kinh phí năm 2012 chi từ các nguồn đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường mầm non là: 10,3 tỉ đồng.
Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, trưởng đoàn kiểm tra chúc mừng huyện Cao Phong đã trở thành huyện đầu tiên được đoàn kiểm tra trình UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định công nhận PCGDMN cho tre em năm tuổi Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ có chuyển biến tích cực. Đảm bảo chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ: Thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, an toàn. Sử dụng nguồn thực phẩm, nguồn nước vệ sinh an toàn, đảm bảo quy trình chế biến, phân phối, vận chuyển thức ăn và tổ chức bàn ăn vệ sinh, an toàn. Nâng cao năng lực thực hành và tay nghề cho đội ngũ cô nuôi. 100% bếp ăn trong trường mầm non được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện nhiều chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với nhu cầu thể trạng của trẻ (như suy dinh dưỡng, béo phì, trẻ ăn kiêng). Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời cho trẻ mầm non nghèo, trẻ mồ côi, trẻ vùng đặc biệt khó khăn về hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/ND-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và trẻ 5 tuổi được hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại Thông tư 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011 của Liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính. Tổng số tiền đã thực hiện: 940.000.000đ.



Quang cảnh sinh hoạt của các cháu Mầm non năm tuổi tại một số trường trên địa bàn huyện Cao Phong Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trên địa bàn. Huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hóa giáo dục nhằm đầu tư cho giáo dục. Hầu hết các trường mầm non đều được sự hỗ trợ từ Hội cha mẹ học sinh về tiền và ngày công để mua sắm một số danh mục trong bộ thiết bị đồ dùng đồ chơi và mua sắm, sửa chữa nhỏ trong trường, năm học 2011 - 2012 các trường mầm non đã huy động được số tiền 168.850.000đ từ Hội cha mẹ học sinh và huy động được hàng nghìn ngày công lao động sửa chữa trường. Điển hình như trường mầm non Xuân Phong huy động được số tiền 24.500.000đ để mua sắm một số thiết bị đồ dùng, đồ chơi; trường mầm non Đông Phong huy động được 8.000.000đ để mua sắm thiết bị dành cho bếp ăn; trường Mầm non Sao Sáng huy động được 10.000.000đ để đổ bê tông đường vào cổng trường; trường mầm non Bình Thanh huy động được 22.350.000đ làm giá để chăn cho trẻ; trường mầm non Thung Nai huy động được 17.000.000đ để mua 5 tivi cho các lớp mầm non 5 tuổi và mua sắm một số danh mục thiết bị...
Với những kết quả trêm, Cao phong đã đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em năm tuổi là một trong những những huyện đầu tiên trong tỉnh đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em năm tuổi.