Đ/c Bùi Trong Đắc - TUV, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Trong
những năm qua, cùng với việc tổ chức các buổi lễ trong nhà trường, Lễ khai
giảng đã được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, Lễ Khai
giảng đã được các đồng chí lãnh đạo các cấp quan tâm, chỉ đạo. Lễ Khai giảng đã
bước đầu trở thành ngày Hội truyền thống hằng năm của ngành GD&ĐT, của các
đơn vị, tường học. Lễ Khai giảng đã được đồng loạt tổ chức trên phạm vi toàn
tỉnh tạo không khí vui tươi, phấn khởi ngay từ
ngày đầu năm học mới. Có thể nói, nghiệp vụ công tác Khai giảng mang
tính quyết định trong việc tổ chức Lễ Khai giảng thành công.
Để buổi Lễ khai giảng và ngày toàn dân
đưa trẻ đến trường thực sự là một ngày Hội của giáo viên và học sinh; để Lễ
khai giảng được tổ chức có bài bản, khoa học và đạt tới một trình độ tổ chức
cao, gây ấn tượng đậm nét trong học sinh, giáo viên trước khi bước vào năm học
mới là một trong những nội dung công việc khó khăn, không phải đơn vị, trường
học nào cũng thực hiện được. Trong quá trình theo dõi và theo sự đánh
giá của các đồng lãnh đạo Sở khi dự Lễ Khai giảng trong nhiều năm cho
thấy vẫn còn khá nhiều đơn vị, trường học tổ chức Lễ Khai giảng chưa
thật sự chu đáo cả về nội dung và hình thức, bộc lộ ở một số mặt như chương
trình Lễ Khai giảng quá dài, nhiều nội dung chồng chéo lên nhau, trình độ tổ
chức, nghiệp vụ khai giảng của người dẫn chương trình, người làm công tác tổ
chức thiếu tính chuyên nghiệp. Một số buổi Lễ Khai giảng còn luộm thuộm, chưa
tương xứng với một tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường có có bề dầy về
thành tích, với nhiều thầy giáo, cô giáo có trình độ chuyên môn cao, nghiệp
vụ sư phạm giỏi. Lễ Khai giảng chưa thực sự là ngày Hội của các em, của nhà
trường. Cộng đồng xã hội chưa tham gia tích cực vào Lễ hội. Buổi Lễ Khai giảng
nhiều nơi mang tính hình thức, chung chung, dập khuôn máy móc, chưa mang tính
sáng tạo phù hợp với cấp học, với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, đặc biệt
chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội văn hóa của từng địa phương…
Quang cảnh Hội nghị
Từ năm học 2009 - 2010, Bộ GD&ĐT chủ
trương điều chỉnh Lễ Khai giảng cho phù hợp và thực sự Lễ Khai giảng trở thành
ngày Hội của toàn dân. Lễ Khai giảng năm học 2009 - 2010 sẽ được cấu trúc thành
hai phần: Phần Lễ và Phần Hội. Hai phần này liên quan mật thiết với nhau, bổ
sung, hỗ trợ cho nhau tạo thành một tổng thể chương trình thống nhất. Chương
trình buổi Lễ Khai giảng sẽ được tổ chức theo một tiến trình hợp lý, liên tục,
tạo không khí sôi động và ấn tượng cho toàn thể học sinh, nhất là các em học
sinh mới chuyển cấp (lớp 6, lớp 10), học sinh mới bắt đầu đến trường (học sinh
lớp 1). Năm học 2011- 2012, nội dung lễ khai giảng tiếp tục thực hiện gồm hai
phần: Phần Lễ và Phần Hội. Tuy nhiên có một số điều chỉnh nhỏ.
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ tổ chức
Khai giảng đối với các đồng chí cán bộ, chuyên viên các phòng GD&ĐT, các
đồng chí trực tiếp làm công tác tổ chức Hội nghị, trực tiếp dẫn chương trình
Hội nghị. Mục đích: nhằm thống nhất nội dung, yêu cầu, trình tự tổ chức buổi Lễ
Khai giảng. Tại Hội nghị tập huấn các đồng chí cán bộ, giáo viên tham gia
tập huấn đã được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, kể cả những vấn đề, nội dung
cần làm mẫu trước Hội nghị tập huấn như phút sinh hoạt truyền thống hay đánh
trống khai trường, lời dẫn tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu hay các nội
dung khác liên quan đến buổi Lễ…
Hội nghị đã thống nhất cao nhiều vấn
đề có tính chất nghiệp vụ Khai giảng và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường năm
học 2011- 2012 và đã thống nhất cao về trình tự tiến hành buổi Lễ. Theo Kế
hoạch, ngày 5/9/2011 các trường MN, TH, PTCS, THCS, THPT, PT DTNT tỉnh,
huyện, liên xã; các trung tâm GDTX tỉnh, huyện sẽ đồng loạt tổ chức Khai
giảng năm học mới.