Nhiều thí sinh nhận định đề
Toán ĐH không hề dễ dàng với những thí sinh có sức học làng nhàng.
Thí sinh Đàm Thanh Nga, dự
thi vào ĐH Tài chính Marketing nhận xét: Đề thi Toán vào ĐH năm nay có phân
loại và khó hơn mọi năm. Khó nhất là phần giải hệ phương trình ở câu 2. Nga dự
đoán, mình chỉ làm được khoảng 50% bài thi.
Ban cười, còn tớ thì buồn ...
Theo
thí sinh Nguyễn Quý Nghĩa, thi tại điểm thi THCS Độc Lập (Q. Phú Nhuận), đề thi
Toán nằm trong chương trình, giúp phân loại được thí sinh, tuy nhiên câu khó
cũng khá nhiều nên em chỉ làm được 30-40% đề thi.
Thí
sinh Nguyễn Chức Năng cho biết: Đề Toán dài, có tới 10 câu, em chỉ làm được một
phần, không hy vọng điểm khá. Lúc đầu lướt qua đề thi đã thấy hồi hộp. Quang
cảnh thi cử nhìn chung nghiêm túc.
Hầu
hết các điểm thi trên địa bàn Hà Nội đều đông nghẹt người từ sáng sớm, chỉ
trong vòng hai tiếng đồng hồ lưu lượng người tại các khu vực này tăng gấp đôi.
Sự lo lắng, sốt sắng đều hiện hữu trên từng khuôn mặt người nhà của các sỹ tử.
Đề vừa dài, vừa khó ...
Thí
sinh Hoàng Thị Liễu tại điểm thi trường ĐH Sư Phạm buồn bã: “ Em không làm được
bài vì đề vừa dài, vừa hóc búa. Chắc môn Toán em chỉ được tầm 4 điểm”.
Nhiều
thí sinh được hỏi đều cho rằng năm nay đề thi có nhiều câu bất ngờ, các em chủ
quan không ôn tới, đặc biệt câu hỏi về thể tích hình chóp và câu tìm giá trị
nhỏ nhất chỉ những học sinh khá cứng, hoặc học sinh giỏi mới có thể làm được.
Bởi vậy, rất nhiều em đã bỏ qua hai câu này.
Khác
với nhận định chung của nhiều thí sinh về đề thi Toán năm nay khó, một số em ra
khỏi phòng thi với khuôn mặt rạng rỡ, tự tin. Em Nguyễn Thị Tuyền (Hưng Yên)
hào hứng: “ Em thấy đề Toán năm nay dễ hơn so với năm ngoái, nhìn chung đề vừa
với thời gian làm bài và có khả năng phân loại học sinh. Em khá tin tưởng vào
bài làm của mình vì em làm chắc chắn 70%”.
Đề khó, con làm bài không được tốt ...
Từng
là sinh viên Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông nhưng năm nay quyết tâm
thi lại ĐH Dược HN, thí sinh Nguyễn Minh Thành tỏ ra khá hài lòng với phần bài
làm của mình. “Mình thấy so với năm ngoái đề năm nay dễ hơn so với năm ngoái,
mình nghĩ chắc mình cũng được khoảng 9 điểm vì chỉ có một ý nhỏ mình chưa chắc
chắn lắm”.
Đối
với những học sinh khá, giỏi thì đề thi Toán khá vừa sức, thậm chí có bạn còn
thừa thời gian. Tuy nhiên số thí sinh làm được bài đều là những học sinh thuộc
các trường top trên.
Nhưng
theo nhận định chung của hầu hết các sĩ tử thì đề thi khá rắn, và nhiều em
không làm được bài.
Mặc
dù các em đã hoàn thành xong môn thi đầu tiên nhưng sự lo lắng, căng thẳng vẫn
hiện hữu trên khuôn mặt của nhiều phụ huynh. Chiều nay, các sỹ tử lại tiếp tục
bước vào môn thi tiếp theo là môn Vật Lý.
Em
Hoàng Minh Long ở Thanh Hóa, thí sinh dự thi vào Trường ĐH Bách khoa cũng ra về
với nét mặt đượm buồn. Long cho biết: “Em chỉ làm được khoảng 60%. Đề năm nay
khó hơn năm ngoái nhiều đấy ạ. Em thấy khó như đề thi học sinh giỏi tỉnh vậy.”
Có
khá ít thí sinh vui mừng khoe với người thân là mình làm bài tốt. Hầu hết học
sinh đều nhận mình làm được ở mức bình thường hoặc không hết các câu hỏi trong
bài thi.
Tiến sỹ Phạm Văn Thạo, giáo viên trường THPT Chuyên ngoại ngữ (ĐHQG Hà
Nội) nhận xét: “So với năm ngoái đề thi không khó hơn. Tuy nhiên học
sinh đạt 7 điểm đã có thể nói là rất tốt. Về cơ bản đề phân loại được học sinh.
Học sinh xuất sắc có thể đạt 9 hoặc 10, học sinh khá giỏi có thể đạt từ 6 đến 8
điểm.
... Giữ sức để thi môn sau kẻo lại
Đề
thi bao gồm 10 câu hỏi nhỏ, nói chung độc lập với nhau tạo điều kiện cho thí
sinh làm bài tốt, trong đó có 60% kiến thức lớp 12; 25% kiến thức lớp 11 và 15%
kiến thức lớp 10, câu V dành cho học sinh giỏi và có tư duy toán học tốt. Phong
cách ra đề vẫn theo truyền thống của các năm trước, tức là gồm các câu hỏi về
hàm số, phương trình lượng giác, hệ phương trình, tích phân, số phức, giá trị
lớn nhất hoặc nhỏ nhất của biểu thức chế biến, hình học phẳng và hình học không
gian.
Để
làm được bài tốt học sinh không thể học tủ và phải có nền tảng kiến thức chắc
chắn. Tôi cho rằng đề thi tuyển sinh năm nay đảm bảo được các yêu cầu cơ bản
của đề thi tuyển sinh đại học khối A.”