Print (Ctrl+P)

Ngành GD&ĐT tổ chức Hội nghị Giao ban TTHTCĐ điểm

Ngày 08/4/2011, tại Hội trường TTHTCĐ xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị giao ban TTHTCĐ điểm tỉnh Hòa Bình.

Đ/c Nguyễn Đức Hải - Trưởng phòng GDTX đánh giá kết quả triển khai thực hiện
xây dựng 11 TTHTCĐ điểm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình


        Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trưởng, phó và chuyên viên các phòng chức năng chuyên môn nghiệp vụ Sở, Chánh VP Hội Khuyến học tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; lãnh đạo các TTGDTX, lãnh đạo và cán bộ thường trực của 11 TTHTCĐ điểm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
        Với mục đích tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực trong tổ chức và hoạt động của các TTHTCĐ, rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện, làm cơ sở nhân rộng mô hình trên địa bàn. Mô hình TTHTCĐ điểm được Sở GD&ĐT hướng dẫn triển khai vào tháng 12/2009, theo đó, mỗi huyện, thành phố lựa chọn 01 TTHTCĐ điểm trên địa bàn: TTHTCĐ Dũng Phong - huyện Cao Phong; TTHTCĐ Cao Sơn - huyện Đà Bắc; TTHTCĐ Vĩnh Tiến - huyện Kim Bôi; TTHTCĐ Phú Minh - huyện Kỳ Sơn; TTHTCĐ Xuất Hóa - huyện Lạc Sơn; TTHTCĐ Đồng Tâm - huyện Lạc Thủy; TTHTCĐ Hòa Sơn - huyện Lương Sơn; TTHTCĐ Mãn Đức - huyện Tân Lạc; TTHTCĐ Chiềng Châu - Mai Châu; TTHTCĐ Chăm Mát - Thành phố; TTHTCĐ Yên Trị - huyện Yên Thủy.


Đ/c Bùi Văn Ngụi - Chánh Văn phòng Hội khuyến học tỉnh Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị

          Sau 01 năm triển khai thực hiện mô hình TTHTCĐ điểm, đến nay 11/11 trung tâm đã có kinh phí hỗ trợ hoạt động từ 20 đến 25 triệu, có kinh phí chi trả phụ cấp kiêm nhiệm cho Ban Giám đốc và 9/11 trung tâm được cấp kinh phí hỗ trợ mua sắm trang thiết bị ban đầu. 9/11 TTHTCĐ điểm có trụ sở làm việc riêng trong đó riêng năm 2010, có 05 trung tâm được xây dựng mới với tổng kinh phí trên 9 tỷ đồng;  9/11 trung tâm có máy vi tính phục vụ cho hoạt động của trung tâm; trang thiết bị nghe nhìn, tủ sách, tủ đựng tài liệu của các trung tâm được tăng cường hỗ trợ kịp thời cho các chương trình, hoạt động tổ chức tại trung tâm.
         Đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên của các TTHTCĐ điểm được thành lập và phát triển. Có 9/11 trung trâm đã thành lập các tổ giáo viên, hướng dẫn viên phụ trách các lĩnh vực: kinh tế thu nhập, sức khỏe, môi trường, pháp luật và văn hóa xã hội.
          Mạng lưới "vệ tinh" của trung tâm ngày càng được củng cố và phát triển. Đến nay, các TTHTCĐ điểm đã hình thành 132 câu lạc bộ phát triển cộng đồng thôn, đây là các lớp học của nhân dân tại các thôn, bản nhằm duy trì và phát triển bền vững hoạt động của các TTHTCĐ điểm. Trong đó có 113 câu lạc bộ kết hợp hoạt động tại các Nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố.


Quang cảnh Hội nghị

         Trong năm 2010, các TTHTCĐ điểm trong tỉnh đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia các chương trình, hoạt động học tập tổ chức tại trung tâm, tại các câu lạc bộ phát triển cộng đồng thôn và tại các nhóm thành viên của các câu lạc bộ. Các TTHTCĐ điểm đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng; cải thiện công tác dạy nghề cho người lao động tại địa phương; giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ mù chữ, giảm tai tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ dân trí. Có thể khẳng định vai trò quan trọng của TTHTCĐ điểm trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn, góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở các địa phương.
        Bên cạnh những kết quả cụ thể đã đạt được, hội nghị giao ban cũng đã chỉ ra những tồn tại, bất cập trong việc triển khai thực hiện mô hình TTHTCĐ điểm, đó là: Việc phối kết hợp giữa các ban ngành, đại diện người dân của các đơn vị nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động của TTHTCĐ điểm còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên còn ít, chưa có phụ cấp kiêm nhiệm cho kế toán; tổ trưởng các tổ chuyên môn nghiệp vụ; Hiện còn 04/11 trung tâm điểm chưa mở được tài khoản riêng; Đội ngũ cán bộ, GV, HDV dạy chuyên đề tại các trung tâm còn hạn chế về phương pháp dạy học người lớn, về cách thức tổ chức các chương trình, hoạt động tại các câu lạc bộ phát triển cộng đồng thôn; việc biên soạn tài liệu, học liệu địa phương của các trung tâm còn hạn chế.
          Mô hình TTHTCĐ điểm là một trong những giải pháp mang tính “đột phá” trong quá trình phát triển các TTHTCĐ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình góp phần quan trọng xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
          Thu Hiền - Phòng GDTX
Sở GDĐT
Văn phòng