Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu khai mạc hội nghị
Thực hiện Chỉ thị số 40.CT-TW của Ban
Bí thư Trung ương Đảng về việc Xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, trong năm
học 2009 - 2010 vừa qua, ngành GD&ĐT tiếp tục có nhiều tham mưu với UBND
tỉnh về chăm lo đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Trước hết là việc đánh giá đúng chất lượng
cán bộ, giáo viên. Căn cứ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp để hướng dẫn phân
loại cán bộ, giáo viên nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí đội ngũ một
cách hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo. Phối hợp với
Sở Nội vụ xây dựng đề án rõ ràng, chặt chẽ, dân chủ, khách quan trong việc tuyển
dụng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ giáo viên, không có hiện tượng kiện cáo, khiếu
nại xảy ra.
Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT báo cáo
tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TƯ Đảng tại hội nghị
Chỉ đạo
kiên quyết không bố trí đứng lớp đối với giáo viên yếu kém, miễn nhiệm cán bộ
quản lý năng lực yếu, trình độ không đạt chuẩn. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên
đề, Hội thi giáo viên giỏi, Hiệu trưởng giỏi. Cuối học kỳ I năm học 2009-2010,
đã khảo sát xếp loại 78 giáo viên không đáp ứng được yêu cầu, 450 giáo viên
chưa đạt chuẩn (chủ yếu là GVMN, hiện đang theo học các lớp đào tạo đạt chuẩn
trình độ). Căn cứ vào đó ngành tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, trường học cho đi
đào tạo lại, vận động nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ chờ chế độ hưu sớm, bố trí
lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời bổ sung kịp thời lực
lượng giáo viên trẻ có đủ điều kiện và năng lực để tránh hẫng hụt.
Quang cảnh hội nghị
Ngành đã chỉ đạo khắc phục tình trạng
thiếu giáo viên ở một số bộ môn, động viên cán bộ, giáo viên dạy tăng tiết,
tăng giờ; thông báo rộng rãi việc tuyển dụng giáo viên những môn thiếu ra các
tỉnh bạn. Liên kết mở các lớp Đại học với các trường ĐHSP Hà Nội, Thái Nguyên
để đào tạo các môn còn thiếu. Mở thêm các mã ngành đào tạo, các chuyên ngành
ngoài sư phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm.
Xây
dựng kế hoạch để thực hiện công tác điều động, luân chuyển CBQL theo tinh thần
nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/11/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) và bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại CBQLGD nhiệm kỳ 2010-2015. Kiên quyết không bổ nhiệm lại CBQL năng
lực yếu; không bố trí giáo viên yếu hoặc chưa qua đào tạo giảng dạy. Thực hiện
thường xuyên việc đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với CBQLGD.
Đ/c Nguyễn Thị Ngọc - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy phát biểu tham luận tại hội nghị
Công
tác đề bạt, bổ nhiệm CBQL luôn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục; công
khai, dân chủ, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định Điều lệ trường học và quy định
của tỉnh. Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương để
làm tốt công tác cán bộ quản lý như bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều
động cán bộ luôn được đồng thuận cao. Trong năm học 2009-2010, toàn ngành đã
thực hiện bổ nhiệm lại 1 đồng chí lãnh đạo ngành, 124 CBQL, miễn nhiệm 68 CBQL
năng lực yếu kém; điều động luân chuyển hàng trăm CBQL các cấp.
Đ/c Trần Thị Phương - Hiệu Trưởng trường THCS Kim Đồng - Tân Lạc phát biểu tham luận tại hội nghị
Trình
độ đào tạo và chất lượng của đội ngũ nhà giáo từng bước đã được nâng cao. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn
là: Giáo dục mầm non có 89,6% đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn
là 9,5 %, chưa đạt chuẩn 10,4%; Giáo dục tiểu học có 100% đạt trình độ chuẩn
trở lên, trong đó trình độ trên chuẩn là 40,2%; Cấp THCS có 100% đạt trình
độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn 23.3%; Giáo dục THPT có 100% đạt trình độ chuẩn trở lên,
trong đó trình độ trên chuẩn là 3,3%; Giáo dục Thường xuyên có 100% đạt trình
độ chuẩn; Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm đạt chuẩn 100%, trong đó trên
chuẩn 47,1%; giáo viên trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật 100% đạt chuẩn trở
lên trong đó trên chuẩn là 27,3%.
Đ/c Tô Tiến Thu - Giám đốc TTGDTX huyện Yên Thủy phát biểu tham luận tại hội nghị
Tiếp
tục thực hiện Chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác giáo dục
chính trị; củng cố các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh công tác
phát triển đảng viên mới trong các trường học. Đến nay, toàn ngành GD&ĐT có
6 đảng bộ và 682 chi bộ trường học; qua phân loại tổ chức Đảng, toàn ngành đã
có 100% chi, đảng bộ đạt Danh hiệu: “Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh”.
Toàn ngành có 7.533 đảng viên, đạt tỷ lệ 40,3% so với tổng số cán bộ, giáo
viên, công nhân viên toàn ngành trong đó có 5.366 đảng viên nữ, chiếm 70%;
3.229 đảng viên người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 48% so với tổng số đảng
viên toàn ngành.
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình
cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Thực
hiện đầy đủ, đúng và kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên đặc
biệt là cán bộ, giáo viên công tác tại vùng khó khăn. Phối hợp với sở Nội vụ,
Sở Tài chính kiểm tra biên chế và việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ,
giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục; xây dựng và trình UBND, HĐND tỉnh Đề án
thực hiện lương, phụ cấp theo lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
giáo viên mầm non hợp đồng theo Quyết định 161, 149 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách phát triển giáo dục Mầm non và Quyết định số 3634/QĐ-UBND
ngày 29/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Đề án phát
triển giáo dục mầm non tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006-2015.
Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trao tặng Giấy khen
cho các tập thể cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục
Phối hợp với Công đoàn ngành tiếp tục duy trì
xây dựng quỹ tương trợ toàn ngành để hỗ trợ cán bộ, giáo viên vùng khó khăn, hỗ
trợ giáo viên làm kinh tế, cho con đi học, xây dựng, sửa chữa nhà ở... Trong
năm đã xét và trao tiền hỗ trợ làm nhà ở cho 13 giáo viên nghèo với tổng số
tiền là 156.000.000 đ; tặng quà Tết cho 222 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn mỗi
xuất quà trị giá 200.000 đ; tặng quà Tết cho 187 cháu mồ côi cha mẹ, mỗi xuất
quà trị giá 100.000đ. Hỗ trợ xây dựng nhà công vụ giáo viên vùng khó khăn với
tổng số tiền là 29 triệu đồng.
Công tác đầu tư, chăm lo mọi mặt đối
với đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đã tạo nhiều điều kiện
thuận lợi để đội ngũ Nhà giáo vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.