Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu khai mạc tại Hội thi
Dự và chỉ đạo Hội thi có đồng chí Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc
Sở GD&ĐT, đồng chí Phạm Xuân Luận, CV Vụ GDTX, Bộ GD&ĐT; đồng chí Bế Hồng
Hạnh, Trưởng phòng GD cộng đồng, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục không chính quy,
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Dự hội thi còn có các đồng chí trưởng phó
phòng chức năng, chuyên môn nghiệp vụ Sở GD&ĐT; các đồng chí lãnh đạo các
phòng GD&ĐT huyện, thành phố.
Sau 11 năm xây dựng và phát triển TTHTCĐ (1998-2010), đến nay
tỉnh Hoà Bình đã có 210/210 xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ.
Từ thực tiễn hoạt động, có thể khẳng định: TTHTCĐ là công cụ
quan trọng góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới và
phát triển kinh tế-xã hội; là trường học của dân, do dân, vì dân; là công cụ
thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Để duy trì sự phát triển bền vững
TTHTCĐ cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT - Trưởng Ban tổ chức và
đồng chí Phạm Xuân Luận - Chuyên viên Vụ GDTX, Bộ GD&ĐT trao Cờ lưu niệm cho các đội tham dự Hội thi
Sự tự nguyện tham gia và
tinh thần làm chủ từ lãnh đạo đến mọi thành viên trong cộng đồng.
Chương trình hoạt động
của TTHTCĐ phải đa dạng, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu học tập của địa phương.
Việc tổ chức học tập phải
linh hoạt, phương pháp học tập phù hợp với mọi đối tượng học tập trong cộng đồng.
Có sự phối kết hợp giữa
các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý
các hoạt động của trung tâm.
Phát huy và tận dụng được
các nguồn lực ở địa phương.
Bồi dưỡng năng lực,
nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên của TTHTCĐ.
Quang cảnh Hội thi
Để thực hiện được các yêu cầu trên, TTHTCĐ cần có các “vệ
tinh” để tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện để mọi người dân có cơ hội giao lưu,
học tập thường xuyên, với phương châm “cần gì học nấy”. Sự ra đời của Câu lạc bộ
phát triển cộng đồng ở các thôn, bản, tổ dân phố là cầu nối giữa Trung tâm học
tập cộng đồng với người dân tại địa bàn dân cư. Các câu lạc bộ sẽ nắm bắt, phát
hiện kịp thời nhu cầu học tập của mọi người dân, kết nối với TTHTCĐ để giải quyết
và đáp ứng những nhu cầu đó.
Mô hình CLB phát triển cộng đồng đã được ACTION AID Việt Nam tổ
chức thí điểm tại 15 tỉnh, thành trong cả nước trong đó có huyện Đà Bắc, tỉnh
Hoà Bình. Trước những ưu điểm của mô hình, Hoà Bình bắt đầu nhân rộng ra 53
xóm, tổ dân phố thuộc xã Xuất Hoá, huyện Lạc Sơn và phường Chăm Mát, TP Hoà
Bình trong khuôn khổ của Đề tài khoa học năm 2008. Đến năm 2010, tỉnh Hoà Bình đã
triển khai nhân rộng trên 11 huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình có 1659 CLB PTCĐ với 3317 nhóm thành viên.
Trong hoạt động của CLB phát triển cộng đồng, vai trò của Chủ
nhiệm CLB là đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng hoạt động
của CLB.
Tiếp nối thành công của Hội thi Chủ nhiệm CLB PTCĐ năm 2008, 2009
với sự giúp đỡ của ACTION AID Việt Nam, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thi chủ nhiệm
câu lạc bộ phát triển cộng đồng giỏi cấp tỉnh lần thứ III năm 2010 với 11 đội
thi là những đội xuất sắc nhất trong Hội thi cấp huyện, đại diện cho 11 huyện,
thành phố trong tỉnh. Tại Hội thi, các Chủ nhiệm CLB phát triển cộng đồng sẽ được
chia sẻ và tiếp thu những nội dung, những kinh nghiệm quí báu về việc chỉ đạo
và tổ chức hoạt động của CLB PTCĐ, kết nối TTHTCĐ với CLB để khắc phục khó khăn,
củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc nâng
cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương
và phát triển TTHTCĐ một cách bền vững.