Đ/c Nguyễn
Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn
Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Nguyễn Công
Hinh - Vụ Trưởng vụ GDTX Bộ GD&ĐT, đồng chí Quách Thế Hùng - Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; dự Hội nghị còn có đồng chí Nguyễn
Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng Ban chỉ đạo PCGD tỉnh Hòa Bình,
các đồng chí Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành là thành viên BCĐ; Lãnh
đạo UBND các huyện, thành phố.
Đ/c Quách Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị
Hoà Bình là một tỉnh miền núi cách
thủ đô Hà Nội 70km về phía Tây Bắc. Nơi có công trình Thế kỷ - Thủy điện Hòa
Bình. Hòa Bình - mảnh đất, nơi cư trú của dân tộc Mường, từ hàng vạn năm về
trước, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lớn - Văn hoá Hoà Bình. Với
diện tích trên 42 nghìn km
2; dân số trên 80 vạn người gồm 7 dân tộc
anh em cùng chung sống trong đó dân tộc Mường chiếm trên 60% dân số trong tỉnh.
Nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng với sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”. Đây thực sự là bức tranh đẹp và tự hào của
người Hoà Bình. Nó đã làm nên bản sắc Văn hoá Mường rất đáng trân trọng. Nói
đến Hoà Bình là nói đến “Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động” nổi
tiếng. Con người Hoà Bình cần cù, thông minh, hiếu học. Mức tăng trưởng GDP
bình quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%,
giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 14%. Hoà Bình có nhiều danh lam thắng cảnh được
bạn bè trong nước và quốc tế biết đến như Du lịch lòng hồ Sông Đà, Suối nước
nóng Kim Bôi, Bản Lác, bản Văn huyện Mai Châu, Động Tiên ở Lạc Thuỷ, tượng đài
Bác Hồ ở thành phố Hoà Bình... Đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh
những năm qua đã được nâng lên một bước song nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn.
Thu chưa đủ chi, hàng năm Nhà nước vẫn phải hỗ trợ. Tuy còn gặp nhiều khó khăn
về kinh tế và cơ sở hạ tầng, nhưng Đảng
bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình
rất chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT,
Trưởng Ban chỉ đạo PCGD tỉnh Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội nghị
Được
nuôi dưỡng và phát triển trên nền tảng cái nôi “Nền văn hoá Hoà Bình” vốn có
truyền thống “Tôn sư Trọng Đạo”, “Truyền thống hiếu học”, Giáo dục - Đào tạo
Hoà Bình, trong những năm qua, nhất là
từ khi tái lập tỉnh năm 1991 đến nay, sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Hoà Bình có
nhiều khởi sắc và dành nhiều kết quả rất quan trọng.
Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo PCGD tỉnh Hòa Bình
báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện "Đề án xây dựng xã hội học tập" và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng
Năm 1995 Hòa Bình đạt
chuẩn phổ cập Giáo dục tiểu học - Chống mù chữ là tỉnh thứ 13 trong cả nước và là tỉnh miền núi thứ hai
đạt chuẩn. Năm 2003 Hòa Bình đạt chuẩn phổ cập Giáo dục THCS là tỉnh thứ 18
trong cả nước và là tỉnh miền núi thứ tư đạt chuẩn về công tác này. Năm 2005,
Hòa Bình đạt chuẩn về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Hệ thống giáo dục quốc dân
trong tỉnh ngày càng phát triển và hoàn thiện. Đến nay, toàn tỉnh có 218 trường
Mầm non; 219 trường Tiểu học; 19 trường PTCS; 209 trường THCS; 38 trường THPT;
11 Trung tâm GDTX huyện, thành phố; 1 Trung tâm GDTX tỉnh; 1 Trung tâm kỹ thuật
Tổng hợp - Hướng nghiệp; 1 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học; 1 trường CĐSP; 1
trường Trung học Kinh tế - Kỹ Thuật; 210 Trung tâm học tập cộng đồng. Toàn
ngành giáo dục và đào tạo hiện có 182.965 học sinh, sinh viên; Đội ngũ giáo
viên trong tỉnh ngày càng lớn mạnh. Quy mô đội ngũ giáo viên tiếp tục phát
triển đáp ứng yêu cầu của công tác dạy - học trong các nhà trường. Toàn tỉnh
hiện có 19.126 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó có 14.827 biên chế; hợp
đồng 4.299). Cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường thêm một bước mới, toàn tỉnh hiện có 8.488 phòng học, trong đó
5.532 phòng kiên cố chiếm 65,17%; phòng bán kiên cố 1.988 phòng chiếm 23,42%;
968 phòng tạm, phòng khác chiếm 11,4%. Chất lượng giáo dục toàn diện có
chuyển biến rõ rệt, chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên một bước mới;
chất lượng mũi nhọn tiếp tục được khẳng
định. Hoà Bình nhiều năm liền đứng đầu các tỉnh miền núi phía Bắc; các tỉnh Tây
Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long về số lượng và chất lượng giải học sinh giỏi
quốc gia. Hiện nay Hoà Bình đang thi chung bảng với cả nước nhưng vẫn tiếp tục
dành được những kết quả tốt.
Đ/c Phạm Thị Hào - Phó Chủ tịch UBND,
Trưởng Ban chỉ đạo PCGD-XDXHHT huyện Lạc Sơn tham luận tại Hội nghị
Toàn tỉnh hiện có 11/11 huyện, thành
phố có TTGDTX, 01 Trung tâm GDTX tỉnh, 01 Trung tâm ngoại ngữ và Tin học, 210
Trung tâm học tập cộng đồng.
Đ/c Trịnh Công Thái - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình tham luận tại Hội nghị
Đối với các TTGDTX: 100% các TTGDTX
đã được đầu tư xây dựng kiên cố và được trang bị khá đầy đủ các thiết bị phục
vụ, hỗ trợ dạy và học (riêng năm 2010 đầu tư bổ sung mua thiết bị dạy nghề cho
2 TTGDTX Kim Bôi và Thành phố với kinh phí trên 1,4 tỷ đồng), 100% cán bộ quản
lý và giáo viên các TTGDTX có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Ngoài dạy bổ túc
văn hóa, các TTGDTX đã thực hiện tốt công tác liên kết đào tạo, dạy nghề, dạy
tin học và ngọai ngữ, phổ biến giáo dục pháp luật... đáp ứng nhu cầu học tập
của học viên trong trung tâm và ngoài xã hội. Trong những năm qua, TTGDTX đã
thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ hoạt động cho các TTHTCĐ trên địa bàn,
nhất là tư vấn về công tác điều tra nhu cầu học tập và tổ chức dạy chuyên đề,
tổ chức các hoạt động tại TTHTCĐ đã góp phần tích cực trong việc nâng cao dân
trí, đào tạo nguồn lao động địa phương.
Quang cảnh Hội nghị
Đối với các TTHTCĐ: Toàn tỉnh có
65/210 TTHTCĐ có trụ sở riêng; 48/210
TTHTCĐ đã mở tài khoản hoạt động; 103/210 TTHTCĐ có máy vi tính, trong đó có 25
TTHTCĐ nối mạng internet phục vụ khai thác tài liệu hoạt động chuyên đề; 96/210
TTHTCĐ có tủ sách cộng đồng. Biệt phái 210 GV tiểu học, THCS sang thường trực
tại TTHTCĐ. Toàn tỉnh hiện đang khởi công xây dựng trụ sở của các TTHTCĐ điểm
tại 11 huyện và thành phố với kinh phí bình quân 1,4 tỷ đồng/ 1 trung tâm. Bên
cạnh việc huy động kinh phí hoạt động cho các TTHTCĐ từ nguồn xã hội hóa giáo
dục, hàng năm các TTHTCĐ được cấp kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà
nước chi cho sự ngiệp GD&ĐT: 20 triệu đồng cho các TTHTCĐ ở khu vực I, 25
triệu đồng cho các TTHTCĐ ở khu vực II, III. Giám đốc TTTHCĐ được hưởng phụ cấp
kiêm nhiệm mức 0,4. Phó GĐ hưởng phụ cấp kiêm nhiệm mức 0,3. Tỉnh đang chỉ đạo
mỗi huyện, thành phố xây dựng 01 TTHTCĐ điểm (thực chất là TTHTCĐ đạt chuẩn cấp
huyện), nhằm tập trung đầu tư, chỉ đạo, tổ chức hoạt động có chất lượng, hiệu
quả, là mô hình để các TTHTCĐ khác trên địa bàn đến học tập, trao đổi kinh
nghiệm, nhân rộng mô hình. Với quan niệm: TTHTCĐ là trường học của cả xã, Câu
lạc bộ phát triển cộng đồng là lớp học của cả thôn, các CLB/ nhóm cộng đồng
thành viên là các tổ học tập của các nhóm đối tượng có chung sở thích, nhu cầu
trong thôn nên ở Hòa Bình các lớp học của TTHTCĐ chủ yếu tổ chức tại các thôn,
bản, tổ dân phố. Hàng năm, các TTHTCĐ trong tỉnh đã đáp ứng trên 200.000 lượt
người có nhu cầu tham gia các hoạt động học tập. Có thể nói, TTHTCĐ trong tỉnh
Hòa Bình ngày càng rõ nét là cơ sở thiết yếu góp phần quan trọng xây dựng xã
hội học tập từ cơ sở.
Đ/c Quách Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
Xây dựng xã hội học tập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005
về việc phê duyệt Đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010”.
Đ/c Trần Thị Chí - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hòa Bình
trao tặng Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc
Ngành giáo dục và Đào tạo Hòa Bình đã
tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, chủ động phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể trong tỉnh để chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Đ/c Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trao tặng
Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
Ban thường
vụ Tỉnh ủy Hòa Bình có Kết luận số 413/KL-TU ngày 16/5/2005; UBND tỉnh có Chỉ
thị số 15/2005/CT-UBND ngày 09/8/2005 về xây dựng, củng cố và phát triển Trung
tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn. Ngày 10/4/2008, UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch số 545/KH-UBND tổ chức thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày
18/5/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “xây dựng xã hội học
tập giai đoạn 2005 - 2010” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Năm 2007, Sở
GD&ĐT phối hợp với Hội Khuyến học
tỉnh nghiên cứu Đề tài khoa học “Thực trạng, giải pháp và mô hình thí điểm xây
dựng XHHT ở tỉnh Hòa Bình”, trong đó đã đề xuất với tỉnh 7 giải pháp chung và
02 giải pháp cụ thể về xây dựng XHHT (các giải pháp này có trong tài liệu gửi
các đại biểu, tôi xin phép không nêu lại). Với việc thực hiện đồng bộ các giải
pháp đó, đến nay về cơ bản Hòa Bình đã đạt được các mục tiêu trong Đề án của
Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh.
Đ/c Đặng Quang Ngàn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trao tặng
Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc