Cùng với khoa học công
nghệ, Giáo dục và Đào tạo là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Những năm qua, mặc
dù còn nhiều khó khăn, ngành GD&ĐT đã coi trọng việc nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhân dân lao động, học sinh, sinh viên
trong tỉnh. Phần lớn các cháu học sinh trong độ tuổi được đến trường học tập.
Chất lượng giáo dục được quan tâm chỉ đạo. Hòa Bình đạt chuẩn PCGDTH-CMC năm
1995. Năm 2003, Hòa Bình đạt chuẩn PCGDTHCS; năm 2005, đạt chuẩn PCGDTH đúng độ
tuổi. Hiện nay đang từng bước thực hiện PCGD bậc Trung học ở những nơi có điều
kiện.
Trình độ văn
hoá của nhân dân lao động, của học sinh các dân tộc trong tỉnh được nâng lên
đáng kể. Tỷ lệ người dân mù chữ, học sinh thất học bỏ học giảm hẳn. Tình trạng
học sinh thất học, bỏ học bị chặn đứng. Tỷ lệ học sinh huy động ra lớp bình
quân đạt 99,8%. Tỷ lệ người dân đi học cao so với cả nước, trên 3 người dân có
một người đi học...
Trình độ tri
thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những hiểu biết về khoa học công nghệ, ứng
dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, lao động sản xuất được cải thiện rõ
rệt. Trình độ văn hoá của người dân lao động, của học sinh không ngừng được
nâng cao. Biết vận dụng các kiến thức khoa học trong sản xuất, nuôi trồng, phát
triển kinh tế gia đình, địa phương... Có các biện pháp chỉ đạo, vận động thích
hợp để người dân lao động, học sinh được đến trường học tập. Thực hiện khẩu
hiệu hành động mọi người đều đi học, học thường xuyên, học suốt đời...
Phát triển
Giáo dục và Đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Thực hiện giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận với thực tiễn, học đi đôi
với hành, nhà trường gắn liền với xã hội. Mở các Trung tâm giáo dục Thường
xuyên, Trung tâm Giáo dục Cộng đồng; xây dựng các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp -
hướng nghiệp đảm bảo giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề theo hướng phát triển toàn
diện cho học sinh, nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh. ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống góp phần chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi góp phần phát triển kinh tế xã hội của làng bản, địa
phương.
Vừa nâng cao
chất lượng giáo dục đại trà vừa chú trọng chất lượng mũi nhọn, phát hiện, đào
tạo, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương. Hằng năm, ngành GD&ĐT có hàng chục
giáo viên giỏi cấp tỉnh, hàng trăm giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp
tỉnh. Tính đến nay, qua 20 lần tham dự kỳ thi học sinh giỏi
Quốc gia, đoàn học sinh tỉnh ta đã đoạt tổng số 955 giải, trong đó có 37 giải
Nhất; 189 giải Nhì; 729 giải Ba và giải Khuyến khích. Toàn tỉnh đã có 129 học
sinh dân tộc đoạt giải. Kết quả kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2009 -
2010, tiếp tục khẳng định chất lượng ổn định vềgiáo dục mũi nhọn trong
các nhà trường.
Trình độ dân
trí được nâng lên, đẩy lùi các tiêu cực, hủ tục nặng nề như ma chay, cưới xin,
bói toán...; cuộc sống của người dân, học sinh vùng núi, vùng khó khăn văn minh
hơn góp phần quan trọng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân các
dân tộc trong tỉnh.
Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thực sự đã góp phần quan trọng trong
việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội con người, nắm vững
những quy luật tự nhiên, khách quan, các quan điểm triết học về xã hội lịch sử,
phát huy thế mạnh, sức mạnh tổng hợp khắc phục khó khăn nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân lao động và học sinh để phục vụ "xoá đói,
giảm nghèo" ở địa phương.
Bước vào giai đoạn mới - Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, vai trò của Giáo dục - Đào tạo có vị trí rất quan trọng hơn lúc
nào hết, đòi hỏi ngành GD&ĐT tiếp tục phát huy nội lực thực hiện tốt trọng
trách được giao, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình. Trước hết, tiếp tục lãnh
đạo, chỉ đạo toàn ngành triển khai thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng,
Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục chỉ đạo nâng
cao chất lượng PCGDTH - CMC; nâng cao hiệu quả đào tạo bình quân các cấp học
lên 98%. Coi trọng nâng cao dân trí cho nhân dân và học sinh. Chỉ đạo nâng cao
chất lượng đại trà; chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; có các
biện pháp giúp đỡ giáo viên, học sinh vùng núi, vùng khó khăn. Có kế hoạch đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương; chú ý học sinh dân tộc, học
sinh nữ. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng chuẩn cho đội ngũ giáo
viên các cấp học góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao. Chỉ đạo chặt chẽ các nhà trường dạy học gắn liền với
lao động, sản xuất; học đi đôi với hành, biết thực hành và làm một số nghề đơn
giản, truyền thống phục vụ phát triển kinh tế địa phương.