Xã hội hoá các hoạt động y tế là vận động và tổ chức sự tham
gia rộng rãi của nhân dân của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp Y tế nhằm
từng bước nâng cao mức hưởng thụ về Y tế và sự phát triển về thể chất và tinh
thần của nhân dân. Xã hội hoá là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng
lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành
mạnh và thuận lợi cho các hoạt động Y tế ở mỗi địa phương. Đây là cộng đồng
trách nhiệm của toàn xã hội trong đó có các đơn vị, trường học, của mỗi cán bộ
giáo viên, công nhân viên và các em học sinh, sinh viên. Xã hội hoá và đa dạng
hoá các hình thức hoạt động Y tế có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của Nhà nước, cần
phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến
hành trong khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đa dạng hoá
chính là mở rộng các cơ hội cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học
sinh, sinh viên trong các đơn vị, trường học chủ động tham gia các hoạt động Y
tế và bình đẳng vào các hoạt động Y tế.
Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm
năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực của nhân dân nói chung và của cán bộ, giáo viên, học sinh,
sinh viên nói riêng trong việc tham gia các hoạt động bảo hiểm Y tế, tạo điều
kiện cho các hoạt động Y tế phát triển nhanh hơn, có chất lượng hơn. Đó còn là
chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà
nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt. Ngay
cả khi đời sống của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên ở mức cao thì chúng
ta vẫn phải thực hiện tốt công tác xã hội hoá bảo hiểm Y tế cho CB, GV, HS, SV
vẫn phải thực hiện xã hội hóa, bởi vì Y tế cùng với giáo dục là sự nghiệp lâu
dài của nhân dân, của toàn xã hội.
Thực hiện xã hội hoá các hoạt động Y tế là giải pháp quan
trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh
tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt
hưởng thụ, tức là CB, GV,CNV ,HS , SV được xã hội và Nhà nước chăm lo, mà còn
biểu hiện cả về mặt trách nhiệm đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng
thực tế của từng CB, GV, CNV, HS, SV trong các đơn vị, trường học đối với công
tác Bảo hiểm Y tế.
GD&ĐT
là một trong những ngành lớn của tỉnh có quy mô đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên chiếm
tỷ lệ cao so với đội ngũ cán bộ công chức toàn tỉnh. Hằng năm, cùng với việc
triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, Đảng uỷ Sở GD&ĐT,
lãnh đạo Sở GD&ĐT rất coi trong công tác xã hội hoá Bảo hiểm Y tế trong các
đơn vị, trường học. Bởi vì, việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ là nhu cầu thiết
yếu của mỗi CB, GV, HS, SV và của cả cộng đồng. Chúng tôi xác định, đây không
chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của ngành GD&ĐT,
của các đơn vị, trường học và của mỗi CB, GV, CNV, HS, SV trong toàn ngành.
Trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã coi trọng công tác Bảo hiểm Y tế trong
các nhà trường. Cùng với ngành Y tế,
công tác Bảo hiểm Y tế trong nhà trường thường xuyên quan tâm, chăm lo. Trước
hết là việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của CB, GV, HS, SV; Phối kết hợp với
Bảo hiểm Y tế động viên và tổ chức tốt sự tham gia của CB, GV, HS, SV về công
tác Bảo hiểm y tế một cách tích cực và chủ động trên cả hai mặt hoạt động và
đóng góp và trách nhiệm. Ngành GD&ĐT cùng với ngành Y tế phối hợp vận động
CB, GV, HS, SV tự giác tham gia các hoạt động chăm sóc sức khoẻ; tổ chức tốt
các phong trào vệ sinh, rèn luyện thân thể, phòng bệnh, phòng dịch bảo vệ môi
trường, phòng, chống các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh.
CB, GV, HS, SV trong toàn ngành đã thường xuyên tham gia đóng góp và chi trả
cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thông qua chế độ viện phí, tham gia bảo hiểm
y tế tự nguyện... Phối kết hợp thông qua các bài giảng tích hợp các nội dung về
bảo hiểm Y tế, nâng cao sức khoẻ cộng đồng; tổ chức tuyên truyền sâu rộng về
chính sách Bảo hiểm Y tế học sinh, sinh viên; tích cực vận động học sinh, sinh
viên và phụ huynh học sinh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa , quyền lợi và trách nhiệm
trong việc thực hiện Bảo hiểm Y tế; vận động các em học sinh, sinh viên tích cực tham gia Bảo hiểm Y tế. Thực hiện sự
chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, hằng năm ngành GD&ĐT xây dựng kế hoạch cụ thể để
triển khai và thực hiện Bảo hiểm Y tế học sinh, sinh viên. Đây là một trong
những chỉ tiêu công tác được Bộ GD&ĐT kiểm tra, đánh giá, xếp loại hằng năm
cùng với 11 chỉ tiêu công tác giáo dục khác...
Ngành
GD&ĐT đề ra chỉ tiêu phấn đấu trong năm học 2010 - 2011, toàn ngành có 100%
đơn vị, trường học trong diện đủ điều kiện tham gia BHYT. Tăng cường nguồn kinh
phí đảm bảo cho hoạt đông Y tế trường học hoạt động phục vụ sức khoẻ các thầy
cô giáo và các em học sinh, sinh viên, ngành chủ trương xây dựng và tăng cường
các tủ thuốc nhà trường và coi đây là một trong những chỉ tiêu về giáo
dục thể chất và Y tế trường học để bình xét thi đua hằng năm. Tập trung xây
dựng và củng cố mạng lưới Y tế trường học, cử cán bộ, giáo viên làm công tác
Bảo hiểm Y tế trường học thu BHYT học sinh tại nhà trường và phối hợp triển
khai các hoạt động Y tế trường học với cơ quan BHXH trong tỉnh, và các huyện,
thành phố. Thực hiện đúng quy trình triển khai, thu và cấp thẻ Bảo hiểm Y tế
học sinh, cán bộ theo quy định. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí dành cho
công tác chăm sóc sức khoẻ CB, GV, HS, SV. Phối kết hợp chặt chẽ với các cơ sở
Y tế huyện, thành phố chỉ đạo các Phòng Giáo dục, các đơn vị trực thuộc tổ chức
tuyên truyền, hướng dẫn các trường tổ chức thực hiện Bảo hiểm Y tế học sinh,
sinh viên và công tác Y tế học đường tại nhà trường, cung cấp thông tin về đăng
ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu đến các lớp và đến học sinh. Xác định tỷ lệ của
học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo quy định; Thực hiện nhập số liệu và các
giấy tờ quy định để làm thẻ bảo hiểm Y tế cho học sinh, sinh viên. Tiếp nhận
kinh phí Y tế học đường được trích lại từ số thu BHYT học sinh của nhà trường,
thực hiện nguồn kinh phí này đảm bảo và hiệu quả.