Print (Ctrl+P)

Cải cách hành chính Giai đoạn 2011 - 2020

Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2010 của ngành GD&ĐT tập trung vào các nội dung sau:
        Về nội dung cải cách hành chính, trước hết là cải cách thể chế, tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách của tỉnh nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển GD&ĐT. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thống kê các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính. Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa tại Sở GD&ĐT; thông báo công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, giấy tờ, hồ sơ, thời gian giải quyết công việc trên Website của ngành và niêm yết đầy đủ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “Một cửa”.


Đ/c Nguyễn Minh Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT
chỉ đạo một số nội dung trong công tác "Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020"


        Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ, điều chỉnh không để chồng chéo. Sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn một cách gọn, nhẹ, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tham mưu với UBND tỉnh Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng GD&ĐT.
       Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Rà soát, đánh giá đội ngũ công chức để xây dựng cơ cấu lại công chức, bố trí lại theo từng vị trí, rõ chức trách, phù hợp với nhiệm vụ được giao. Lập kế hoạch tuyển dụng, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; Thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức công khai, dân chủ, đúng cơ cấu, chỉ tiêu biên chế và trình độ được đào tạo. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong cơ quan. Mỗi cán bộ, công chức phải được quy định bằng văn bản trách nhiệm và phận sự, định rõ công việc, sản phẩm, số lượng và chất lượng, thời gian hoàn thành. Thực hiện kê khai công việc hàng tháng của công chức để làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ đối với công chức; đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế, đưa ra khỏi bộ máy những công chức yếu kém về năng lực, phẩm chất đạo đức. Đây là cơ sở để đánh giá kết quả công tác của cán bộ, công chức hàng năm, khắc phục được việc đánh giá, bình bầu cán bộ, công chức một cách chung chung. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học trong triển khai cải cách hành chính. Tại cơ quan Sở GD&ĐT bố trí 01 cán bộ chuyên trách công tác cải cách hành chính.
       Cải cách tài chính công. Thực hiện tốt các quy định của Luật Ngân sách. Thực hiện tốt cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục phân loại và giao quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính theo Thông tư 09/2009/TT-BGD&ĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định 67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về quy chế tự kiểm tra tài chính; Thông thư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Về hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 vào hoạt động của Sở GD&ĐT theo Quyết định 144/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 1293 ngày 01/6/2007 của UBND tỉnh Hòa Bình. Ứng dụng công nghệ Thông tin trong các cơ quan quản lý hành chính theo quyết định số 1599-QĐ-BTT&TT ngày 7/10/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông; kế hoạch số 1068 ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh. Trang bị các thiết bị tin học và ứng dụng trong hoạt động quản lý của cơ quan, đơn vị, trường học. Khai trương và đưa trang thông tin điện tử của ngành GD&ĐT vào sử dụng, khai thác có hiệu quả. Tăng cường, đầu tư xây dựng mới các đơn vị, trường học; nâng cấp, sửa chữa các phòng học, lớp học đảm bảo yêu cầu dạy và học trong các nhà trường.


Đ/c Trần Mạnh Hà - Trưởng Phòng Tổ Chức Cán Bộ Sở GD&ĐT
phát biểu một số nội dung về "Công tác Cải cách hành chính" tại Hội nghị


       Xác định mục tiêu chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của toàn ngành là: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển Giáo dục Đào tạo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”.
       Để thực hiện tốt mục tiêu chung, toàn ngành xây dựng và triển khai 4  chương trình sau: Chương trình 1: Nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và cải cách thủ tục hành chính. Chương trình 2: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chương trình 3: Nâng cao chất lượng cải cách tổ chức bộ máy trong đó có đổi mới cơ chế tài chính công. Chương trình 4: Hiện đại hóa nền hành chính.
       Các giải pháp bảo đảm thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước 2011-2020, toàn ngành GD&ĐT tập trung vào các giải pháp, biện pháp chính sau:  Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính thống nhất, đề cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thực hiện cải cách hành chính một cách đồng bộ. Tăng cường nguồn lực cho cải cách hành chính. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.
 
       Nguyễn Hồng Mạc
Sở GDĐT
Văn phòng